Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Pimicin 3M
- Spiramycin 3.000.000 IU.
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Croscarmellose natri, Povidon, Polysorbat 80, Talc, Magnesi stearat, Silic dioxyd dạng keo khan, Tinh bột ngô, Hydroxypropyl methylcellulose, Polyethylen glycol 400, Titan dioxyd, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên nén bao phim.
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Croscarmellose natri, Povidon, Polysorbat 80, Talc, Magnesi stearat, Silic dioxyd dạng keo khan, Tinh bột ngô, Hydroxypropyl methylcellulose, Polyethylen glycol 400, Titan dioxyd, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên nén bao phim.
2. Công dụng của Pimicin 3M
PIMICIN là kháng sinh Macrolid được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm sau:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm họng, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn da lành tính.
- Nhiễm khuẩn sinh dục không do lậu cầu.
- Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococcus, khi có chống chỉ định với Rifampicin.
- Điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai.
- Phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với Penicilin.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm họng, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn da lành tính.
- Nhiễm khuẩn sinh dục không do lậu cầu.
- Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococcus, khi có chống chỉ định với Rifampicin.
- Điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai.
- Phòng ngừa tái phát thấp khớp cấp ở bệnh nhân dị ứng với Penicilin.
3. Liều lượng và cách dùng của Pimicin 3M
Thuốc dùng cho người lớn.
- Liều lượng: Thông thường là 1 viên, 3 lần mỗi ngày.
+ Điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus: 1 viên, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
+ Điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: 3 viên/ngày, chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần, cứ cách hai tuần lại cho liều nhắc lại.
+ Để đạt kết quả tốt hơn nên dùng phối hợp hoặc xen kẽ với phác đồ điều trị Pyrimethamin/ Sulfonamid.
- Cáchdùng:
+ Đường uống, nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất là 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ (vì thức ăn trong dạ dày có thể làm giảm sinh khả dụng của Spiramycin).
+ Người bệnh sử dụng Spiramycin phải theo hết đợt điều trị.
- Liều lượng: Thông thường là 1 viên, 3 lần mỗi ngày.
+ Điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus: 1 viên, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
+ Điều trị dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: 3 viên/ngày, chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần, cứ cách hai tuần lại cho liều nhắc lại.
+ Để đạt kết quả tốt hơn nên dùng phối hợp hoặc xen kẽ với phác đồ điều trị Pyrimethamin/ Sulfonamid.
- Cáchdùng:
+ Đường uống, nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất là 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ (vì thức ăn trong dạ dày có thể làm giảm sinh khả dụng của Spiramycin).
+ Người bệnh sử dụng Spiramycin phải theo hết đợt điều trị.
4. Chống chỉ định khi dùng Pimicin 3M
Người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với Spiramycin, Erythromycin.
5. Thận trọng khi dùng Pimicin 3M
- Nên thận trọng khi dùng Spiramycin cho người có rối lọan chức năng gan, vì thuốc có thể gây độc cho gan.
- Spiramycin không bài tiết dưới dạng có hoạt tính qua thận, không cần điều chỉnh liều Spiramycin trong trường hợp suy thận.
- Spiramycin không bài tiết dưới dạng có hoạt tính qua thận, không cần điều chỉnh liều Spiramycin trong trường hợp suy thận.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Spiramycin có thể dùng cho phụ nữ mang thai nếu cần thiết.
- Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ, nên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.
- Spiramycin bài tiết qua sữa mẹ, nên ngưng cho con bú khi đang dùng thuốc.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có báo cáo.
8. Tác dụng không mong muốn
Spiramycin hiếm khi gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
- Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
- Tác dụng phụ ít gặp: Mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực. Viêm kết tràng cấp, ban da, mày đay.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống Spirdmycin.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
- Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
- Tác dụng phụ ít gặp: Mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, cảm giác đè ép ngực. Viêm kết tràng cấp, ban da, mày đay.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng dài ngày thuốc uống Spirdmycin.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Dùng Spiramycin đồng thời với thuốc uống ngừa thai sẽ làm giảm tác dụng thuốc ngừa thai.
- Spiramycin ức chế sự hấp thu của Carbidopa, gây giảm hàm lượng Levodopa trong huyết tương, nếu cần phối hợp phải theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều Levodopa.
- Spiramycin ức chế sự hấp thu của Carbidopa, gây giảm hàm lượng Levodopa trong huyết tương, nếu cần phối hợp phải theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều Levodopa.
10. Dược lý
Spiramycin là kháng sinh nhóm Macrolid chiết xuất từ Streptomyces ambofaciens có phổ kháng khuẩn tương tự phổ kháng khuẩn của Erythromycin và Clindamycin. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Ở các nồng độ trong huyết thanh, thuốc có tác dụng kìm khuẩn, nhưng khi đạt nồng độ ở mô thuốc có thể diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng của thuốc là tác dụng trên các tiểu đơn vị 50 S của ribosom của vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn tổng hợp protein.
Ở những nơi có mức kháng khuẩn rất thấp Spiramycin có tác dụng kháng các chủng Gram dương, các chủng Coccus như Staphylococcus, Pneumococcus, Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus và Enterococcus. Các chủng Bordetella pertussis, Corynebacteria, Chlamydia, Actinomyces, một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma cũng nhạy cảm với Spiramycin. Tuy nhiên tác dụng ban đầu này đã bị suy giảm do sử dung Erythromycin lan tràn không đúng cách. Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột Gram âm. Cũng đã có thông báo về sự đề kháng của vi khuẩn đối với Spiramycin, trong đó có cả sự đề kháng chéo giữa Spiramycin, Erythromycin và Oleandomydin. Tuy nhiên các chủng vi khuẩn kháng Erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với Spiramycin.
Ở những nơi có mức kháng khuẩn rất thấp Spiramycin có tác dụng kháng các chủng Gram dương, các chủng Coccus như Staphylococcus, Pneumococcus, Meningococcus, phần lớn chủng Gonococcus, 75% chủng Streptococcus và Enterococcus. Các chủng Bordetella pertussis, Corynebacteria, Chlamydia, Actinomyces, một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma cũng nhạy cảm với Spiramycin. Tuy nhiên tác dụng ban đầu này đã bị suy giảm do sử dung Erythromycin lan tràn không đúng cách. Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột Gram âm. Cũng đã có thông báo về sự đề kháng của vi khuẩn đối với Spiramycin, trong đó có cả sự đề kháng chéo giữa Spiramycin, Erythromycin và Oleandomydin. Tuy nhiên các chủng vi khuẩn kháng Erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với Spiramycin.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa xác định được liều độc đối với Spiramycin, các triệu chứng quá liều gồm rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu, trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu, trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
12. Bảo quản
Nơi nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.