Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của siro bổ phế Nhuận Phế Lộ (Không đường)
Trong 15ml Siro bổ phế nhuận phế lộ có chứa:
- 15 mg Cao lá thường xuân (Hedera helix L.Araliaceae) (1:10): lá thường xuân thường được thấy mọc trên các bức tường của những tòa nhà với mục đích để che nắng hoặc trang trí. Tuy nhiên, loại cây này lại có công dụng hữu ích đối với sức khỏe đặc biệt là trong trị ho. Cao lá thường xuân có thể điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn ở trẻ, bệnh viêm phế quản, COPD và giảm ho, long đờm.
- 312 mg Cao hỗn hợp tương đương thảo mộc thô (1:10)
- 720 mg Bách bộ (Stemona tuberosa Lour): trong Y học Cổ truyền, Bách bộ là loại cây có vị vừa ngọt vừa đắng, có công năng nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Bách bộ thường được sử dụng cùng bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh ho hiệu quả.
- 600 mg Mạch môn (Ophiopogon japonicus): dược liệu này có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau được trồng làm cây cảnh và sử dụng trong dược liệu ở nhiều nơi. Trong củ mạch môn có chứa nhiều thành phần hóa học như vitamin, đường các loại, B – sitosterol, D – Glucosd và stigmasterol. Mạch môn dược liệu bên cạnh bổ phế, điều trị tình trạng ho đờm, ho ra máu còn giúp an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
- 360 mg Tỳ bà diệp (Eriobotrya japonica Lindl): tỳ bà diệp là loại cây có tính hàn. Vậy nên, dược liệu này có tác dụng làm mát phổi, thanh phế, chữa ho, hóa đờm và giáng khí.
- 225 mg Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC): trong xạ can chứa một số thành phần như Irigenin, Iristectoriginin A, Iridin, Irisflorentin, Belamcanidin, Tectoridin, Tectorigenin, Methylirisolidone, và Noririsflorentin. Cây xạ can có rất nhiều công dụng, trong số đó là khử đờm, trị ho.
- 225 mg Tang bạch bì (Morus acidosa Griff): đây tiếp tục là một vị thuốc được sử dụng đã từ rất lâu trong Y học Cổ truyền với tác dụng là trị ho, bệnh suyễn và lợi niệu tiêu thũng.
- 225 mg Cát cánh (Platycodon gradiflorum (Jacq.) A. DC): cây cát cánh hay còn được gọi là kết cánh, bạch dược, mộc tiện, cánh thảo,… Trong dược liệu này có chứa Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycogenic acid, Polygalin acid, Platycodin C, D, A, b-D-Glucoside, a-Spinasterol, a-Spinasteryl,… Vậy nên, cát cánh cũng có tác dụng loại bỏ đờm, tuyên thông phế khí, lợi yết, tiêu nùng và bài nùng.
- 225 mg Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perene): trần bì – cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất lại rất quen thuộc với chúng ta. Đây là một loại dược liệu được chế biến từ vỏ của quả cam hoặc quả quýt, nói cách khác thì chính là vỏ cam quýt đã được phơi khô hoặc trải qua một số công đoạn khác. Nếu loại bỏ phần cùi màu trắng, trần bì sẽ có tác dụng trị ho, tiêu đờm.
- 180 mg Ô mai (Fructus Armeniacae prarparatus): có khả năng chữa bệnh ho khó thở, khản tiếng, viêm họng.
- 120mg Bạch linh (Poria cocos (Schw.) Wolf)): theo Đông y, cây này vị ngọt nhàn nhạt, tính bình, được quy vào các loại kinh tỳ, tâm, phế và thận.
- 120 mg Gừng (Zingiber oficinale (Willd): làm dịu cơn ho tức thời, làm giảm triệu chứng đau cổ họng và tăng khả năng miễn dịch.
- 120 mg Cam thảo (Radix Glycyrrhizae): trị long đờm, giảm ho và sốt.
- 3,6 mg Tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis L.): tạo hương sảng khoái, mát lạnh. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà điều trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, bệnh đau họng và giảm đờm.
Siro bổ phế Nhuận Phế Lộ chứa phụ liệu gồm có: Chất tạo ngọt (gồm có đường saccharose và sorbitol), chất bảo quản (acid benzoic) và nước tinh khiết vừa đủ.
- 15 mg Cao lá thường xuân (Hedera helix L.Araliaceae) (1:10): lá thường xuân thường được thấy mọc trên các bức tường của những tòa nhà với mục đích để che nắng hoặc trang trí. Tuy nhiên, loại cây này lại có công dụng hữu ích đối với sức khỏe đặc biệt là trong trị ho. Cao lá thường xuân có thể điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn ở trẻ, bệnh viêm phế quản, COPD và giảm ho, long đờm.
- 312 mg Cao hỗn hợp tương đương thảo mộc thô (1:10)
- 720 mg Bách bộ (Stemona tuberosa Lour): trong Y học Cổ truyền, Bách bộ là loại cây có vị vừa ngọt vừa đắng, có công năng nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Bách bộ thường được sử dụng cùng bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh ho hiệu quả.
- 600 mg Mạch môn (Ophiopogon japonicus): dược liệu này có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau được trồng làm cây cảnh và sử dụng trong dược liệu ở nhiều nơi. Trong củ mạch môn có chứa nhiều thành phần hóa học như vitamin, đường các loại, B – sitosterol, D – Glucosd và stigmasterol. Mạch môn dược liệu bên cạnh bổ phế, điều trị tình trạng ho đờm, ho ra máu còn giúp an thần, giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
- 360 mg Tỳ bà diệp (Eriobotrya japonica Lindl): tỳ bà diệp là loại cây có tính hàn. Vậy nên, dược liệu này có tác dụng làm mát phổi, thanh phế, chữa ho, hóa đờm và giáng khí.
- 225 mg Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC): trong xạ can chứa một số thành phần như Irigenin, Iristectoriginin A, Iridin, Irisflorentin, Belamcanidin, Tectoridin, Tectorigenin, Methylirisolidone, và Noririsflorentin. Cây xạ can có rất nhiều công dụng, trong số đó là khử đờm, trị ho.
- 225 mg Tang bạch bì (Morus acidosa Griff): đây tiếp tục là một vị thuốc được sử dụng đã từ rất lâu trong Y học Cổ truyền với tác dụng là trị ho, bệnh suyễn và lợi niệu tiêu thũng.
- 225 mg Cát cánh (Platycodon gradiflorum (Jacq.) A. DC): cây cát cánh hay còn được gọi là kết cánh, bạch dược, mộc tiện, cánh thảo,… Trong dược liệu này có chứa Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycogenic acid, Polygalin acid, Platycodin C, D, A, b-D-Glucoside, a-Spinasterol, a-Spinasteryl,… Vậy nên, cát cánh cũng có tác dụng loại bỏ đờm, tuyên thông phế khí, lợi yết, tiêu nùng và bài nùng.
- 225 mg Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perene): trần bì – cái tên nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất lại rất quen thuộc với chúng ta. Đây là một loại dược liệu được chế biến từ vỏ của quả cam hoặc quả quýt, nói cách khác thì chính là vỏ cam quýt đã được phơi khô hoặc trải qua một số công đoạn khác. Nếu loại bỏ phần cùi màu trắng, trần bì sẽ có tác dụng trị ho, tiêu đờm.
- 180 mg Ô mai (Fructus Armeniacae prarparatus): có khả năng chữa bệnh ho khó thở, khản tiếng, viêm họng.
- 120mg Bạch linh (Poria cocos (Schw.) Wolf)): theo Đông y, cây này vị ngọt nhàn nhạt, tính bình, được quy vào các loại kinh tỳ, tâm, phế và thận.
- 120 mg Gừng (Zingiber oficinale (Willd): làm dịu cơn ho tức thời, làm giảm triệu chứng đau cổ họng và tăng khả năng miễn dịch.
- 120 mg Cam thảo (Radix Glycyrrhizae): trị long đờm, giảm ho và sốt.
- 3,6 mg Tinh dầu bạc hà (Mentha arvensis L.): tạo hương sảng khoái, mát lạnh. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà điều trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, bệnh đau họng và giảm đờm.
Siro bổ phế Nhuận Phế Lộ chứa phụ liệu gồm có: Chất tạo ngọt (gồm có đường saccharose và sorbitol), chất bảo quản (acid benzoic) và nước tinh khiết vừa đủ.
2. Công dụng của siro bổ phế Nhuận Phế Lộ (Không đường)
- Sản phẩm giúp hỗ trợ bổ phế và nhuận phế.
- Điều trị, giảm ho, ho có đờm, giảm đau họng, khản tiếng do bị viêm họng hoặc viêm phế quản.
- Điều trị, giảm ho, ho có đờm, giảm đau họng, khản tiếng do bị viêm họng hoặc viêm phế quản.
3. Liều lượng và cách dùng của siro bổ phế Nhuận Phế Lộ (Không đường)
Lắc đều trước khi dùng:
- Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên: 5 ml (1 thìa cà phê, 1 ống 5 ml, ½ ống 10 ml)/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Người lớn 10 ml (2 thìa cà phê, 2 ống 5 ml, 1 ống 10 ml)/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng.
- Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên: 5 ml (1 thìa cà phê, 1 ống 5 ml, ½ ống 10 ml)/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Người lớn 10 ml (2 thìa cà phê, 2 ống 5 ml, 1 ống 10 ml)/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng.
4. Đối tượng sử dụng
Phù hợp sử dụng đối với người bị ho hoặc ho có đờm, bị khàn tiếng do viêm họng hoặc viêm phế quản.
5. Bảo quản
Bảo quan nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
6. Lưu ý
- Lắc kỹ trước khi sử dụng siro.
- Không sử dụng đối với người mẫn cảm với thành phần của siro, phụ nữ có thai, người bị tỳ vị hư hàn, đang tiêu chảy hoặc trẻ em có tiền sử bị bệnh động kinh, co giật do sốt cao.
- Đối với người đang điều trị, người tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Không sử dụng đối với người mẫn cảm với thành phần của siro, phụ nữ có thai, người bị tỳ vị hư hàn, đang tiêu chảy hoặc trẻ em có tiền sử bị bệnh động kinh, co giật do sốt cao.
- Đối với người đang điều trị, người tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng