Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của BenoBoston
Betamethason 0.25mg
Dexchlorpheniramin 2mg
Tá dược: Natri starch glycolat, Lactose monohydrat, tinh bột mì, Gelatin 150 bloom, màu đỏ số 3, Magnesi stearat. vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng của BenoBoston
- Điều trị triệu chứng của mày đay cấp tính trong thời gian ngắn (tối đa 10 ngày).
3. Liều lượng và cách dùng của BenoBoston
Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Liều thông thường:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên x 3 – 4 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: ½ viên/lần x 2 lần/ngày (dùng vào buổi sáng và buổi tối).
Liều có thể được giảm xuống còn 1 viên mỗi 2 ngày, là liều thấp nhất có hiệu quả.
Thời gian điều trị triệu chứng mày đay cấp tính là không quá 10 ngày. Do đó khi ngưng điều trị không cần giảm liều từ từ.
4. Chống chỉ định khi dùng BenoBoston
Do thành phần có chứa betamethason nên chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bất kỳ tình trạng nhiễm trùng.
Bệnh nhiễm trùng do một số virus (bao gồm viêm gan, thủy đậu, bệnh mụn giộp, bệnh zona).
Các trạng thái tâm thần không kiểm soát được bằng điều trị.
Vắc xin sống.
Do thành phần có chứa dexclopheniramin nên chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nguy cơ bệnh tăng nhãn áp góc đóng.
Nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.
Dạng bào chế không phù hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thuốc này không khuyến cáo cho:
Phụ nữ đang cho con bú.
Kết hợp với các thuốc gây xoắn đỉnh (trừ thuốc chống loạn nhịp).
5. Thận trọng khi dùng BenoBoston
- Dùng thận trọng đối với các trường sau:
+ Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính trước đó.
+ Bệnh tiểu đường, loãng xương, bệnh gan, nhiễm trùng.
+ Glaucoma góc hẹp, tắc nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt hay tắc nghẽn cổ bàng quang.
+ Bệnh nhân lao, loét đường tiêu hoá, bệnh tâm thần, viêm kết mạc do Herpes simplex.
+ Bệnh tim mạch bao gồm cao huyết áp, huyết khối, đục thuỷ tinh thể dưới bao sau.
- Nếu muốn dừng thuốc phải giảm liều từ từ và thay thế bằng một thuốc khác thích hợp.
- Cân nhắc chế độ ăn uống hạn chế muối và cung cấp thêm kali do liều trung bình và liều cao Corticoid làm tăng huyết áp, giữ muối và nước, tăng đào thải kali.
- Corticoid làm tăng sự đào thải Calci.
- Không áp dụng các biện pháp miễn dịch cho bệnh nhân đang dùng Corticoid và chủng ngừa đậu mùa do có thể xảy ra biến chứng thần kinh và thiếu đáp ứng kháng thể.
- Ở trẻ em:
+ Có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và ức chế sự sản xuất corticoid nội sinh.
+ Các biến chứng nhiễm virus nặng như bệnh đậu mùa và sởi có thể bị nặng hơn .
- Kiểm tra và có phương pháp diệt trừ giun lươn ác tính, vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng trước khi dùng thuốc BenoBoston do có thể xuất hiện các biến chứng nhiễm trùng.
- Loại trừ nhiễm trùng nội tạng, đặc biệt là bệnh lao, dự phòng lao phổi là cần thiết.
- Khi sử dụng các thuốc Corticoid cần có sự giám sát chặt chẽ, đặc biệt là bệnh nhân viêm loét đại tràng (có nguy cơ thủng), bệnh nhân có nối ruột gần đây, suy gan, suy thận, loãng xương, nhược cơ, người già.
Thận trọng với dexclopheniramin maleat:
- Bệnh nhân suy gan nặng hoặc suy thận do thuốc có thể bị tích lũy.
- Không dùng đồ uống và thuốc có cồn trong quá trình điều trị.
- Bệnh nhân cao tuổi trong trường hợp:
+ Chứng phì đại tuyến tiền liệt.
+ Dễ bị hạ huyết áp tư thế, chóng mặt, buồn ngủ.
+ Táo bón mãn tính (nguy cơ liệt ruột).
Thận trọng với tá dược:
- Không dùng thuốc BenoBoston cho bệnh nhân bị dị ứng với bột mì.
- Trong công thức thuốc có chứa Lactose, do đó không nên sử dụng cho người có vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp Galactose, thiếu hụt Lactase hoặc kém hấp thu Glucose - Galactose.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
- Liên quan đến Dexclorpheniramin:
+ An thần, buồn ngủ.
+ Hạ huyết áp tư thế.
+ Khô niêm mạc, táo bón, rối loạn điều tiết mắt, giãn đồng tử, đánh trống ngực, nguy cơ bí tiểu do kháng Cholinergic.
+ Giảm trí nhớ hoặc giảm tập trung, mất thăng bằng, chóng mặt (gặp ở người cao tuổi).
+ Lú lẫn, ảo giác, kích động, lo lắng, mất ngủ, mất phối hợp vận động, run rẩy (gặp ở trẻ sơ sinh).
+ Ảnh hưởng đến huyết học: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
+ Phản ứng dị ứng: Có thể nổi mày đay khổng lồ, phù, hiếm khi bị phù mạch, sốc phản vệ, ban đỏ, chàm, ngứa, ban xuất huyết.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng bất lợi có thể gặp phải trong quá trình sử dụng.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Liên quan đến Dexclorpheniramin:
+ Rượu: Tăng tác dụng an thần.
+ Atropin và các chất atropin khác như thuốc kháng Cholinergic, thuốc chống co thắt Atropin, Disopyramide, thuốc an thần Phenothiazin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Làm nặng thêm các tác dụng bất lợi như bí tiểu, táo bón, khô miệng.
+ Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác như Barbiturat, Benzodiazepin, Clonidin, thuốc an thần, các thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc trị ho, thuốc ngủ, Methadone, thuốc an thần, thuốc Anxiolytic: Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
- Liên quan đến Betamethasone:
+ Acetylsalicylic: Giảm nồng độ Salicylat trong máu, trong trường hợp giảm Prothrombin huyết nên cẩn trọng khi phối hợp Acid acetylsalicylic với Corticoid.
+ Thuốc gây xoắn đỉnh như Astemizol, Halofantrin, Pentamidine, Sparfloxacin, Sulpiride, Terfenadin, Vincamin, Bepridil, Erythromycin tiêm tĩnh mạch, Amiodaron, Bretylium, Disopyramid, Quinidin, Sotalol: Nhịp tim chậm và kéo dài khoảng QT, hạ Kali máu.
+ Thuốc chống đông đường uống: Tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
+ Digitalis: Tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của Digitalis, đồng thời gây hạ Kali huyết.
+ Các thuốc lợi tiểu làm mất Kali như Thiazid, Furosemid: Làm hạ Kali huyết mạnh hơn.
+ Heparin đường tiêm: Nguy cơ xuất huyết tăng do niêm mạc dạ dày, mạch máu dễ vỡ khi dùng liều cao kéo dài.
+ Các chất gây cảm ứng Enzym như Phenobarbital, Phenytoin, Rifampin hoặc Ephedrin: Giảm hoạt lực điều trị của Corticoid.
+ Isoniazid: Giảm nồng độ Isoniazid trong huyết tương do sự chuyển hóa của Isoniazid ở gan tăng và giảm chuyển hóa Glucocorticoid.
+ Insulin, Metformin, Sulfonylurea: Nhiễm Ceton và tăng đường huyết.
+ Thuốc hạ huyết áp: Tác dụng hạ huyết áp giảm.
+ Thuốc tác dụng tại chỗ ở dạ dày - ruột như muối, Oxid và các Hydroxid của nhôm, Magnesi và Calci: Sự hấp thu của Glucocorticoid giảm.
+ Interferon alpha: Ức chế hoạt động của Interferon.
+ Vaccine sống: Bùng phát bệnh dẫn đến tử vong.
+ Estrogen: Theo dõi về tác động quá mức của Corticoid.
+ Thuốc kháng viêm không steroid và rượu: Tăng nguy cơ loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải để được tư vấn.
10. Dược lý
+ Là một Corticosteroid tổng hợp.
+ Có khả năng chống viêm.
- Dexclorpheniramin maleat:
+ Là thuốc kháng Histamin H1, dẫn xuất của Ankylamin.
+ Tác dụng: An thần.
+ Cơ chế: cạnh tranh phong bế có đảo ngược Histamin ở các thụ thể H1 ở các mô trên thành mạch, đường tiêu hóa và đường hô hấp.
11. Quá liều và xử trí quá liều
* Ở trẻ em: Có các triệu chứng giống ngộ độc Atropin như đỏ bừng mặt, sốt và triệu chứng trên đường tiêu hóa, khô miệng, giãn đồng tử.
* Ở người lớn: Xuất hiện một chu kỳ gồm chứng trầm cảm với chứng buồn ngủ và hôn mê, tiếp đó là pha kích động dẫn đến co giật, cuối cùng có thể dẫn đến trầm cảm.
- Cách xử trí: Ngừng ngay thuốc khi dùng quá liều và và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
* Quá liều cấp: Gây nôn hoặc rửa dạ dày.
* Quá liều bao gồm triệu chứng và điều trị hỗ trợ: Dùng thuốc tăng huyết áp để điều trị chứng hạ huyết áp, chống co giật bằng Thiopental, kiểm soát điện giải (Kali, Natri) và cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể, nếu cần thiết thì điều trị mất cân bằng điện giải.
12. Bảo quản
- Tránh ánh sáng.
- Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
- Không sử dụng khi hết hạn sử dụng in trên bao bì.