lcp

Glutathione là chất gì mà có công dụng làm da trắng bật tông? Cách sử dụng Glutathione an toàn theo cơ sở khoa học

4.6

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Glutathione là cái tên quen thuộc có mặt trong nhiều sản phẩm làm đẹp, giúp trắng da trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm có chứa glutathione thường nhận được sự quan tâm rất lớn đến từ các chị em và người thích làm đẹp. Tuy nhiên bạn có thật sự hiểu glutathione là gì? Dùng glutathione có an toàn cho cơ thể hay không? Uống bao nhiêu glutathione 1 ngày là đủ? Hãy cùng Medigo khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Glutathione là chất gì?

Glutathione là một chất được sản xuất bởi gan, tham gia vào nhiều quá trình trong cơ thể, được tổng hợp từ ba loại acid amin: glycine, cysteine và acid glutamic.

Công thức hóa học của glutathione

Glutathione hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể, giúp chống lại các gốc tự do (yếu tố làm chết tế bào).

Ngoài ra, Glutathione còn có mặt trong nhiều phản ứng hóa học khác trong cơ thể như các quá trình tái tạo và sửa chữa mô, tạo chất và protein cho cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch.

Theo thời gian, lượng glutathione cơ thể sản sinh ít đi, không có nguồn glutathione ngoại sinh bổ sung dẫn đến tuổi già dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, chế độ dinh dưỡng kém, môi trường nhiều độc hại cũng làm giảm mức độ glutathione trong cơ thể.

2. Nhờ đâu mà glutathione làm da trắng bật tông?

Glutathione không chỉ có tác dụng giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe mà chúng còn được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh nếu như sử dụng đường tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, đường uống. Tùy vào đường dùng và liều dùng mà glutathione sẽ mang lại tác dụng khác nhau.

Glutathione không chỉ nổi tiếng về công dụng làm trắng da mà còn dùng để trị bệnh (Ảnh minh họa)

Một số công dụng của glutathione đã được nghiên cứu như:

  • Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào cơ thể, ngăn ngừa lão hóa.
  • Giảm tổn thương tế bào gan khi gặp các bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, lạm dụng rượu,...
  • Kích hoạt một số enzyme trong cơ thể
  • Tác động đến quá trình chết tế bào theo chu trình (quá trình apoptosis)
  • Điều trị, giảm triệu chứng của bệnh Parkinson (đường uống/ tiêm tĩnh mạch)
  • Điều trị vô sinh ở nam giới (đường tiêm bắp)
  • Cải thiện lưu lượng máu, giảm đông máu ở người xơ vữa động mạch (dùng đường uống/ tiêm tĩnh mạch)
  • Giảm phản ứng phụ của bệnh nhân ung thư, hóa trị liệu bổ trợ (đường tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch)
  • Điều trị bệnh tiểu đường (đường tiêm tĩnh mạch)
  • Như một chất kích thích miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan, phổi khi dùng đường hô hấp.

Công dụng làm da trắng bật tông của glutathione là nhờ tác dụng chống oxy hóa của nó. Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tác dụng làm trắng da của glutathione. Dù vậy, việc bổ sung glutathione cho cơ thể là cần thiết để tăng cường khả năng chống oxy hóa khi lượng glutathione tự nhiên trong cơ thể giảm dần theo tuổi tác và môi trường. 

3. Sử dụng glutathione như thế nào cho hiệu quả?

Không có tiêu chuẩn nào về liều lượng mỗi ngày cho glutathione dùng đường uống. Hầu hết trong các nghiên cứu, người tham gia sẽ sử dụng từ 250 - 1000mg glutathione một ngày.

Glutathione thường được dùng liều uống 500-2000mg mỗi ngày với tác dụng đẹp da (Ảnh minh họa)

Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, mục đích sử dụng, tuổi tác mà liều dùng glutathione mỗi người là khác nhau. Việc sử dụng glutathione đường uống cần thời gian dài mới phát huy tác dụng, vì vậy người dùng cần kiên trì sử dụng đúng liều lượngthời gian để có hiệu quả mong muốn.

  • Liều dùng glutathione đường uống với tác dụng đẹp da: thường từ 500mg - 2000mg hoặc 10 - 20mg/kg/đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên liều lượng cao chỉ nên sử dụng ở thời gian đầu, sau đó giảm liều để tránh ngộ độc hoặc gặp tác dụng nguy hiểm. Không nên sử dụng quá 2000mg glutathione mỗi ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng để biết được liệu trình sử dụng glutathione phù hợp với bản thân. Đặc biệt là không tự ý tiêm glutathione để làm đẹp ở nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.
  • Liều dùng glutathione ở bệnh nhân nam vô sinh: thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với liều tiêm bắp 600mg glutathione cách ngày trong 2 tháng.
  • Liều dùng ở trẻ em bị xơ nang: glutathione dùng liều 65 mg/kg/ngày (chia thành 3 liều mỗi ngày) trong vòng 6 tháng ở một thử nghiệm lâm sàng.

4. Nên bổ sung glutathione như thế nào cho an toàn?

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo chứa glutathione với nhiều hàm lượng khác nhau như 600mg, 1000mg, 2000mg hay lên đến 3000mg hoặc kết hợp với những thành phần khác như collagen, vitamin e với công dụng làm trắng da, đẹp da. Tuy nhiên, đây chỉ là cách marketing để thu hút sự chú ý, thực chất một viên uống không chứa được hàm lượng glutathione tận 3000mg, chưa kể việc sử dụng 3000mg glutathione mỗi ngày không được khuyến cáo, có thể dẫn tới tác dụng phụ do uống quá liều.

Sản phẩm glutathione có chất lượng đảm bảo khi sử dụng sẽ đạt hiệu quả kinh ngạc nhưng lại có giá khá đắt. Vì vậy, trước khi quyết định bổ sung glutathione bằng thực phẩm chức năng, bạn nên tìm hiểu kỹ về chất lượng sản phẩm, uy tín của nhà sản xuất và nhà bán, tránh sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc.

>> Xem thêm: Viên uống đẹp da Glutathione 600 DR.LACIR hộp 1 lọ 30 viên

Bông cải xanh, bơ, đậu bắp,… là những thực phẩm hỗ trợ tăng glutathione tự nhiên trong cơ thể (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, có một cách bổ sung glutathione an toàn thông qua chế độ ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ tạo glutathione tự nhiên. Vì glutathione được tổng hợp từ Acid amin nên một số loại thực phẩm có chứa nhiều acid amin, selen, lưu huỳnh có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất glutathione trong cơ thể như:

  • Rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels
  • Măng tây
  • Rau chân vịt
  • Quả bơ
  • Đậu bắp
  • Tinh bột nghệ
  • Cây kế sữa (chứa silymarin)
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
  • Rau củ họ hàng như tỏi, hành

5. Sử dụng glutathione lâu dài có gây nguy hiểm không?

Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều thực phẩm giúp tăng cường sản sinh glutathione có thể không để lại tác dụng phụ cho cơ thể bạn. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể dùng glutathione. Một số tác dụng bạn có thể gặp phải như:

  • Xuất hiện phản ứng dị ứng như nổi ban, mẩn ngứa,...
  • Cảm giác đầy hơi
  • Co thắt phế quản gây khó thở
  • Đau bụng

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo rằng glutathione có phù hợp với cơ thể bạn hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xảy ra các triệu chứng kể trên thì bạn nên tư vấn bác sĩ để hướng dẫn xử trí và điều chỉnh lại lượng glutathione.

6. Lưu ý khi sử dụng glutathione

Glutathione có thể tương tác với một số chất hoặc thành phần làm giảm hiệu quả khi sử dụng. Vậy nên khi dùng glutathione cần:

  • Tránh sử dụng rượu, bia, hút thuốc.
  • Tránh dùng các loại thuốc như paracetamol, aspirin.
  • Glutathione dạng hít có thể gây tăng triệu chứng hen suyễn trên người đang bị hen. Do đó không nên sử dụng trên đối tượng này.
  • Nếu bạn đang có bất cứ bệnh lý nào, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn để có quyết định phù hợp.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi dùng glutathione, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Kết luận

Như vậy, bài viết vừa mang đến thông tin hữu ích về glutathione, giải mã công dụng làm trắng da bật tông, cách sử dụng glutathione an toàn hiệu quả cũng như những lưu ý khi sử dụng hoạt chất này. Trước khi quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó, hãy chắc chắn bạn đã hiểu và biết hết những lợi ích và tác hại nó mang lại. Medigo có hệ thống nhà thuốc uy tín đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe dưới sự hướng dẫn trực tiếp từ dược sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới việc sử dụng glutathione làm trắng da, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ Bác sĩ Medigo để được nhận những lời khuyên đúng đắn cho vấn đề của bạn.

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
4.6
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo