Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Humared
Ferrous fumarate 200mg
Acid folic 1.5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Acid folic 1.5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
2. Công dụng của Humared
Phòng và trị các trường hợp thiếu máu tổng quát do thiếu sắt, thiếu acid folic, nhất là phụ nữ đang mang thai, trẻ em sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, những bệnh nhân sau phẫu thuật, những người thiếu máu, suy nhược…
3. Liều lượng và cách dùng của Humared
Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
Dự phòng thiếu máu do thiếu sắt
- Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, cách ngày uống 1 lần.
- Trẻ em: uống mỗi lần 1/2 viên, cách ngày uống 1 lần.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 lần.
- Trẻ em: uống mỗi lần 1/2 viên, ngày uống 1 lần.
Thời gian điều trị: Sau khi kiểm tra lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong vòng 3 - 6 tháng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Liều dùng:
Dự phòng thiếu máu do thiếu sắt
- Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, cách ngày uống 1 lần.
- Trẻ em: uống mỗi lần 1/2 viên, cách ngày uống 1 lần.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt
- Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 lần.
- Trẻ em: uống mỗi lần 1/2 viên, ngày uống 1 lần.
Thời gian điều trị: Sau khi kiểm tra lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong vòng 3 - 6 tháng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định khi dùng Humared
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Chứng nhiễm sắc tố huyết, nhiễm hemosiderin.
Chứng thiếu máu tan huyết, thiếu máu ác tính.
Dùng cùng lúc với tiêm các chứa phẩm có chứa sắt.
Những người có khối u ác tính hay khối u mà chưa xác định rõ.
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folic.
Chứng nhiễm sắc tố huyết, nhiễm hemosiderin.
Chứng thiếu máu tan huyết, thiếu máu ác tính.
Dùng cùng lúc với tiêm các chứa phẩm có chứa sắt.
Những người có khối u ác tính hay khối u mà chưa xác định rõ.
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folic.
5. Thận trọng khi dùng Humared
Không nên sử dụng acid folic cho đến khi loại bỏ được chứng thiếu máu ác tính qua chẩn đoán.
Dùng kéo dài, quá mức liều khuyến cáo theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến thừa sắt. Có thể gây ngộ độc do thừa sắt nếu dùng sắt dưới cả hai dạng uống và tiêm.
Không nên dùng các muối sắt cho những bệnh nhân đang truyền máu nhiều lần hoặc bệnh nhân thiếu máu nhưng không phải do thiếu sắt. Cần thận trọng cho những bệnh nhân có vấn đề về hấp thu sắt hoặc tích lũy sắt, như bệnh hemoglobin, hoặc có bệnh đường tiêu hóa.
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuốc folic.
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạc.
Dùng kéo dài, quá mức liều khuyến cáo theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến thừa sắt. Có thể gây ngộ độc do thừa sắt nếu dùng sắt dưới cả hai dạng uống và tiêm.
Không nên dùng các muối sắt cho những bệnh nhân đang truyền máu nhiều lần hoặc bệnh nhân thiếu máu nhưng không phải do thiếu sắt. Cần thận trọng cho những bệnh nhân có vấn đề về hấp thu sắt hoặc tích lũy sắt, như bệnh hemoglobin, hoặc có bệnh đường tiêu hóa.
Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuốc folic.
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạc.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Dùng được cho phụ nữ mang thai. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thời kỳ cho con bú: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thời kỳ cho con bú: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR >1/100
Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, phân có màu đen hoặc xám đen.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Chưa có báo cáo.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, phân có màu đen hoặc xám đen.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Chưa có báo cáo.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
9. Tương tác với các thuốc khác
Sắt fumarate, kết hợp của hơn 200mg vitamin C mỗi 30mg sắt nguyên tố làm tăng sự hấp thu đường uống của sắt. Sự hấp thu đường uống của sắt và tetracyclin giảm khi dùng chung hai thuốc này với nhau. Sự hấp thu của các fluoroquinolon, levodopa, methyldopa, và penicilamin có thể bị giảm để hình thành phức hợp ion sắt - quinolon. Sử dụng đồng thời thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2 (cimetidin), hoặc ức chế bơm proton có thể làm giảm hấp thu của sắt. Sự đáp ứng với liệu pháp sắt có thể bị trì hoãn bởi chloramphenicol.
Acid folic có thể làm giảm nồng độ của phenytoin, và hiệu quả điều trị của raltitrexed.
Acid folic có thể làm giảm nồng độ của phenytoin, và hiệu quả điều trị của raltitrexed.
10. Dược lý
Dược lực học
Chưa có báo cáo.
Dược động học
Hấp thu: Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.
Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần dạ dày của ruột non. Trong quá trình hấp thu folate polyglutamate sẽ chuyển thành dạng monoglutamate.
Phân bố: Sau khi được hấp thu, sắt gắn vào transferrin và được vận chuyển vào tủy xương nơi nó được đưa vào haemoglobin. Phần còn lại tồn tại dưới dạng dự trữ, ferritin hoặc hemosiderin hoặc như myoglobin.
Acid folic nhanh chóng xuất hiện trong máu và phần lớn gắn vào protein huyết tương.
Chuyển hóa: lon sắt đi qua chu trình gan ruột, liên kết với transferrin và sau đó được vận chuyển tới tủy xương và liên kết tạo hemoglobin.
Khi số lượng hấp thu acid folic lớn, tỷ lệ lớn hơn thuốc được chuyển hóa ở gan thành các dạng hoạt động khác của folate và một phần được dự trữ ở dạng đã oxy hóa khử và methyl folate.
Thải trừ: Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải trừ qua phân.
Lượng lớn folate nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu.
Chưa có báo cáo.
Dược động học
Hấp thu: Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.
Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần dạ dày của ruột non. Trong quá trình hấp thu folate polyglutamate sẽ chuyển thành dạng monoglutamate.
Phân bố: Sau khi được hấp thu, sắt gắn vào transferrin và được vận chuyển vào tủy xương nơi nó được đưa vào haemoglobin. Phần còn lại tồn tại dưới dạng dự trữ, ferritin hoặc hemosiderin hoặc như myoglobin.
Acid folic nhanh chóng xuất hiện trong máu và phần lớn gắn vào protein huyết tương.
Chuyển hóa: lon sắt đi qua chu trình gan ruột, liên kết với transferrin và sau đó được vận chuyển tới tủy xương và liên kết tạo hemoglobin.
Khi số lượng hấp thu acid folic lớn, tỷ lệ lớn hơn thuốc được chuyển hóa ở gan thành các dạng hoạt động khác của folate và một phần được dự trữ ở dạng đã oxy hóa khử và methyl folate.
Thải trừ: Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải trừ qua phân.
Lượng lớn folate nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Sắt: Các triệu chứng quá liều có thể xuất hiện khi uống liều tối thiểu 20mg/kg. Nhiễm độc cấp tính sẽ gây ra các triệu chứng theo 4 giai đoạn như sau:
Trong vòng 6 giờ: Đau bụng, hôn mê, khó thở, sốt, tăng đường huyết, hạ huyết áp, ngủ lịm, tăng bạch cầu, nhiễm acid chuyển hóa, phù phổi, sốc.
Nếu không gây tử vong liền thì các triệu chứng sẽ giảm trong vòng 12 đến 24 tiếng.
Các triệu chứng trở lại 12 đến 48 giờ sau khi uống vào bụng thay đổi và có thể bao gồm: Bí đái, co giật, tử vong, tắc nghẽn mạch máu lan tỏa, tăng thân nhiệt, nhiễm acid chuyển hóa, phù phổi, sốc.
Nếu bệnh nhân vẫn còn sống, trong 2 đến 6 tuần sau khi uống vào bụng, hẹp môn vị hoặc hang vị, xơ gan, tổn hại thần kinh trung ương có thể xảy ra.
Acid folic: Acid folic là dưỡng chất an toàn, uống quá liều acid folic dẫn đến bồn chồn, liều lớn có thể làm thay đổi mô hình giấc ngủ và gây mất ngủ, độc tính của acid folic được liên kết với tương tác chuyển hóa của nó với vitamin B12.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất
Trong vòng 6 giờ: Đau bụng, hôn mê, khó thở, sốt, tăng đường huyết, hạ huyết áp, ngủ lịm, tăng bạch cầu, nhiễm acid chuyển hóa, phù phổi, sốc.
Nếu không gây tử vong liền thì các triệu chứng sẽ giảm trong vòng 12 đến 24 tiếng.
Các triệu chứng trở lại 12 đến 48 giờ sau khi uống vào bụng thay đổi và có thể bao gồm: Bí đái, co giật, tử vong, tắc nghẽn mạch máu lan tỏa, tăng thân nhiệt, nhiễm acid chuyển hóa, phù phổi, sốc.
Nếu bệnh nhân vẫn còn sống, trong 2 đến 6 tuần sau khi uống vào bụng, hẹp môn vị hoặc hang vị, xơ gan, tổn hại thần kinh trung ương có thể xảy ra.
Acid folic: Acid folic là dưỡng chất an toàn, uống quá liều acid folic dẫn đến bồn chồn, liều lớn có thể làm thay đổi mô hình giấc ngủ và gây mất ngủ, độc tính của acid folic được liên kết với tương tác chuyển hóa của nó với vitamin B12.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất
12. Bảo quản
Nhiệt độ không quá 30°C.