Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Sumiko 20mg
Ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược sau: Calci hydrogen phosphat dihydrat, hypromellose, natri starch glycolat, magnesi stearat, titan dioxyd E171, macrogol 400, polysorbat 80 va macrogol 6000.
2. Công dụng của Sumiko 20mg
- Bệnh trầm cảm nặng.
- Các dạng rối loạn lo âu như bệnh lo âu xã hội (còn gọi là chứng ám ảnh xã hội) hay các rối loạn lo âu phổ biển.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Rối loạn hoảng loạn có kèm hoặc không kèm ám ảnh sợ khoảng trồng.
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
3. Liều lượng và cách dùng của Sumiko 20mg
Khuyến cáo chung đợt điều trị phải đủ dài để đảm bảo không còn triệu chứng bệnh, thường là vài tháng đối với chứng trầm cảm và có thể là lâu hơn đối với trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn hoảng loạn.
Trầm cảm: Liều khuyến cáo 20 mg mỗi ngày, liều có thể được tăng dần mỗi 10 mg đến 50 mg mỗi ngày tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.
Bệnh lo âu xã hội/chứng ám ảnh xã hội và các rối loạn lo âu phổ biến: Liều khuyến cáo 20 mg mỗi ngày. Nếu sau vài tuần dùng liều khuyến cáo mà không đáp ứng với thuốc, có thể tăng dần mỗi 10 mg đến tối đa 50 mg /ngày. Dùng lâu dài nên được đánh giá một cách đều đặn.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Liều khuyến cáo 40 mg mỗi ngày, nên khởi đầu ở mức liều 20 mg và có thể tăng dần mỗi 10 mg cho đến liều khuyến cáo. Một số bệnh nhân đạt được lợi ích điều trị ở mức liều tối đa 60 mg/ngày.
Rối loạn hoảng loạn: Liều khuyến cáo 40 mg mỗi ngày, nên khởi đầu ở mức liều 10 mg và có thể tăng dẫn mỗi 10 mg cho đến liều khuyến cáo tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Một số bệnh nhân đạt được lợi ích điều trị ở mức liều tối đa 60 mg/ngày. Ghi nhận chung cho thấy có khả năng các triệu chứng hoảng loạn trở nên xấu hơn trong giai đoạn đầu điều trị, vì vậy khuyến cáo dùng liều khởi đầu thấp.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương: Liều khởi đầu khuyến cáo 20 mg/ngày và thường cho đáp ứng tốt ở hầu hết bệnh nhân. Nếu đáp ứng không đủ ở liều này, một số bệnh nhân có thể đạt được lợi ích điều trị sau khi tăng dần liều mỗi 10 mg tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa hàng ngày 50 mg. Điều trị lâu dài nên được đánh giá một cách đều đặn.
Suy gan hoặc thận: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng lên ở các bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút) hoặc suy gan nặng. Những bệnh nhân này nên dùng liều thấp hơn khoảng liều khuyến cáo thông thường cho người lớn.
Người già: Nồng độ paroxetin trong huyết tương tăng lên ở người lớn tuổi. Liều nên được bắt đầu ở mức 20 mg/ngày và tăng dần mỗi 10 mg đến liều tối đa 40 mg/ngày tủy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng paroxetin cho trẻ do độ an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc ở trẻ em chưa được xác định.
* Cách dùng
Chỉ dùng đường uống
Viên thuốc nên được uống nguyên viên, không nhai
Nên dùng paroxetin một lần mỗi ngày vào buổi sáng kèm với thức ăn.
4. Chống chỉ định khi dùng Sumiko 20mg
Bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế Monoamin Oxidase (MAOI).
Dùng phối hợp với thioridazin hay pimozid.
5. Thận trọng khi dùng Sumiko 20mg
Triệu chứng thiếu thuốc sau khi ngưng điều trị với paroxetin: Nguy cơ xuất hiện các triệu chứng thiếu thuốc có thể tùy thuộc vào thời gian điều trị vả liều điều trị và mức độ giảm liều. Một số triệu chứng thiếu thuốc đã được báo cáo gồm chóng mặt, rối loạn cảm giác (như dị cảm, cảm giác sốc điện và ù tai), rối loạn giấc ngủ, kích thích hay lo âu, buồn nôn, run, lú lẫn, đổ mồ hôi, nhức đầu, tiêu chảy, đánh trống ngực... Các triệu chứng này thường từ nhẹ đến trung bình, tuy nhiên có thể nặng hơn ở một vai bệnh nhân. Vì vậy, khi ngưng điều trị với paroxetin nên giảm liều một cách từ từ trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng tùy theo nhu cầu của người bệnh.
Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, nên dùng thận trọng paroxetin trên các bệnh nhân có bệnh sử ám ảnh cưỡng chế.
Ngoài ra, nên dùng paroxefin thận trọng trong các trường hợp sau:
Tim mạch: Paroxetin không gây ra những thay đổi đáng kể về huyết áp, nhịp tim, và ECG. Tuy nhiên, đối với tất cả các thuốc tác động tâm thần được khuyến cáo cần thận trọng khi điều trị ở các bệnh nhân bệnh tim mạch.
Động kinh: Cũng như với các thuốc chống trằm cảm khác, nên sử dụng thận trọng paroxetin ở các bệnh nhân động kinh.
Co giật: Tỉ lệ toàn bộ của các cơn co giật là dưới 0,1% xảy ra ở các bệnh nhân điều trị với paroxetin, do đó cần ngưng điều trị paroxetin ở các bệnh nhân có xuất hiện các cơn co giật.
Liệu pháp sốc điện (ETC): Có rất ít kinh nghiệm khi dùng kèm paroxelin với liệu pháp sốc điện.
Hội chứng serotonin/hội chứng ác tính do thuốc an thần: Trong một số rất ít các trường hợp có thể xảy ra hội chứng serotonin hay hội chứng ác tính do thuốc an thần có liên quan đến sử dụng paroxetin, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc tăng tiết serotonin và/ hoặc thuốc an thần khác. Vì các hội chứng này có thể gây ra các tình trạng đe dọa đến tinh mạng, nên ngưng điều trị với paroxetin nếu có các tình huống này xảy ra (đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng như sốt cao, co cứng, co giật cơ, cáu gắt, kích động quá mức...) và nên bắt đầu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Không nên dùng chung paroxetin với các tiền chất của serotonin (như L-tryptophan, oxitriptan) do nguy cơ xảy ra hội chứng tăng tiết serotonin.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Mặc dù paroxetin không làm tăng sự suy yếu về kỹ năng vận động và tinh thần, không khuyến cáo dùng chung paroxetin với rượu.
8. Tác dụng không mong muốn
Ít gặp: Chảy máu bất thường, chủ yếu ở da và niêm mạc (thường gặp nhất là vết máu bầm).
Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu.
Rối loạn hệ miễn dịch
Rất hiếm gặp: Phản ứng dị ứng (kề cả mày đay và phù mạch).
Rối loạn nội tiết
Rất hiếm gặp: Hội chứng tiết ADH khôngt hích hợp( SIADH).
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Thường gặp: Tăng nồng độ cholesterol, giảm thèm ăn.
Hiếm gặp: Giảm natri huyết, được báo cáo chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi và đôi khi do hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
Rối loạn tâm thần
Thường gặp: Ngủ gà, mắt ngủ, kích động.
Ít gặp: Lú lẫn, ảo giác.
Hiếm gặp: Phản ứng kích thích quả mức, lo âu, mắt nhân cách, cơn hoảng loạn, chứng ngồi nằm không yên.
Tần suất chưa biết: Ý nghĩ và hành vi tự tử.
Rối loạn thần kinh
Thường gặp: Chóng mặt, run, nhức đầu.
Ít gặp: Rối loạn ngoại tháp.
Hiếm gặp: Co giật.
Rất hiếm gặp: Hội chứng serotonin (các triệu chứng có thể gồm kích động, lú lẫn, toát mỗ hôi, ảo giác, tăng phản xạ, co thắt cơ, nhịp tim nhanh, run).
Rối loạn mắt
Thường gặp: Rối loạn thị giác.
Ít gặp: Giãn đồng tử.
Rất hiếm gặp: Giôcôm cấp.
Rối loạn tai và mê đạo
Tần suất chưa biết: Ù tai
Rối loạn tim
Ít gặp: Nhịp nhanh xoang.
Hiếm gặp: Nhịp tim chậm.
Rối loạn mạch máu
Ít gặp: Tăng hoặc hạ huyết áp tạm thời, hạ huyết áp tư thế.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Thường gặp: Ngáp phản xạ.
Rối loạn dạ dày - ruột
Rất thường gặp: Buồn nôn.
Thường gặp: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng.
Rất hiếm gặp: Xuất huyết dạ dày-ruột.
Rối loạn gan - mật
Hiếm gặp: Tăng men gan.
Rất hiếm gặp: Các biến cố về gan (như viêm gan, đôi khi kèm theo vàng da và/hoặc suy gan).
Rối loạn da và mô dưới da
Thường gặp: Chảy mồ hôi.
Ít gặp: Nỗi mẫn da, ngứa.
Hiếm gặp: Phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
Rối loạn thận và tiết niệu
Ít gặp: Giữ nước tiểu, tiểu không tự chủ.
Rối loạn vú và hệ sinh sản
Thường gặp: Rối loạn sinh dục.
Hiếm gặp: Tăng prolactin máu/ tăng tiết sữa.
Rất hiếm gặp: Cương dương vật.
Rối loạn cơ - xương và mô liên kết
Hiếm gặp: Đau khớp, đau cơ.
Rối loạn chung
Thường gặp: Suy nhược, tăng cân.
Rất hiếm gặp: Phù ngoại biên.
Ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ nếu các phản ứng phụ trở nên trầm trọng hơn hoặc có bất kỳ phản ứng nào khác xảy ra ngoài các tác dụng đã kể trên.
9. Tương tác với các thuốc khác
Pimozid: Nồng độ pimozic tăng trung bình gấp 2,5 lần trong một nghiên cứu với pimozid liều đơn thấp (2mg) phối hợp với 60mg paroxetin. Chống chỉ định phối hợp pimozid với paroxetin.
Enzym chuyển hóa thuốc: Sự chuyển hóa và đặc tính dược động học của paroxetin có thể bị tác động bởi sự cảm ứng hoặc ức chế các enzym chuyển hóa thuốc. Khi dùng chung paroxetin với các thuốc ức chế enzym chuyển hóa, nên dùng paroxetin với liều thấp nhất trong khoảng liều khuyến cáo. Không cần điều chỉnh liều khi dùng chung paroxefin với thuốc cảm ứng enzym chuyển hóa (như carbamazepin, rifampicin, phenobarbital, phenytoin) hay với fosamprenavir/ritonavir.
Procyolidin: Sử dụng hàng ngày paroxetin làm tăng đáng kể nồng độ procyclidin huyết tương. Nên giảm liều procyclidin nếu cỏ tác dụng kháng tiết cholin.
Thuốc bị chuyển hóa bởi enzym CYP2D6: Paroxetin We ché enzym CYP2D6 của hệ thống enzym cytochrom P450 ở gan. Sự ức chế này có thể dẫn đến tăng nồng độ huyết tương của các thuốc dùng phối hợp bị chuyển hóa bởi enzym này. Các thuốc này bao gồm một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như clomipramin, nortriptylin, và desipramin), thuốc an thần nhóm phenothiazin (như perphenazin và thioridazin), risperidon, atomoxetin, một số thuốc chống loạn nhịp typ 1c (như propafenon và flecainid) và metoprolol.
Thuốc chống đông đường uống: Dùng đồng thời paroxetin với thuốc chống đông đường uống có thể làm tăng tác dụng chống đông và tăng nguy cơ chảy máu.
Thuốc kháng viêm không sleroid (NSAID), acid acelylsalicylic và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác: Dùng chung paroxetin với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay acid acetylsalicylic có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Thuốc tác động lên pH dạ dày: Các thuốc ảnh hưởng lên pH dạ dày (như thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton hay thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin) có thể ảnh hưởng lên nồng độ paroxetin huyết tương ở bệnh nhân dùng dạng hỗn dịch uống.
Rượu: Nên tránh uống rượu trong thời gian dùng paroxetin.
10. Dược lý
Mã ATC: NO6A B085.
Cơ chế tác động: Paroxetin là thuốc ức chế thu hồi 5 - hydroxytryptamin mạnh và có chọn lọc và tác dụng chống trầm cảm của thuốc được cho là có liên quan với tác dụng ức chế đặc hiệu 5 - HT ở các tế bào não.
Cấu trúc hóa học của paroxetin không liên quan đến cấu trúc của các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, 4 vòng và hầu hết các thuốc chống trầm cảm hiện có khác.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Việc điều trị chỉ nên áp dụng các biện pháp thông thường dùng trong xử trí quá liều do bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào. Nếu thích hợp nên làm rỗng dạ dày hoặc bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc cả hai. Sau khi làm rỗng dạ dày, cho uống 20-30 g than hoạt mỗi 4-6 giờ trong suốt 24 giờ đầu sau dùng thuốc quá liều. Bệnh nhân cần được chăm sóc hỗ trợ kèm theo kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sống và theo dõi chặt chẽ.