lcp

Bệnh tay chân miệng và những dấu hiệu nguy hiểm đến trẻ

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biểu hiện là tình trạng sốt, đau họng, nổi bọng nước ở vùng tay, chân, miệng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy việc sớm nhận biết trẻ bị tay chân miệng là vô cùng quan trọng.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác, dễ bùng phát thành dịch nếu không có phương pháp phòng ngừa bệnh và kiểm soát bệnh kịp thời. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng xuất hiện phỏng nước là điển hình cho dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ. 

Bệnh tay chân miệng lan truyền qua con đường nào?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ chủ yếu lây theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh. Ngoài ra, các con đường dưới đây cũng lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng:

  • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch mụn nước, bọng nước, phân của trẻ,...
  • Trẻ cầm, nắm chơi đồ chơi của trẻ bị bệnh

Đồ chơi là vật trung gian tăng nguy cơ lây nhiễm từ bé này sang bé khác

  • Bệnh lây qua bàn tay của người chăm sóc

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh chóng nên việc nhận diện các triệu chứng bệnh là vô cùng quan trọng. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có thể nhận biết qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Tầm khoảng 3-7 ngày, chưa có dấu hiệu rõ ràng

Giai đoạn khởi phát

Từ 1-2 ngày trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, biến ăn, bị tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát

Có thể kéo dài 3-10 ngày, với các triệu chứng cụ thể:

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú,...

Loét miệng là một trong những dấu hiệu của giai đoạn toàn phát

Phát ban dạng bọng nước: nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da của lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bọng nước. Bọng nước chứa chất dịch nếu vỡ ra sẽ khiến trẻ rất đau đớn. 

Trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ gây ra biến chứng.

Biến chứng tim mạch, thần kinh, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh

Thường từ 3-5 ngày sau nếu trẻ phục hồi hoàn toàn và không có biến chứng sau bệnh.

Các biện pháp điều trị tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa, thuốc đặc trị. Hầu hết những trẻ khi bị tay chân miệng mức độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà theo một số nguyên tắc sau:

  • Khi trẻ có tình trạng bệnh nên cách ly với các trẻ lành bệnh khác để hạn chế sự lây nhiễm: Trẻ cần nghỉ học ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh, để ngăn chặn sự lây lan cho các bạn học khác ở trường. Nếu trong nhà có nhiều trẻ sống chung, nên cách ly tuyệt đối các trẻ khỏe mạnh vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm trong thời gian ngắn.
  • Cần mang khẩu trang y tế cho cả trẻ và người chăm sóc trẻ. Sau khi tiếp xúc thì phải rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức.

Bố mẹ hướng dẫn trẻ chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, trẻ có khả năng lành bệnh nhanh.
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hằng ngày bằng xà phòng và nước sạch. Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm qua đường tay-miệng. 
  • Quần áo, tã lót của trẻ nên được tẩy trùng sạch sẽ bằng nước sôi trước khi giặt chúng với xà phòng để có thể loại bỏ vi khuẩn.

Tẩy trùng quần áo trước khi giặt xà phòng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh tay chân miệng

  • Vật dụng của trẻ ăn uống như bình sữa, chén ăn cơm, ly nước, muỗng ăn nên được luộc bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt. Tạo môi trường sống trong lành và an toàn giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 
  • Sử dụng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Bố mẹ cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để có thể chăm sóc và chữa trị đúng cách cho trẻ tại nhà, điều quan trọng là ba mẹ cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của trẻ có dấu hiệu trở nặng và không thuyên giảm, bố mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tích cực.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, ba mẹ có thể liên hệ ngay BS.CKI Nguyễn Minh Bảo với 8 năm kinh nghiệm về Nhi Khoa trên ứng dụng Medigo.

Nguồn thông tin: Tổng hợp

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm