Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Vitamin E 400IU (AMPHARCO U.S.A)
Mỗi viên nang mềm chứa:
Thành phần hoạt chất:
Vitamin E................................................. 400 IU
(Dưới dạng d–Alpha tocopheryl acetat 294,12 mg)
Thành phần tá dược: Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Methylparaben, Propylparaben, Ethyl vanillin, Titan dioxyd, Brilliant blue, Quinolin yellow, Allura red, Nước tinh khiết.
Thành phần hoạt chất:
Vitamin E................................................. 400 IU
(Dưới dạng d–Alpha tocopheryl acetat 294,12 mg)
Thành phần tá dược: Gelatin, Glycerin, Sorbitol, Methylparaben, Propylparaben, Ethyl vanillin, Titan dioxyd, Brilliant blue, Quinolin yellow, Allura red, Nước tinh khiết.
2. Công dụng của Vitamin E 400IU (AMPHARCO U.S.A)
Điều trị và phòng thiếu vitamin E ở người lớn.
3. Liều lượng và cách dùng của Vitamin E 400IU (AMPHARCO U.S.A)
Người lớn: một viên nang một lần mỗi ngày hoặc theo kê toa của bác sĩ.
Không nên nhai mà nên uống nguyên cả viên.
Không nên nhai mà nên uống nguyên cả viên.
4. Chống chỉ định khi dùng Vitamin E 400IU (AMPHARCO U.S.A)
Mẫn cảm với vitamin E hoặc với các thành phần khác của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Vitamin E 400IU (AMPHARCO U.S.A)
Tỷ lệ viêm ruột hoại tử cần được chú ý khi điều trị vitamin E cho trẻ sơ sinh thiếu tháng có cân nặng dưới 1,5 kg.
Liều cao vitamin E được báo cáo là có khuynh hướng gây chảy máu ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu. Hội chứng giảm tiểu cầu, chứng gan to, lách to, cổ chướng và gây độc cho gan, thận, phổi xuất hiện ở một số trẻ sơ sinh thiếu tháng khi tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm dl-alpha tocopheryl acetat trong dung dịch polysorbat 20 và 80, nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, có thể cũng do sự tích lũy chất độc từ một hoặc nhiều thành phần trong thuốc tiêm.
Ảnh hưởng của vitamin E phần lớn chỉ được nghiên cứu trong vài tuần hoặc vài tháng, vì thế những ảnh hưởng mạn tính suốt đời khi dùng liều cao, kéo dài vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy vậy, cần thận trọng khi điều trị và cần lưu ý liều cao vitamin E trên 400 đvqt/ngày hoặc cao hơn ở những người bị bệnh mạn tính có liên quan đến sự tăng lên của tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Tá dược:
Thuốc có chứa dầu đậu nành. Không dùng thuốc có các bệnh nhân bị dị ứng với đậu nành hoặc đậu phộng (lạc).
Thuốc có chứa methylparaben, propylparaben, quinolin yellow, brilliant blue và allura red có thể gây phản ứng dị ứng.
Thuốc có chứa sorbitol. Bệnh nhân có bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose thì không nên dùng thuốc này
Liều cao vitamin E được báo cáo là có khuynh hướng gây chảy máu ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu. Hội chứng giảm tiểu cầu, chứng gan to, lách to, cổ chướng và gây độc cho gan, thận, phổi xuất hiện ở một số trẻ sơ sinh thiếu tháng khi tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm dl-alpha tocopheryl acetat trong dung dịch polysorbat 20 và 80, nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng, có thể cũng do sự tích lũy chất độc từ một hoặc nhiều thành phần trong thuốc tiêm.
Ảnh hưởng của vitamin E phần lớn chỉ được nghiên cứu trong vài tuần hoặc vài tháng, vì thế những ảnh hưởng mạn tính suốt đời khi dùng liều cao, kéo dài vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy vậy, cần thận trọng khi điều trị và cần lưu ý liều cao vitamin E trên 400 đvqt/ngày hoặc cao hơn ở những người bị bệnh mạn tính có liên quan đến sự tăng lên của tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Tá dược:
Thuốc có chứa dầu đậu nành. Không dùng thuốc có các bệnh nhân bị dị ứng với đậu nành hoặc đậu phộng (lạc).
Thuốc có chứa methylparaben, propylparaben, quinolin yellow, brilliant blue và allura red có thể gây phản ứng dị ứng.
Thuốc có chứa sorbitol. Bệnh nhân có bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose thì không nên dùng thuốc này
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai
Thiếu hoặc thừa vitamin E đều không gây biến chứng cho mẹ hoặc thai nhi. Ở người mẹ được nuôi dưỡng tốt, lượng vitamin E có trong thức ăn là đủ và không cần bổ sung. Nếu chế độ ăn kém, nên bổ sung cho đủ nhu cầu khuyến nghị hàng ngày khi mang thai.
Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản ở người chưa được đầy đủ không được dùng methylprenisolon, thuốc này cũng như tất các các thuốc khác, chỉ nên kê đơn khi lợi ích cho mẹ, phôi thai, thai nhi và trẻ lớn hơn những nguy cơ. Tuy nhiên, khi cần thiết phải dùng corticosteroid thì những bệnh nhân có thai bình thường có thể được điều trị như lúc họ không mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú
Vitamin E được tiết vào sữa mẹ. Sữa mẹ có lượng vitamin E gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
Nhu cầu khuyến nghị vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 12 mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi khẩu phần ăn không cung cấp đủ lượng vitamin E cần theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Thiếu hoặc thừa vitamin E đều không gây biến chứng cho mẹ hoặc thai nhi. Ở người mẹ được nuôi dưỡng tốt, lượng vitamin E có trong thức ăn là đủ và không cần bổ sung. Nếu chế độ ăn kém, nên bổ sung cho đủ nhu cầu khuyến nghị hàng ngày khi mang thai.
Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản ở người chưa được đầy đủ không được dùng methylprenisolon, thuốc này cũng như tất các các thuốc khác, chỉ nên kê đơn khi lợi ích cho mẹ, phôi thai, thai nhi và trẻ lớn hơn những nguy cơ. Tuy nhiên, khi cần thiết phải dùng corticosteroid thì những bệnh nhân có thai bình thường có thể được điều trị như lúc họ không mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú
Vitamin E được tiết vào sữa mẹ. Sữa mẹ có lượng vitamin E gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
Nhu cầu khuyến nghị vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 12 mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi khẩu phần ăn không cung cấp đủ lượng vitamin E cần theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Hiện chưa thấy ảnh hưởng của vitamin E tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Vitamin E thường dung nạp tốt. ADR có thể xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, tiêm tĩnh mạch, nhất là khi dùng cho trẻ đẻ non, nhẹ cân lúc mới sinh.
- Thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt.
- Mắt: Mờ mắt.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử.
- Nội tiết và chuyển hóa: Bất thường ở tuyến sinh dục, đau nhức vú, tăng cholesterol và triglycerid huyết thanh, giảm thyroxin và triiodothyronin huyết thanh.
- Thận: Creatinin niệu, tăng creatinin kinase huyết thanh, tăng estrogen và androgen trong nước tiểu.
- Khác: Phát ban, viêm da, mệt mỏi, viêm tĩnh mạch huyết khối
- Thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt.
- Mắt: Mờ mắt.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử.
- Nội tiết và chuyển hóa: Bất thường ở tuyến sinh dục, đau nhức vú, tăng cholesterol và triglycerid huyết thanh, giảm thyroxin và triiodothyronin huyết thanh.
- Thận: Creatinin niệu, tăng creatinin kinase huyết thanh, tăng estrogen và androgen trong nước tiểu.
- Khác: Phát ban, viêm da, mệt mỏi, viêm tĩnh mạch huyết khối
9. Tương tác với các thuốc khác
Vitamin E hoặc dạng chuyển hóa làm giảm hiệu quả của vitamin K và làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu.
Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicylic có nguy cơ gây chảy máu.
Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A.
Vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Tuy nhiên, các tác dụng này còn đang tranh luận.
Vitamin E liều trên 10 đvqt/kg có thể làm chậm đáp ứng của việc điều trị sắt ở trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ sơ sinh nhẹ cân được bổ sung sắt có thể làm tăng thiếu máu tan máu do thiếu hụt vitamin E.
Sử dụng quá thừa dầu khoáng có thể làm giảm hấp thu vitamin E.
Colestyramin, colestipol, orlisat có thể cản trở hấp thu vitamin E. Sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ.
Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicylic có nguy cơ gây chảy máu.
Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A.
Vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Tuy nhiên, các tác dụng này còn đang tranh luận.
Vitamin E liều trên 10 đvqt/kg có thể làm chậm đáp ứng của việc điều trị sắt ở trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Trẻ sơ sinh nhẹ cân được bổ sung sắt có thể làm tăng thiếu máu tan máu do thiếu hụt vitamin E.
Sử dụng quá thừa dầu khoáng có thể làm giảm hấp thu vitamin E.
Colestyramin, colestipol, orlisat có thể cản trở hấp thu vitamin E. Sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ.
10. Dược lý
Mã ATC: A11HA03
D-alpha tocopherol là thành phần vitamin E có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
Ngoài việc làm giảm các triệu chứng thiếu vitamin E, d-alpha tocopherol còn biểu hiện tác dụng của một chất chống oxy hóa, giúp làm chậm tiến trình lão hóa da, ngăn ngừa sự xuất hiện nếp nhăn da và duy trì vẻ đẹp làn da. Tác dụng chống oxy hóa của d-alpha tocopherol có thể do một trong các cơ chế tác dụng sau:
Ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào; ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại, ví dụ các sản phẩm peroxy hóa do chuyển hóa các acid béo chưa bão hòa; phản ứng với các gốc tự do (nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa), mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó.
Có mối tương quan giữa vitamin A và vitamin E: vitamin E làm tăng hấp thu vitamin A qua ruột; vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A.
D-alpha tocopherol tốt hơn hẳn dl-alpha tocopherol nhờ khả năng hấp thu tốt hơn, có ái lực tốt hơn với các mô của cơ thể. Tác dụng sinh học của d-alpha tocopherol tốt hơn gấp 2 lần so với dl-alpha tocopherol.
D-alpha tocopherol là thành phần vitamin E có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
Ngoài việc làm giảm các triệu chứng thiếu vitamin E, d-alpha tocopherol còn biểu hiện tác dụng của một chất chống oxy hóa, giúp làm chậm tiến trình lão hóa da, ngăn ngừa sự xuất hiện nếp nhăn da và duy trì vẻ đẹp làn da. Tác dụng chống oxy hóa của d-alpha tocopherol có thể do một trong các cơ chế tác dụng sau:
Ngăn cản oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào; ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại, ví dụ các sản phẩm peroxy hóa do chuyển hóa các acid béo chưa bão hòa; phản ứng với các gốc tự do (nguyên nhân gây tổn hại màng tế bào do oxy hóa), mà không tạo ra các gốc tự do khác trong quá trình đó.
Có mối tương quan giữa vitamin A và vitamin E: vitamin E làm tăng hấp thu vitamin A qua ruột; vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A.
D-alpha tocopherol tốt hơn hẳn dl-alpha tocopherol nhờ khả năng hấp thu tốt hơn, có ái lực tốt hơn với các mô của cơ thể. Tác dụng sinh học của d-alpha tocopherol tốt hơn gấp 2 lần so với dl-alpha tocopherol.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Ở hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh, bổ sung vitamin E trong thời gian ngắn đến 1.600 IU vẫn được dung nạp tốt.
Một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở dạ dày khi dùng vitamin E liều cao (2.000-2.500 IU/ngày). Tiêu chảy và co thắt ruột đã được ghi nhận với liều 3.200 IU/ngày.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, co thắt vùng bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, nhìn mờ, dễ bầm tím và chảy máu - kéo dài thời gian prothrombin (PT) và thời gian hoạt hóa thromboplastin từng phần (aPTT).
Điều trị ngộ độc vitamin E bao gồm ngưng dùng vitamin E bổ sung và theo dõi PT nếu có biến chứng xuất huyết. Bệnh nhân ngộ độc vitamin E chỉ cần nhập viện nếu xảy ra biến chứng xuất huyết kể cả xuất huyết nội sọ.
Một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và khó chịu ở dạ dày khi dùng vitamin E liều cao (2.000-2.500 IU/ngày). Tiêu chảy và co thắt ruột đã được ghi nhận với liều 3.200 IU/ngày.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, co thắt vùng bụng, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, nhìn mờ, dễ bầm tím và chảy máu - kéo dài thời gian prothrombin (PT) và thời gian hoạt hóa thromboplastin từng phần (aPTT).
Điều trị ngộ độc vitamin E bao gồm ngưng dùng vitamin E bổ sung và theo dõi PT nếu có biến chứng xuất huyết. Bệnh nhân ngộ độc vitamin E chỉ cần nhập viện nếu xảy ra biến chứng xuất huyết kể cả xuất huyết nội sọ.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm ướt.