Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Nhị Thiên Đường
Ngày nay, sản phẩm chỉ còn được sản xuất ở nước ngoài. Thành phần của dầu gió Nhị Thiên Đường bao gồm: dầu bạc hà (Peppermint oil) và dầu hạt hoa trà (Camellia oleifera seed oil); cùng các chiết xuất thảo dược từ ngải diệp (Artemisia Argyi leaf), quả dành dành (Gardenia fruit), nhựa huyết kiệt (Sanguis Draconis resin), rễ cây thạch nam tía (Lithospermum erythrorhizon roof), nhựa nhũ hương (Mastix resin) và nhựa thơm (Myrrh resin). Sản phẩm không chứa chất phụ gia tạo màu.
2. Công dụng của Nhị Thiên Đường
Dầu gió Nhị Thiên Đường thời xưa gắn liền với hình ảnh của bà con lao động. Họ gọi đây là “dầu trị bá bệnh” vì hễ đau ở đâu là lấy ra bôi ở đấy. Đau đầu thì thoa thái dương, sổ mũi thoa lỗ mũi, ho thoa cổ họng, đau bụng thoa bao tử, cạo gió thì thoa lưng; xông thì nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi, trúng thực cho vài giọt vào ly nước nóng uống; côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa,…
Chai dầu lúc nào cũng có trong nhà và trong túi áo khi ra đường của mọi người thời đó.
Ngày nay, loại dầu gió này dùng ngoài da giúp hỗ trợ các triệu chứng: Một số bệnh thường gặp như cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu,… Giảm say nắng, trúng gió, say tàu xe, buồn nôn, đau bụng,… Giảm ngứa do côn trùng đốt như muỗi chích, kiến cắn. Giảm đau, sưng viêm, nhức mỏi, bầm tím, bong gân và phong tê thấp. Dưỡng ẩm cho da, mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái cho da. Kết quả trên mỗi người có thể khác nhau. Sản phẩm này không dùng để chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh. Trước khi dùng cho các đối tượng đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chai dầu lúc nào cũng có trong nhà và trong túi áo khi ra đường của mọi người thời đó.
Ngày nay, loại dầu gió này dùng ngoài da giúp hỗ trợ các triệu chứng: Một số bệnh thường gặp như cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu,… Giảm say nắng, trúng gió, say tàu xe, buồn nôn, đau bụng,… Giảm ngứa do côn trùng đốt như muỗi chích, kiến cắn. Giảm đau, sưng viêm, nhức mỏi, bầm tím, bong gân và phong tê thấp. Dưỡng ẩm cho da, mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái cho da. Kết quả trên mỗi người có thể khác nhau. Sản phẩm này không dùng để chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bệnh. Trước khi dùng cho các đối tượng đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Liều lượng và cách dùng của Nhị Thiên Đường
Ngày nay, dầu gió này được nhà sản xuất khuyến cáo dùng ngoài da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, trước khi sử dụng dầu, bạn hãy làm sạch vùng da cần thoa dầu, lau khô và làm ấm trong 2 – 3 phút. Sau đó, cho một vài giọt dầu lên các đầu ngón tay (khoảng 2 – 3 giọt) thoa nhẹ nhàng lên da tại vùng bị đau.
Bạn có thể kết hợp massage hoặc nắn bóp nhẹ nhàng trong 5 – 7 phút. Hiệu ứng làm ấm giúp tăng lưu thông máu, làm hoạt chất trong dầu nhanh thấm vào da, tăng hiệu quả giảm đau. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.
4. Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát.
Tránh ánh nắng trực tiếp.
5. Lưu ý
Chồng chỉ định sử dụng dầu gió cho người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm. Thận trọng với những người có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc mỹ phẩm; hoặc tiền sử gia đình có thể trạng dị ứng.
Đối với trẻ em: không sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh. Để xa tầm tay trẻ em.
Phụ nữ mang thai: cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng hoặc nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ cho con bú: cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Nếu dùng thì không bôi dầu lên những khu vực trên ngực có thể tiếp xúc với miệng của trẻ khi bú mẹ.