Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Fohilem
Mỗi viên nén bao film gồm:
Hoạt chất: Sắt II Fumarate 310mg (tương đương 100mg ion sắt II), Folic Acid 0.35mg.
Tá dược: Microcrystalline Cellulose, Macrogol 6000, Glycerol, Sodium Starch Glycollate, Magnesium stearate, Sodium Lauryl Sulphate, Povidone, Hypromellose, Macrogol 400, Titanium Dioxide, Talc, Red Iron Oxide E172.
2. Công dụng của Fohilem
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ.
3. Liều lượng và cách dùng của Fohilem
Người lớn: 1 viên/ngày từ tuần thứ 13 của thai kỳ và tiếp tục uống đến sau khi sinh 3 tháng.
Trẻ em không khuyến cáo sử dụng.
Uống thuốc với nước.
Sau khi uống không nên đi nằm trong vòng 30 phút.
4. Chống chỉ định khi dùng Fohilem
Folihem chống chỉ định đối với các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, thiếu vitamin B12, hồng cầu tố niệu ban đêm kịch phát, nhiễm hemosiderin, chứng nhiễm sắc tố sắt, loét dạ dày tiến triển, truyền máu lặp lại, viêm ruột non từng vùng, viêm loét đại tràng. Folihem không được dùng để điều trị thiếu máu không phải do thiếu sắt.
Không sử dụng để phòng ngừa thiếu máu ở nam giới hay phụ nữ không mang thai
5. Thận trọng khi dùng Fohilem
Không được dùng Folihem cho bệnh nhân đang dùng tetracycline hoặc các antacid hoặc bệnh nhân loét dạ dày.
Folihem chống chỉ định đối với bệnh nhân thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Sản phẩm này có carmoisine E122 vì vậy có thể gây dị ứng.
Đổi màu phân có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thai kỳ:
Folihem được chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên nên tránh sử dụng sắt với số lượng lớn trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thế gây hại cho mẹ và/hoặc cho thai nhi. Tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào.
Thời kỳ cho con bú:
Folihem có thể bài tiết vào sữa mẹ và do đó nên tư vấn bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng Folihem
Tư vấn bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào.
7. Tác dụng không mong muốn
Giống như tất cả các thuốc khác, Folihem có thể gây ra các tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn hay gặp là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng trên đường tiêu hoá (như đau bụng, táo bón, tiêu chảy). Khi dùng thuốc kéo dài có thế gây chứng nhiễm hemosideri, dị ứng, biếng ăn, hiện tượng phân đen.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng không mong muốn không nêu ở trên
Thông báo với bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn không nêu trên.
8. Tương tác với các thuốc khác
Dùng thuốc đồng thời làm giảm hiệu lực của các fluoroquinolone, levodopa, carbidopa, thyroxine và các bisphosphonate. Sắt làm giảm hấp thu penicillamine.
Dùng thuốc đồng thời với tetracycline dẫn đến giảm hấp thu tetracycline và sắt. Dùng đồng thời với antacid làm giảm hấp thu sắt. Nồng độ thuốc chống động kinh trong huyết thanh có thế giảm bởi acid folic. Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi dùng thuốc.
9. Dược lý
Dược lực học
lon sắt là một thành phần quan trọng trong nhiều enzym cần thiết cho vận chuyển năng lượng (ví dụ cytochrome oxidase, xanthine oxidase và succinic dehydrogenase) và nó cũng có mặt trong các thành phần cần thiết trong vận chuyển và sử dụng oxygen (ví dụ hemoglobin và myoglobin). Dùng thuốc có chứa sắt để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Dùng sắt cũng giảm được các triệu chứng khác do thiếu sắt như đau lưỡi, khó nuốt, loạn dưỡng móng tay và da, và nứt kẽ môi.
Có bằng chứng chứng tỏ rằng với liều dùng hàng ngày 100 mg nguyên tố sắt dưới dang Fe++ là phù hợp để phòng chống thiếu sắt cho phụ nữ mang thai. Nếu khi bắt đầu dùng bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu sắt nhẹ, cơ thể sẽ khắc phục bằng cách tăng hấp thu sắt. Liều folat cần tăng từng bước một trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã tìm thấy bằng chứng về sự mất dịch ở mẹ. Để đảm bảo nồng độ folat bình thường ở mẹ sau khi sinh, cần bổ sung với liều khoảng 300 microgram folat trong 3 tháng thứ hai và 3 tháng thứ ba của thai kỳ. Thuốc không làm mất các dấu hiệu về máu của thiếu máu ác tính.
Dược động học
Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.
Sau khi được hấp thu, sắt gắn vào transferrin và được vận chuyển vào tủy xương nơi nó được đưa vào haemoglobin. Phần còn lại tồn tại dưới dạng dự trữ, ferritin hoặc hemosiderin hoặc như myoglobin.
Chỉ một phần nhỏ sắt được bài tiết vì phần chính sẽ được giải phóng khi phân tử haemoglobin bị phá hủy.
Acid Folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần dạ dày của ruột non. Trong quá trình hấp thu Folate polyglutamate sẽ chuyển thành dạng monoglutamate. Acid folic nhanh chóng xuất hiện trong máu và phần lớn gắn vào protein huyết tương. Trong chế độ ăn bình thường, lượng acid folic được hấp thu nhanh chóng, phân bố đến các mô và khoảng 4 đến 5 microgram bài tiết qua nước tiểu, mỗi ngày. Khi số lượng hấp thu lớn, tỷ lệ lớn hơn thuốc được chuyển hóa ở gan thành các dạng hoạt động khác của folate và một phần được dự trữ ở dạng đã oxy hóa khử và methyl folate.
Lượng lớn folate nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Các triệu chứng do quá liều: rối loạn tiêu hoá.
Điều trị: gây nôn, rửa dạ dày được lựa chọn trong vòng 4 giờ sau khi thuốc được đưa vào đường tiêu hóa.
Trong trường hợp ngộ độc nặng, deferoxamine là thuốc giải độc. Thẩm phân trong trường hợp suy thận. Bù nước và điều chỉnh mất cân bằng điện giải nếu có, nâng huyết áp với Dopamine nếu cần thiết.
11. Bảo quản
Bảo quản ở dưới 30°C, tránh ánh sáng, tránh ẩm.