Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Neo-Codion (Thái Lan)
Mỗi viên nén bao đường chứa:
Codein camphosulphonat: 25mg (tương đương 14.93mg codein base), sulfogaiacol (INN): 100mg, cao mềm Grindelia: 20mg.
Tá dược: đất tảo cát, kaolin nặng, silica hydrat, glucose lỏng, paraffin lỏng nhẹ, tinh bột lúa mì, magnesi stearat, talc, natri laurylsulfat, tinh bột natri carboxymethyl, gôm cánh kiến, nhựa thông, gelatin, gôm arabic, saccharose, titan dioxyd (E171), vàng cam S (E110), phẩm màu xanh V (E131), ethylvanillin, sáp carnauba.
Codein camphosulphonat: 25mg (tương đương 14.93mg codein base), sulfogaiacol (INN): 100mg, cao mềm Grindelia: 20mg.
Tá dược: đất tảo cát, kaolin nặng, silica hydrat, glucose lỏng, paraffin lỏng nhẹ, tinh bột lúa mì, magnesi stearat, talc, natri laurylsulfat, tinh bột natri carboxymethyl, gôm cánh kiến, nhựa thông, gelatin, gôm arabic, saccharose, titan dioxyd (E171), vàng cam S (E110), phẩm màu xanh V (E131), ethylvanillin, sáp carnauba.
2. Công dụng của Neo-Codion (Thái Lan)
Neo-Codion được chỉ định để điều trị triệu chứng ho khan do kích thích ở người lớn.
3. Liều lượng và cách dùng của Neo-Codion (Thái Lan)
Uống thuốc với một ít nước.
DẠNG THUỐC NÀY DÀNH CHO NGƯỜI LỚN
Mỗi viên chứa 15mg codein base.
Điều trị triệu chứng phải ngắn ngày (vài ngày) và hạn chế những lúc ho.
Nếu không đang dùng một thuốc chứa codein hay một thuốc chống ho trung ương nào khác, liều dùng tối đa hàng ngày của codein là 120mg ở người lớn.
Liều thường dùng là:
- Người lớn: 1 viên/lần, lặp lại sau 6 giờ nếu cần, không quá 4 lần/ngày.
- Người già hoặc bệnh nhân suy gan: liều khởi đầu nên giảm nửa liều dùng của người lớn, và có thể tăng lên nếu cần thiết tùy thuộc vào mức độ dung nạp và nhu cầu dùng thuốc.
Các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 6 glờ.
DẠNG THUỐC NÀY DÀNH CHO NGƯỜI LỚN
Mỗi viên chứa 15mg codein base.
Điều trị triệu chứng phải ngắn ngày (vài ngày) và hạn chế những lúc ho.
Nếu không đang dùng một thuốc chứa codein hay một thuốc chống ho trung ương nào khác, liều dùng tối đa hàng ngày của codein là 120mg ở người lớn.
Liều thường dùng là:
- Người lớn: 1 viên/lần, lặp lại sau 6 giờ nếu cần, không quá 4 lần/ngày.
- Người già hoặc bệnh nhân suy gan: liều khởi đầu nên giảm nửa liều dùng của người lớn, và có thể tăng lên nếu cần thiết tùy thuộc vào mức độ dung nạp và nhu cầu dùng thuốc.
Các lần uống thuốc cách nhau ít nhất 6 glờ.
4. Chống chỉ định khi dùng Neo-Codion (Thái Lan)
Thuốc này KHÔNG ĐƯỢC DÙNG trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy hô hấp.
- Ho ở bệnh nhân suyễn.
- Phụ nữ cho con bú (xem phần sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú).
- Kết hợp với rượu.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy hô hấp.
- Ho ở bệnh nhân suyễn.
- Phụ nữ cho con bú (xem phần sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú).
- Kết hợp với rượu.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
5. Thận trọng khi dùng Neo-Codion (Thái Lan)
Cảnh báo:
Điều trị kéo dài với liều cao có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc.
Cần tìm nguyên nhân gây ho, có cần điều trị chuyên biệt hay không, trước khi dùng biện pháp chống ho. Nếu ho không đáp ứng với thuốc chống ho dùng ở liều thông thường, thay vì tăng liều nên xem xét lại tình trạng lâm sàng.
Vận động viên cần chú ý rằng thuốc này có chứa một chất có thể cho kết quả dương tính trong kiểm tra chống dùng thuốc kích thích.
Thận trọng khi dùng:
Cần thận trọng ở bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Không nên uống rượu hay dùng các thuốc khác có chứa cồn trong thời gian điều trị.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thủng; suy giảm chức năng gan, thận; có tiền sử nghiện thuốc.
Không dùng để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đàm mủ.
Bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh:
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
Điều trị kéo dài với liều cao có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc.
Cần tìm nguyên nhân gây ho, có cần điều trị chuyên biệt hay không, trước khi dùng biện pháp chống ho. Nếu ho không đáp ứng với thuốc chống ho dùng ở liều thông thường, thay vì tăng liều nên xem xét lại tình trạng lâm sàng.
Vận động viên cần chú ý rằng thuốc này có chứa một chất có thể cho kết quả dương tính trong kiểm tra chống dùng thuốc kích thích.
Thận trọng khi dùng:
Cần thận trọng ở bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Không nên uống rượu hay dùng các thuốc khác có chứa cồn trong thời gian điều trị.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thủng; suy giảm chức năng gan, thận; có tiền sử nghiện thuốc.
Không dùng để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đàm mủ.
Bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh:
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai: không dùng cho người mang thai.
Phụ nữ cho con bú: Neo-Codion không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú (xem phần Chống chỉ định).
Phụ nữ cho con bú: Neo-Codion không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú (xem phần Chống chỉ định).
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Người lái xe và vận hành máy móc nên đặc biệt lưu ý về khả năng gây buồn ngủ khi dùng thuốc này.
8. Tác dụng không mong muốn
Codein: ở liều điều trị, tác dụng phụ của codein tương tự các thuốc opiat khác, nhưng hiếm và ít nghiêm trọng hơn.
Thường gặp, ADR >1/100:
- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón.
- Tiết niệu: bí tiểu, tiểu ít.
- Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay.
- Thần kinh: suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.
- Tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Dị ứng: phản ứng phản vệ.
- Thần kinh: ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.
- Tim mạch: suy tuần hoàn.
- Loại khác: đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
- Nghiện thuốc: dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 - 540mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
Sulfogaiacol: Cho đến nay trong y văn chưa ghi nhận tác dụng phụ nào liên quan đến việc sử dụng sulfogaiacol.
Thường gặp, ADR >1/100:
- Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón.
- Tiết niệu: bí tiểu, tiểu ít.
- Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay.
- Thần kinh: suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.
- Tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
- Dị ứng: phản ứng phản vệ.
- Thần kinh: ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.
- Tim mạch: suy tuần hoàn.
- Loại khác: đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
- Nghiện thuốc: dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 - 540mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
Sulfogaiacol: Cho đến nay trong y văn chưa ghi nhận tác dụng phụ nào liên quan đến việc sử dụng sulfogaiacol.
9. Tương tác với các thuốc khác
Kết hợp không khuyến cáo:
Kết hợp với rượu:
Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc chống ho trung ương. Giảm nhận thức có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
Tránh uống rượu và thuốc có chứa cồn khi đang dùng thuốc.
Kết hợp cần thận trọng:
Kết hợp với các thuốc làm dịu thần kinh trung ương khác:
Các thuốc giảm đau có nguồn gốc morphin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần, barbituric, benzodiazepin, clonidin và các loại liên quan, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giải lo âu trừ benzodiazepin.
Tăng tác dụng làm dịu thần kinh trung ương. Giảm nhận thức có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
Cyclosporin: Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
Thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamin oxidase: Codein có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
Kết hợp với rượu:
Rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc chống ho trung ương. Giảm nhận thức có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
Tránh uống rượu và thuốc có chứa cồn khi đang dùng thuốc.
Kết hợp cần thận trọng:
Kết hợp với các thuốc làm dịu thần kinh trung ương khác:
Các thuốc giảm đau có nguồn gốc morphin, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần, barbituric, benzodiazepin, clonidin và các loại liên quan, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giải lo âu trừ benzodiazepin.
Tăng tác dụng làm dịu thần kinh trung ương. Giảm nhận thức có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
Cyclosporin: Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
Thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamin oxidase: Codein có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
10. Dược lý
Thuốc chống ho nhóm opiat.
Codein: alkaloid thuốc phiện, có đặc tính chống ho trung ương do tác dụng ức chế trung tâm hô hấp.
Sulfogaiacol: long đờm.
Cao mềm Grindelia: liệu pháp thực vật có mục đích chống ho.
Codein: alkaloid thuốc phiện, có đặc tính chống ho trung ương do tác dụng ức chế trung tâm hô hấp.
Sulfogaiacol: long đờm.
Cao mềm Grindelia: liệu pháp thực vật có mục đích chống ho.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Dấu hiệu ở người lớn: suy trung tâm hô hấp cấp tính (tím tái, nhịp thở chậm bất thường); buồn ngủ, phát ban, nôn mửa; ngứa; mất điều hòa.
Điều trị: hỗ trợ hô hấp, dùng naloxon trong trường hợp ngộ độc nặng.
Điều trị: hỗ trợ hô hấp, dùng naloxon trong trường hợp ngộ độc nặng.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Để xa tầm tay trẻ em.