lcp

Ho khan về đêm uống thuốc gì hiệu quả và an toàn

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Sau một ngày bận rộn với công việc thì đêm chính là thời gian giúp bạn nghỉ ngơi, hồi phục lại năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu. Tuy nhiên cơn ho khan dai dẳng về đêm làm cho bạn mệt mỏi, khó ngủ, ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống. Sau đây, Medigo app sẽ giúp bạn tìm hiểu về nội dung ho khan về đêm uống thuốc gì hiệu quả: Nguyên nhân ho khan và lưu ý khi sử dụng thuốc?

1. Tìm hiểu 5 nguyên nhân gây ho khan về đêm thường gặp nhất

1.1 Ho khan do những nguyên nhân sinh lý:

  • Hút thuốc lá kéo dài lâu ngày: Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Dấu hiệu đầu tiên khi phổi bạn đang bị tổn thương đó là ho về đêm, ho khan kéo dài.
  • Uống rượu bia: Niêm mạc họng, thanh quản bị tổn thương khi bạn sử dụng quá nhiều bia rượu. Đặc biệt khi bạn thường xuyên uống rượu trước khi đi ngủ có thể sẽ gặp tình trạng ho khan nhiều về đêm
  • Do tư thế nằm ngủ của bạn: Tư thế nằm ngủ không gối hoặc gối đầu thấp là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ho về đêm. Tư thế ngủ này khiến chất dịch ở mũi chảy xuống cổ họng (chảy dịch mũi sau) làm cho cổ họng bị kích ứng dẫn đến biểu hiện triệu chứng ho.
  • Nhiệt độ phòng ngủ thấp: Khi bạn để cổ họng bị nhiễm lạnh, khô có thể gây ho nhiều về đêm, kèm theo một số triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi.

1.2 Hen phế quản (hen suyễn)

Những người bị hen phế quản thường bị ho khan về đêm, tuy nhiên khi có bội nhiễm vi khuẩn thì cơn ho khan sẽ chuyển thành ho có đờm. Cơn ho khan trong bệnh hen phế quản thường xuất hiện nhiều nhất khi thời tiết lạnh, nhất là vào ban đêm và gần sáng.

1.3 Trào ngược dạ dày thực quản

Acid dễ dàng trào ngược lên thực quản vào ban đêm do hoạt động của dạ dày vào ban đêm và tư thế nằm ngủ của bạn. Trào ngược acid dạ dày gây kích thích niêm mạc và dẫn tới phản xạ ho, gây ho dai dẳng về đêm.

1.4 Viêm xoang, nghẹt mũi

Viêm xoang làm cho các xoang bị tắc, gây ra nghẹt mũi. Khi viêm xoang, nghẹt mũi chất dịch bị ứ đọng do không thải ra ngoài mà chảy ngược xuống cổ họng, gây ra triệu chứng ho, đặc biệt là ho nhiều khi về đêm. 

1.5 Do khan nhiều về đêm do tác dụng phụ của thuốc

Bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, huyết áp được chỉ định sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) - nhóm thuốc này gây ra tác dụng không mong muốn là ho khan. 

2. Ho khan về đêm uống thuốc gì thì hiệu quả?

Một số nhóm thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị ho khan về đêm như sau:

  • Nhóm thuốc giảm ho: Dextromethorphan, Noscapine, Codein,...Những thuốc này giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy. Nhóm thuốc giảm ho trung ương thường chỉ định để điều trị bệnh lý ho khan, ho mạn tính kéo dài trên 8 tuần (những hoạt chất này không dùng để điều trị ho có đờm)
  • Ngoài thuốc hóa dược điều trị ho khan kéo dài, bạn có thể sử dụng thuốc trị ho có nguồn gốc từ thảo dược. Ưu điểm của thuốc trị ho từ dược liệu thiên nhiên đó là an toàn (có thể an toàn trên cả trẻ em và trẻ sơ sinh) tuy nhiên chúng có nhược điểm là thời gian điều trị thường phải kéo dài, triệu chứng thuyên giảm lâu hơn so với thuốc tây.

2.1 Thuốc trị ho khan về đêm Dextromethorphan

Thành phần của thuốc trị ho khan dextromethorphan là bao gồm hoạt chất Dextromethorphan HBr và một số tá dược như: Tinh bột mì,  magnesi stearat, Lactose monohydrat, Gelatin…

Công dụng của Dextromethorphan: Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng ho khan gây khó chịu. 

[Dextromethorphan là thuốc kê đơn, bạn chỉ được sử dụng thuốc để điều trị tình trạng ho khan về đêm khi có chỉ định của bác sĩ]

Liều lượng và cách dùng của Dextromethorphan:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi : Uống thuốc 1 – 2 viên/lần, ngày từ 3 – 4 lần.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi : Uống thuốc 1 viên/lần, ngày từ 2 – 3 lần.
  • Trẻ em từ 2- 6 tuổi : Uống thuốc ½ viên/lần, ngày từ 2 – 3 lần.

Những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm thuốc trị ho khan về đêm Dextromethorphan bạn có thể xem thêm tại: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-ho-long-dom-dextromethorphan-15-dp-3-2-hop-20-vi-x-30-vien-bao-phim.html 

ho khan về đêm uống thuốc gì

Thuốc trị ho khan (thuốc kê đơn) Dextromethorphan

2.2 Thuốc ho Terpin Codein

Thuốc ho Terpin Codein gồm 2 thành phần hoạt chất là:

  • Terpin hydrat: Làm tăng tiết dịch nhầy có tác dụng giúp long đờm và làm lông mao biểu mô phế quản dễ tống đờm ra ngoài cơ thể.
  • Codein phosphat: Đây là hoạt chất thuộc nhóm thuốc giảm đau trung ương, có tác dụng giảm đau và giảm ho. Tác dụng giảm ho của codein do cơ chế tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não.

Do phối hợp giữa 2 thành phần giảm ho và long đờm nên thuốc Terpin Codein có công dụng: Điều trị các chứng ho và những rối loạn dịch tiết phế quản trong các bệnh lý về phế quản và phổi.

Liều lượng và cách dùng của thuốc trị ho khan về đêm Terpin Codein:

  • Liều cho người lớn: Uống thuốc 2 viên/lần, mỗi ngày từ 2-3 lần.
  • Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi: Uống 1 - 2 viên/lần, mỗi ngày 2 lần.

Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc trị ho Terpin Codein tại đây: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-ho-terpin-codein-mediplantex-hop-20-vi-x-10-vien.html 

ho khan về đêm uống thuốc gì

Thuốc điều trị ho khan và ho có đờm Terpin Codein

2.3 Xịt họng Bổ Phế Nam Hà

Thành phần của xịt họng Bổ Phế Nam Hà bao gồm các thảo dược như: Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Bách bộ, Xạ can, Cát cánh, Trần bì, Mơ muối, Thiên môn đông, Bạch linh, Cam thảo… Với dạng bào chế là dung dịch xịt họng bạn có thể tiện lợi khi mang theo và dễ dàng sử dụng.

Thuốc được sử dụng cho những người bị ho khan hoặc ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, ho do viêm họng, do viêm phế quản, cảm lạnh…

Liều lượng và cách dùng của xịt họng Bổ Phế Nam Hà:

Cách dùng: Xịt trực tiếp sản phẩm vào khoang miệng rồi nuốt từ từ thuốc xuống cổ họng. Lưu ý lắc kỹ sản phẩm xịt họng Bổ Phế Nam Hà trước khi dùng và lau sạch đầu xịt sau mỗi lần sử dụng.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3-5 nhát xịt hongj/lần; 6-10 lần/ngày 
  • Trẻ em từ 3-12 tuổi: 3-5 nhát xịt họng /lần; 4-6 lần/ngày 

Thông tin đầy đủ về sản phẩm xịt họng Bổ Phế Nam Hà bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.medigoapp.com/product/xit-hong-bo-phe-nam-ha-hop-1-chai-30ml.html 

ho khan về đêm uống thuốc gì

Xịt họng Bổ Phế Nam Hà giúp bổ phế, hạn chế ho nhiều, giảm đau rát họng do ho kéo dài

2.4 Siro Hovshine Gold Baby

Siro Hovshine Gold Baby sử dụng cho người bị ho khan, ho có đờm, do viêm họng, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm phế quản. Siro Hovshine Gold Baby an toàn cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

Thành phần của Siro Hovshine Gold Baby gồm các dược liệu như: Cao khô cơm cháy, Cao thục quỳ, Chiết xuất lá thường xuân, Chiết xuất cúc tím…

Liều lượng và cách dùng của Siro Hovshine Gold Baby:

  • Liều cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi: Uống 5ml/ lần. mỗi ngày 2 lần.
  • Liều cho trẻ 2- 9 tuổi: Uống 10ml/ lần, mỗi ngày 1-2 lần.
  • Trẻ trên 9 tuổi, người lớn, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: Uống 10 ml/ lần, mỗi ngày 3-4 lần.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tham khảo ý kiến dược sĩ/bác sĩ trước khi sử dụng.

Thông tin chi tiết về sản phẩm Siro Hovshine Gold Baby bạn có thể xem thêm tại đây: https://www.medigoapp.com/product/ho-tro-bo-phe-han-che-ho-cho-tre-siro-hovshine-gold-baby-hop-1-lo-100ml.html 

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho khan về đêm

Điều trị chính xác, hiệu quả triệu chứng ho khan về đêm bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ/điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng. Nếu bạn tự ý sử dụng thuốc giảm ho hay bất kỳ thuốc gì khác mà không nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ và biến chứng do thuốc gây ra. 

Thuốc trị ho khan có thể gây ra ra một số tác dụng không mong muốn đó là:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Suy hô hấp

Không dùng thuốc trị ho khan nhóm thuốc giảm ho trung ương đối với các trường hợp:

  • Người bệnh quá mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc trị ho khan nhóm thuốc giảm ho trung ương
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Người bệnh đang phải dùng các thuốc như IMAOs
  • Bệnh nhân bị hen phế quản 
  • Bệnh nhân tràn khí màng phổi 
  • Bệnh nhân đang bị suy hô hấp cần thận trọng khi dùng thuốc

4. Biện pháp không dùng thuốc để điều trị ho khan về đêm

  • Vệ sinh vùng mũi họng sạch sẽ
  • Ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng, ăn bữa tối ít và hạn chế ăn đồ ăn quá cay nóng, quá lạnh, nhiều dầu mỡ. Bạn nên kê gối cao hơn khi nằm và ngủ nghiêng và ngủ ngon giấc hơn.
  • Cần tránh/hạn chế tiếp xúc với các môi trường độc hại
  • Uống nhiều nước
  • Giảm/ngừng sử dụng thuốc lá, bia rượu

Medigo app vừa chia sẻ nội dung ho khan về đêm uống thuốc gì hiệu quả: Nguyên nhân ho khan và lưu ý khi sử dụng thuốc?. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về nguyên nhân, các thuốc trị ho khan về đêm hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý khi sử dụng để gia đình bạn có một sức khỏe tốt hơn.

Đánh giá bài viết này

(1 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm