lcp

Giải đáp: Bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không?

4.2

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Có thể nói, tinh dầu hoa anh thảo như một “thần dược” đối với phái nữ. Chúng giúp duy trì vẻ đẹp vốn có, kéo dài thanh xuân và chăm sóc tốt cho sức khỏe. Nhưng đối với bà bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không thì còn là thắc mắc của nhiều người.

1. Tổng quan về tinh dầu hoa anh thảo

Hoa anh thảo rất phổ biến ở vùng Bắc Mỹ. Đặc biệt nó chỉ nở vào ban đêm, có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, hồng, trắng, tím,... Tinh dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của loài cây này.

có bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không

Tinh dầu hoa anh thảo với đa dạng màu sắc

Thành phần của tinh dầu hoa anh thảo chủ yếu là axit gamma-linolenic (GLA). Đây một dạng của axit béo omega-6 với những tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Có thể kể đến như giảm hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh; điều trị các bệnh về da; cân bằng nội tiết tố;...

2. Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo với bà bầu

Đối với bà bầu, tinh dầu hoa anh thảo cũng mang đến một số lợi ích như:

  • Thúc đẩy giai đoạn chuyển dạ an toàn
  • Có khả năng chữa bệnh chàm trong thời kỳ mang thai
  • Giúp sinh con qua âm đạo một cách an toàn
  • Giảm tình trạng sinh muộn hoặc sinh non
  • Giảm vấn đề tiền sản giật
  • Giảm trường hợp đau nhức vú
  • Giảm những triệu chứng tiểu đường thai kỳ khi kết hợp tinh dầu hoa anh thảo và vitamin D

Tuy nhiên, các tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi một cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Có bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không?

Có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không vẫn được nhiều chị em hỏi khi mang thai.

Như chúng ta đã biết, tinh dầu hoa anh thảo có công dụng tăng khả năng thụ thai. Vì thế, nếu sử dụng sản phẩm trước khi mang thai sẽ là giai đoạn tốt nhất. Bởi nó sẽ giúp bạn phát huy tối đa tác dụng và mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu hay tài liệu nào chứng minh được uống tinh dầu hoa anh thảo khi đang mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để có được phương pháp phù hợp nhất.

có bầu uống tinh dầu hoa anh thảo được không

Bà bầu có uống tinh dầu hoa anh thảo được không?

Tóm lại, để nói bà bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không thì còn tùy thuộc vào sức khỏe và nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

4. Hướng dẫn uống tinh dầu hoa anh thảo an toàn cho thai kỳ

Tinh dầu hoa anh thảo được sản xuất dưới dạng viên nang. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc đặt vào âm đạo.

Khi mang thai, bạn có thể sử dụng dầu hoa anh thảo khi tuần thứ 38 của thai kỳ bắt đầu. Liều lượng dùng nên là 500 - 2000mg/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ/người có chuyên môn.

bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không

Cách uống dầu hoa anh thảo tốt cho bà bầu

Lưu ý: Nên bắt đầu từ liều dùng thấp nhất để hạn chế tối đa tình trạng xảy ra tác dụng phụ (nếu có).

5. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo cho bà bầu

Khi dùng tinh dầu hoa anh thảo cho bà bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Uống với liều lượng đúng theo khuyến cáo của hãng sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ
  • Để xa tầm tay của trẻ em
  • Không lấy tinh dầu hoa anh thảo làm hương liệu
  • Không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo vào giai đoạn “tam cá nguyệt thứ 3” (tức tuần 29 - 40), nếu sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ

Nhà thuốc online Medigo vừa thông tin đến bạn về bà bầu có uống được tinh dầu hoa anh thảo không. Hy vọng với những nội dung trên sẽ giúp bạn có được kiến thức bổ ích. Và chọn lựa sử dụng tinh dầu hoa anh thảo một cách hợp lý nhất để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đánh giá bài viết này

(10 lượt đánh giá).
4.2
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm