lcp

Thức uống có cồn: Lợi bất cập hại khi không điều tiết đúng cách

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Sử dụng rượu bia có chừng mực luôn là thói quen tốt cho sức khỏe, phần nào tránh được nguy cơ rơi vào trạng thái nghiện rượu. Dẫu vậy, việc kiểm soát và cai nghiện nếu tình trạng nghiện diễn ra lại không hề đơn giản. Cùng nhau tìm hiểu về sự thay đổi sinh lý của cơ thể khi chúng ta trong tình trạng nghiện đồ có cồn và tác hại nếu dùng lại sau khi ngưng một thời gian dài.

Nghiện rượu và những thay đổi về sinh lý lẫn hành vi cần biết

Những thay đổi về dẫn truyền thần kinh tại não bộ

Sử dụng rượu bia quá nhiều mỗi ngày sau một quãng thời gian sẽ ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh. Sự tác động này sẽ khiến cơ thể cần dung nạp nhiều chất có cồn hơn để tạo được cảm giác tương tự, khiến bản thân bạn trở nên nhạy cảm hơn với tác dụng của rượu bia cũng như tăng nguy cơ gặp phải hội chứng cai rượu.

Khi ở trạng thái không dùng chất có cồn, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng lo âu, bất ổn tâm lý cùng với việc muốn dùng chúng càng sớm càng tốt.

Thay đổi về thói quen sử dụng

Không chỉ sinh lý, hành vi sử dụng rượu bia sẽ thay đổi nếu chúng ta rơi vào trạng thái nghiện rượu.

Thói quen dùng thông thường của mọi người sẽ nằm ở mục đích xả stress và tạo cảm giác tích cực hơn, khi:

  • Uống khi trải qua một cuộc cãi vã với người thân có thể giúp bạn bình tĩnh hơn
  • Uống sau một ngày làm việc căng thẳng có thể có cảm giác thoải mái hơn.
  • Uống trong một buổi tiệc đêm có thể giúp bạn cởi mở hơn.

Cảm giác thư giãn sau khi uống có thể được xem là một “phần thưởng”, khiến bạn tạo thói quen sử dụng chúng trong các tình huống căng thẳng. Theo thời gian, bạn sẽ có sự “nghiện” cần được uống khi đang gặp vấn đề gây stress.

Cần làm để “hạ nhiệt” cơn nghiện đồ uống có cồn tức thì?

thuc-uong-co-con (2).jpg

Theo chuyên gia phục hồi thể chất Christina Hanks, cơn nghiện đồ có cồn sẽ diễn ra trong khoảng 3 đến 5 phút. Chúng xuất hiện khiến người mắc phải cảm giác “cần được uống tức thì” rất nhanh nhưng cũng giảm đi rất sau đó.

Hãy tự trấn tĩnh bản thân với các mẹo sau đây, bạn có thể vượt qua được cơn nghiện ngay lập tức:

“Xao nhãng” bản thân với các hoạt động khác

Để dự phòng cho chuyện không nghĩ đến chuyện sử dụng bia rượu, bạn có thể lập một danh sách các việc sẽ làm để tạo thói quen. Bạn có thể ghi chú lại trên điện thoại, tạp chí hay cửa tủ lạnh để đọc khi cần thiết.

Một số thói quen thay thế có thể là:

  • Nghe nhạc hay nhảy một cách vô tư
  • Đọc một chương sách bất kỳ
  • Đi bộ, có thể với bạn bè hay thú cưng
  • Xem những trích đoạn hài, vui vẻ
  • Vẽ
  • Dành thời gian cho thói quen ưa thích

Nhờ bạn bè giúp đỡ

Tìm kiếm những người bạn có thể tâm sự và động viên về mặt cảm xúc của bạn, vượt qua được cảm giác “thèm cồn” đang gặp phải. Cứ mỗi 10 phút dành thời gian chia sẻ về vấn đề gặp phải, cuộc sống sẽ giúp bạn không còn suy nghĩ về việc sử dụng rượu bia.

Giữ bản thân bình tĩnh

Các bài tập tĩnh tâm nếu không có bạn bè sẽ giúp bạn bình tâm hơn và ít suy nghĩ về việc dùng rượu bia để giải stress:

  • Tập hít thở sâu hoặc thư giãn
  • Kỹ thuật “tiếp đất” giúp bạn thư giãn với thực tại
  • Tập duỗi cơ hay yoga
  • Chuyển sang môi trường sinh hoạt khác một thời gian

Kế hoạch dài hạn để chống “nghiện” rượu bia ở mọi hoàn cảnh

Theo một nghiên cứu mới từ Scripps Research cho thấy, người bắt đầu uống thức uống có cồn sau một quãng thời gian cai nghiện có thể khiến cơn thèm ngày một nặng nề hơn. Vì thế, việc phòng ngừa lâu dài có kế hoạch với việc sử dụng rượu bia là điều cần thiết để giúp cơ thể không phải phụ thuộc vào chúng.

thuc-uong-co-con (1).png

Hiểu được xu hướng khiến bản thân phải sử dụng rượu

Dành thời gian để tìm hiểu về những người cụ thể, địa điểm và tình huống dễ khiến bạn phải sử dụng đồ uống có cồn.

Mấu chốt của việc không dùng chất có cồn để xả stress nằm ở chỗ chúng ta sẽ cần đối mặt, loại bỏ yếu tố khiến bản thân “sa ngã” vào giai đoạn sớm. Những gợi ý có thể giúp bạn bao gồm:

  • Tạm cất/cho đi tủ đựng rượu/bia tại nhà
  • Lựa chọn các nhà hàng/quán ăn không phục vụ nhiều đồ có cồn
  • Đi với bạn nhưng không lựa chọn chuyện đi uống
  • Thay đổi thói quen đi đến những quán bar yêu thích
  • Tập thói quen chăm sóc bản thân cơ bản, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Xây dựng thói quen bản thân

Mỗi người sẽ có những tình huống khiến chúng ta phải sử dụng rượu bia để xả stress, tự bản thân sẽ cần một thói quen để tự mình đối diện được với cơn thèm đồ uống có cồn nhất.

Hãy làm cho mình hai chiếc hộp thói quen, bao gồm:

  • Chiếc hộp đựng những thứ hữu hình giúp bạn giải stress, như một cuốn sách giải trí, gói snack yêu thích, tạp chí.
  • Chiếc hộp kỹ năng vô hình về tâm thức: Như bài tập hít thở, thiền, ghi chú về sự so sánh về bản thân một cách tích cực.

Phá vỡ vòng lặp sử dụng rượu bia khi đang căng thẳng

Hiểu về vòng lặp thói quen để dùng rượu bia giải quyết stress có thể giúp bạn dễ tìm cách để tránh cơn nghiện tái phát dễ dàng hơn. Vòng lặp bình thường sẽ bao gồm:

  • Căn nguyên gây ra stress: Có thể xuất phát từ mối quan hệ xã hội, công việc.
  • Tìm cách để giải khuây cùng bạn bè hay đi uống một mình
  • Đồ uống có cồn khiến tinh thần bạn thoải mái hơn, như một “phần thưởng” giải tỏa căng thẳng của bạn.

Đồng hành cùng chuyên viên tâm lý

thuc-uong-co-con (1).jpg

Lựa chọn việc đi theo liệu trình nhằm cai nghiện các chất có cồn và phục hồi bản thân cùng chuyên viên tâm lý là một trong những lựa chọn đường dài hiệu quả.

Chuyên viên có thể hỗ trợ bạn về:

  • Giúp bạn cởi mở chia sẻ về nguyên nhân khiến bạn dùng rượu bia để giải stress
  • Khám phá kỹ năng giúp bạn quản lý stress tốt hơn
  • Kiểm tra xem có bất kỳ triệu chứng tâm lý hay rối loạn giấc ngủ nào liên quan đến việc dùng bia rượu hay không.

Ngoài ra, chuyên viên sẽ cung cấp cho bạn các liệu pháp đối mặt với stress, thiết lập hành vi tạo sự tích cực cho bản thân, nhằm tránh xa việc tiêu cực hoá bản thân có liên quan đến chất có cồn.

Biên và phiên dịch: Bs Đặng Nghiêm

Nguồn: Healthline, MedicalXpress

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm