lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc nhỏ mắt Isopto Carpine 2%  hộp 1 lọ 15ml

Thuốc nhỏ mắt Isopto Carpine 2% hộp 1 lọ 15ml

Danh mục:Thuốc nhỏ mắt, tra mắt
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Pilocarpine
Dạng bào chế:Dung dịch dùng ngoài
Thương hiệu:Alcon
Số đăng ký:6691/QLD-KD
Nước sản xuất:Bỉ
Hạn dùng:Xem trên bao bì
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Isopto Carpine 2%

Pilocarpine HCl.
Tá dược vừa đủ 1 lọ.

2. Công dụng của Isopto Carpine 2%

- Pilocarpin dùng tại chỗ trong điều trị tăng nhãn áp. Dung dịch nhỏ mắt được ưa dùng hơn khi cần giảm nhanh nhãn áp và/hoặc cần làm co đồng tử mạnh như trong điều trị cấp cứu tăng nhãn áp góc đóng cấp tính trước khi phẫu thuật, hoặc để làm giảm nhãn áp và bảo vệ thể thủy tinh trước khi làm thủ thuật mở ống Schlemm hay cắt bỏ mống mắt, hoặc để làm mất tác dụng giãn đồng tử của những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, sau khi khám nhãn khoa.
- Pilocarpin dùng uống để điều trị triệu chứng khô miệng do thiểu năng tuyến nước bọt, xảy ra sau khi dùng tia xạ điều trị ung thư đầu và cổ.

3. Liều lượng và cách dùng của Isopto Carpine 2%

Cách dùng
Dung dịch nhỏ mắt pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat được nhỏ vào túi kết mạc
Liều dùng
- Sau khi đã nhỏ dung dịch co đồng tử vào mắt, phải dùng ngón tay ấn trên túi lệ trong1 – 2 phút để giảm thiểu sự thoát dung dịch xuống mũi họng nhằm giảm nguy cơ hấp thu và phản ứng toàn thân. Lau dung dịch thừa xung quanh mắt bằng vải mỏng và phải rửa sạch ngay thuốc dính vào tay.
- Liều lượng và nồng độ pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat được biểu thị dưới dạng muối tương ứng.
- Dung dịch tra mắt: Ðể điều trị tăng nhãn áp, phải điều chỉnh nồng độ và số lần tra dung dich pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh tùy theo trị số nhãn áp trước và trong khi điều trị. Liều thường dùng là mỗi lần 1 – 2 giọt dung dịch 1 – 4%, cứ 4 – 12 giờ tra thuốc một lần. Thuốc có nồng độ trên 4% chỉ đôi khi mới có hiệu quả hơn so với thuốc có nồng độ thấp hơn. Ðể điều trị cấp cứu tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, liều thường dùng là tra 1 giọt dung dịch 2% vào mắt bị bệnh, cứ 5 – 10 phút nhỏ 1 lần, với 3 – 6 liều, sau đó nhỏ mỗi lần 1 giọt, cứ 1 – 3 giờ tra lại một lần cho tới khi nhãn áp được kiểm soát. Ðể dự phòng tăng nhãn áp ở cả hai bên, nên tra mỗi lần 1 giọt dung dịch 1 – 2% vào mắt không bị bệnh, cứ 6 – 8 giờ tra một lần.
- Ðể làm mất tác dụng giãn đồng tử của thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, liều thường dùng là tra mỗi lần 1 giọt dung dịch 1% pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat vào mắt bị bệnh. Tra mỗi lần 1 giọt dung dịch 2% pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat, 4 lần ngay trước khi phẫu thuật cắt bỏ mống mắt, và tra 1 giọt dung dịch 2% pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat, cứ 6 giờ một lần trước khi phẫu thuật tăng nhãn áp bẩm sinh(mở ống Schlemm), hoặc có thể nhỏ mỗi lần 1 giọt dung dịch 2% pilocarpin hydroclorid hoặc nitrat, cứ 6 giờ một lần cộng 3 lần trong 30 phút ngay trước khi làm thủ thuật mở ống Schlemm, có hoặc không dùng đồng thời acetazolamid.

4. Chống chỉ định khi dùng Isopto Carpine 2%

- Chống chỉ định pilocarpin đối với người bệnh bị viêm tiền phòng mắt cấp tính, người quá mẫn với pilocarpin hoặc với thành phần khác trong chế phẩm.
- Chống chỉ định viên nén pilocarpin hydroclorid đối với người có bệnh hen không được kiểm soát, người đã biết có mẫn cảm với pilocarpin, và trong trường hợp không được làm co đồng tử, ví dụ, trong viêm mống mắt cấp tính và tăng nhãn áp góc hẹp (góc đóng).

5. Thận trọng khi dùng Isopto Carpine 2%

- Người có bệnh tim mạch có thể không tự điều chỉnh trước những thay đổi nhất thời về huyết động hoặc nhịp tim do pilocarpin gây ra. Phù phổi đã được thông báo là một biến chứng ngộ độc pilocarpin do dùng liều cao để điều trị glôcôm góc đóng cấp tính. Phải dùng thận trọng pilocarpin dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc đối với người có bệnh tim mạch rõ ràng.
- Chế phẩm pilocarpin dùng cho mắt đã được thông báo gây mờ mắt, có thể dẫn đến giảm thị lực, đặc biệt vào ban đêm và ở người bệnh có thay đổi thể thủy tinh trung tâm, và làm giảm nhận thức về độ sâu. Cần khuyên người bệnh dùng pilocarpin nên thận trọng khi lái xe ban đêm hoặc thực hiện những hoạt động nguy hiểm ở nơi thiếu ánh sáng.
- Ðã nhận xét thấy pilocarpin làm tăng sức cản của đường hô hấp, tăng trương lực cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản. Phải sử dụng thận trọng pilocarpin hydroclorid dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc, ở người có bệnh hen được kiểm soát, viêm phế quản mạn tính, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần điều trị bằng thuốc.
- Phải sử dụng thận trọng pilocarpin ở người bệnh đã biết hoặc nghi ngờ có bệnh sỏi mật hoặc bệnh đường dẫn mật. Co bóp túi mật hoặc cơ trơn đường dẫn mật có thể làm xuất hiện nhanh những biến chứng gồm viêm túi mật, viêm đường mật, và tắc mật.
- Pilocarpin có thể làm tăng trương lực cơ trơn niệu quản và về lý thuyết có thể làm xuất hiện nhanh cơn đau sỏi thận (hoặc trào ngược bàng quang niệu quản), đặc biệt ở người sỏi thận.
- Các thuốc chủ vận cholinergic có thể có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương phụ thuộc vào liều dùng. Phải xem xét điều này khi điều trị người có rối loạn cơ bản về nhận thức hoặc tâm thần.
- Chưa xác định được sự an toàn và hiệu lực của pilocarpin ở trẻ em.
- Nếu ra mồ hôi quá nhiều khi dùng pilocarpin hydroclorid và không thể uống đủ nước thì phải hỏi ý kiến bác sỹ. Tình trạng mất nước có thể phát triển.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm tra tốt về pilocarpin uống ở người mang thai. Chỉ nên dùng pilocarpin cho người mang thai khi lợi ích người mẹ có thể thu được biện minh cho nguy cơ có thể xảy ra cho thai.
Thời kỳ cho con bú: Không biết thuốc có bài tiết qua sữa người hay không. Vì nhiều thuốc bài tiết qua sữa người và vì có thể có những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ bú sữa người mẹ dùng viên nén pilocarpin, cần quyết định nên ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thông tin cho người bệnh: Phải thông báo cho người bệnh biết pilocarpin có thể gây rối loạn thị giác, đặc biệt vào ban đêm, có thể làm giảm khả năng lái xe an toàn.

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn do pilocarpin thường gặp là hậu quả của tác dụng dược lý mong muốn của pilocarpin.
Thường gặp, ADR > 1/100
Mắt: Nhìn mờ, co đồng tử, co thắt thể mi, bong võng mạc, đau vùng trán, sợ ánh sáng, viêm mống mắt cấp tính, chảy nước mắt, sung huyết kết mạc và thể mi sớm xuất hiện khi điều trị.
Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu.
Sinh dục – niệu: Ða niệu.
Tại chỗ: Buốt, bỏng rát.
Khác: Phản ứng quá mẫn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Tim mạch: Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh.
Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, tiết nước bọt.
Khác: Vã mồ hôi.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Phải sử dụng thận trọng pilocarpin dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc đối với người có bệnh tim mạch rõ, hen được kiểm soát, viêm phế quản mạn tính, hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính.
Người đang dùng chế phẩm pilocarpin dùng cho mắt, cần thận trọng khi lái xe ban đêm hoặc khi thực hiện những hoạt động nguy hiểm ở nơi thiếu ánh sáng.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Phải sử dụng thận trọng pilocarpin cho người bệnh đang dùng thuốc đối kháng beta – adrenergic, vì có khả năng xảy ra những rối loạn về dẫn truyền.
- Thuốc có tác dụng giống thần kinh đối giao cảm dùng đồng thời với pilocarpin có thể dẫn đến tác dụng dược lý cộng hợp.
- Pilocarpin có thể đối kháng với tác dụng chống cholinergic của những thuốc dùng đồng thời. Cần xem xét những tác dụng chống cholinergic này, khi chúng có thể góp phần vào hiệu quả điều trị của thuốc dùng đồng thời (ví dụ, atropin, ipratropium dùng hít).

10. Quá liều và xử trí quá liều

Trong trường hợp quá liều, gọi ngay cho bác sĩ, hoặc nếu bệnh nhân có dấu hiệu quá liều như suy hô hấp hãy gọi trung tâm cấp cứu 115

11. Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

6
0
0
0
0