Nhận biết và cách điều trị bệnh nổi mề đay
Ngày cập nhật
Mề đay là gì?
Nổi mề đay là tình trạng da phát ban, phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp và mãn tính ở trung bì, biểu hiện đặc trưng của bệnh mề đay là sần và ngứa.
Hình ảnh nổi mề đay, phát ban
Bệnh mề đay được chia thành 2 dạng phổ biến:
- Mề đay cấp (thường kéo dài trong 24h đến dưới 6 tuần): Bệnh xuất hiện đột ngột, các nốt sần có thể tập trung ở một số vùng da hoặc lan rộng toàn thân. Nếu được điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách thì tình trạng sẽ cải thiện sớm.
- Mề đay mãn tính (tình trạng kéo dài trên 6 tuần): Đặc trưng là biểu hiện phát ban, nổi sẩn ngứa. Người bệnh gặp tình trạng ngứa, nóng rát, khó chịu. Mề đay mãn tính ngoài gây tổn thương trên da, về lâu về dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Nổi mề đay dù không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dễ gây ra các biến chứng như: sạm da, chàm hoa, và làm thêm nguy cơ mắc thêm các bệnh dị ứng khác. Ngoài ra, mề đay mãn tính có thể ảnh hướng đến các cơ quan hô hấp và tiêu hóa dẫn đến tình trạng khó thở, đau nhức cơ, tiêu chảy, nôn mữa,...
Nguyên nhân gây nổi mề đay
Tùy vào cơ địa mỗi người mà những tác nhân gây nổi mề đay khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mề đay thường gặp, bao gồm cả yếu tố khách quan đến chủ quan:
- Do các dị nguyên: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mề đay dị ứng. Các tác nhân gây ra dị ứng phổ biến: thời tiết, thực phẩm (cà chua, trứng, sữa,...), phụ gia thực phẩm, chất bảo quản, thuốc kháng sinh, thuốc cao huyết áp, thuốc giảm đau,...
- Do côn trùng: những loài côn trùng như sâu, kiến, ong,... luôn chứa nọc độc, khi bị chúng cắn, nọc độc sẽ ngấm vào da gây ra tình trạng sưng phù, ngứa ngáy.
Côn trùng cắn cũng là một nguyên nhân gây nổi mề đay
- Do các loại vi khuẩn, kí sinh trùng: theo các nhà khoa học thì khi vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng sau khi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng bị mề đay, gây khó chịu.
- Yếu tố bệnh lý: ở những người mắc lupus ban đỏ, bệnh tự miễn, cryoglobulinemia,… hiện tượng da bị nổi mề đay cũng rất có thể xảy ra.
- Yếu tố di truyền: đối tượng có người thân trong gia đình từng bị chứng mề đay thường dễ mắc hơn người bình thường.
Khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, mề đay, cơ thể chúng ta sẽ có những phản ứng thái quá, sau đó sản sinh ra kháng thể chống lại, khiến da xuất hiện tình trạng bị nổi mề đay. Trong trường hợp của người có hệ miễn dịch yếu, các dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Các vị trí thường nổi mề đay
Nổi mề đay có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Nhưng phổ biến ở cổ họng, mặt, cánh tay, chân.
Mặt
Mề đay xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở gò má, sưng môi khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, tự ti,... ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Hai cánh tay
Nhiều trường hợp nổi mề đay ở cánh tay, người bệnh bị ngứa ở vị trí nổi sẩn, ngứa lan ra cả bắp cánh tay, cánh tay.
Hai cánh tay là vùng thường dễ nổi mề đay
Cổ
Vùng da cổ là cùng da nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, chỉ cần bạn gãi, chà xát mạnh cũng gây nổi mề đay.
Chân
Thường chân sẽ do vết cắn của côn trùng với biểu hiện mụn đỏ ngứa, nổi mụn đỏ chứa dịch.
Tìm hiểu cách trị nổi mề đay tại nhà
Tuy triệu chứng nổi mề đay không gây nguy hiểm nhưng nổi mề đay ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bạn có thể tìm hiểu và kiểm soát bệnh qua những cách chữa trị mề đay tại nhà đơn giản dưới đây:
Cách ly với những yếu tố gây nổi mề đay
Muốn chữa nổi mề đay hiệu quả, điều quan trọng nhất là bạn nên tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay và hạn chế tiếp xúc với chúng. Hãy kiểm tra lại các yếu tố xung quanh gần thời điểm bạn nổi mề đay: tiếp xúc thời gian dài với ánh nắng mặt trời, stress căng thẳng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn,... là một trong những yếu tố gây bệnh.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giảm khả năng nổi mề đay
Hầu hết các trường hợp sau khi không tiếp xúc với những yếu tố gây mề đay, triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong khoảng thời gian ngắn.
Chườm lạnh để giảm nổi mề đay
Chườm lạnh được nhiều người áp dụng và có hiệu quả tích cực cho các trường hợp nổi mề đay, ngứa da và dị ứng khác. Nhiệt độ thấp từ chườm đá có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh cũng giảm việc ngứa da.
Tuy nhiên cần lưu ý bạn nên dùng túi nước đá, hoặc đá lạnh bọc trong khăn, chườm tối đá 10 phút để tránh gây bỏng lạnh cho da. Thực hiện lặp đi lặp lại trong vài ngày đến khi triệu chứng không còn nghiêm trọng.
Chữa nổi mề đay bằng lô hội
Sử dụng nguồn mỹ phẩm thiên nhiên tốt, ít tốn chi phí nhưng hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Lô hội mang lại những dưỡng chất tốt cho da, trong lô hội chứa vitamin e giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu da và phục hồi da khỏe mạnh.
Lô hội (nha đam) có khả năng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, khó chịu
Tình trạng nổi mề đay, viêm da, dị ứng da,... có thể dùng lô hội để làm dịu da, tăng tốc độ phục hồi da. Tuy nhiên có một số trường hợp người có làn da nhạy cảm, khi tiếp xúc với lô hội có thể bị viêm da. Vì vậy, hãy thử nghiệm ở vùng da nhỏ trước khi áp dụng toàn bộ da bị nổi mề đay.
Sử dụng dung dịch chống ngứa
Ngứa gây gãi nhiều và làm tổn thương da là tình trạng thường thấy ở những người nổi mề đay. Cách giảm thiểu tốt nhất là dùng dung dịch giảm ngứa để vệ sinh vùng da bị bệnh, dung dịch hiệu quả bao gồm: tắm nước mát, bột yến mạch, baking soda,...
Chữa nổi mề đay bằng thuốc kháng histamin
Với những tình trạng bệnh nghiêm trọng, không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp điều trị tại nhà thì cần đến thuốc điều trị. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, giảm cảm giác khó chịu, loại thuốc thường được sử dụng phổ biến là thuốc kháng histamin.
Một số loại thuốc kháng histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ gồm:
Thuốc benadryl: tác dụng của thuốc làm giảm mẩn, ngứa, tác dụng nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống nhưng có thể gây buồn ngủ.
Thuốc bôi ngoài da calamine: làm mát da, dịu da, giảm ngứa do nổi mề đay nhanh chóng, dùng thuốc bôi trực tiếp trên vùng da bị bệnh.
>> Mua thuốc chống dị ứng có Dược sĩ tư vấn 24/24 giao hàng tận nơi trong 30 phút trên app Medigo!
Thuốc calamine là thuốc bôi ngoài da làm giảm ngứa, dịu da
Các loại thuốc chứa hoạt chất như cetirizine, loratadine, fexofenadine,... có tác dụng chống mẩn ngứa, chống nổi mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mề đay tình trạng nặng.
Kết luận
Mặc dù nổi mề đay thường ít khi kéo dài và có thể kiểm soát các triệu chứng tại nhà, nếu tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hoặc tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Ở Medigo, chúng tôi có đội ngũ bác sĩ online chuyên nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm, đa chuyên ngành sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, trải nghiệm tốt nhất trong lĩnh vực sức khỏe - y tế. Hãy tải app Medigo TẠI ĐÂY để sử dụng dịch vụ bác sĩ tư vấn 24/7.
Liên hệ để được tư vấn ngay cùng BS.CKI Nguyễn Thụy Thùy Dương chuyên khoa da liễu với 7 năm kinh nghiệm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Đánh giá bài viết này
(7 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm