lcp

Cách dùng thuốc chích tiểu đường an toàn

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Hướng dẫn cơ bản cách sử dụng kim tiêm và cách chích thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể thử và thực hành ngay tại nhà một cách đơn giản

1. Tổng quan về thuốc chích tiểu đường 

thuốc chích tiểu đường

Hình ảnh: Tổng quan về thuốc chích tiểu đường

Bệnh đái tháo đường hay thường gọi là bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính của cơ thể. 

Glucose là một chất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Nó là năng lượng cho các tế bào cơ, mô và đặc biệt là não bộ. Thông thường, Glucose sẽ được cơ thể dự trữ dưới dạng Glycogen. Khi đói, lượng glucose trong máu giảm xuống quá thấp, gan sẽ chuyển hóa Glycogen thành Glucose để cân bằng lại nồng độ đường trong cơ thể. Tuy nhiên, để Glucose có thể được hấp thu vào các tế bào thì phải có sự xúc tác của hormone Insulin của tuyến tụy. Khi quá trình chuyển hóa Glycogen gặp bất kỳ bất lợi nào cũng có thể làm cho Glucose không đi vào các tế bào đích mà bị tích lũy dần trong máu. Sự mất cân bằng kéo dài dẫn đến nồng độ Glucose trong máu quá cao, vượt quá nồng độ sinh lý bình thường của cơ thể gây ra bệnh tăng đường huyết, đái tháo đường.

Đái tháo đường được chia làm 3 loại:

  • Đái tháo đường typ 1 (đái tháo đường phụ thuộc Insulin): Xảy ra khi lượng Insulin trong cơ thể quá thấp hoặc tế bào tuyến tụy không thể sản sinh Insulin. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt Insulin và ảnh hưởng tới khả năng hấp thu Glucose vào các tế bào.  
  • Đái tháo đường typ 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin): Các tế bào đích hấp thu Glucose tự sinh ra đề kháng với Insulin khiến cho Glucose không thể đi vào các tế bào. Lâu ngày gây ra tình trạng đái tháo đường.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, nhau thai có khả năng tạo ra các chất kích thích làm cho tế bào đề kháng với Insulin gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Kim chích thuốc tiểu đường hay còn gọi là bút tiêm Insulin là một sản phẩm bổ sung Insulin cho bệnh nhân thiếu hụt hormone Insulin. Nó giúp bệnh nhân bị tiểu đường bổ sung lượng Insulin cần thiết cho cơ thể, giúp nồng độ đường huyết về mức bình thường. Dụng cụ này được thiết kế để bệnh có thể tự sử dụng ngay tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế. 

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc chích tiểu đường 

cách chích thuốc tiểu đường

Hình ảnh: Hướng dẫn sử dụng thuốc chích tiểu đường

Bút tiêm Insulin là sản phẩm được thiết kế dành cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh không cần đến các trung tâm y tế để chích Insulin mà chỉ cần dùng bút tiêm tại nhà. Và dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách chích thuốc tiểu đường  đúng và an toàn.

Bước 1: Kiểm tra nhãn bút tiêm để đảm bảo dùng đúng loại Insulin cần tiêm (dung dịch hoặc hỗn dịch). 

Bước 2: Đồng nhất thuốc. Giữ bút tiêm trong hai lòng bàn tay, lăn qua lăn lại 10 lần sau đó đưa bút tiêm lên xuống 10 lần. Lặp lại động tác cho đến khi nhìn thấy dung dịch trong bút trở nên trắng đục đồng nhất. 

Lưu ý, với loại dung dịch Insulin trong suốt, không cần thực hiện bước này.

Bước 3: Gắn kim tiêm vào đầu bút tiêm. Gắn kim mới thẳng vào thân bút. Tháo nắp lớn bên ngoài, giữ nắp nhỏ có đầu kim bên trong để sử dụng. 

Bước 4: Đuổi bọt khí. Vặn nút chọn liều để chọn liều 1-2 đơn vị. Giữ bút tiêm thẳng đứng, đầu bút tiêm hướng lên trên đồng thời gõ nhẹ vào buồng chứa thuốc để đẩy bọt khí lên trên. Ấn đuôi bút cho đến khi cửa sổ liều chỉ về vạch số 0 và 1 giọt Insulin xuất hiện ở đầu kim.

Nếu giọt Insulin vẫn chưa xuất hiện, lặp lại bước này. Nếu sau khi lặp lại vẫn chưa thấy giọt Insulin xuất hiện, thay kim và lặp lại thao tác không quá 6 lần.

Bước 5: Chọn liều dùng phù hợp. Vặn nút chọn liều để chọn đúng liều Insulin cần tiêm.

Bước 6: Tiêm thuốc. Sát khuẩn da vị trí tiêm, véo nhẹ da và đâm kim tiêm vuông góc 90 độ vào dưới da. Ấn đuôi bút hết cơ cho đến khi cửa sổ chỉ liều chỉ về vạch 0. Không vội rút kim ra mà phải giữ kim dưới da ít nhất 6 giây.

Bước 7: Tháo kim tiêm. Vứt vỏ kim sau mỗi lần sử dụng. Đóng nắp bút tiêm và bảo quản ở nhiệt độ phòng cho những lần sử dụng tiếp theo.

Lưu ý: Insulin chưa sử dụng cần phải bảo quản ở nhiệt độ 20C - 80C trong tủ mát. Insulin đã được sử dụng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, dùng được trong 4-6 tuần. Khi phát hiện thuốc trong ống xuất hiện màu sắc bất thường, bị vẩn đục hoặc có hạt, hãy bỏ ống tiêm đó và dùng ống mới.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc chích tiểu đường

chích thuốc tiểu đường

Hình ảnh: Lưu ý khi sử dụng thuốc chích tiểu đường

Trong quá trình sử dụng thuốc chích tiểu đường, để đảm bảo an toàn, người dùng nên lưu ý một số điểm như:

  • Cần thay đổi vị trí tiêm thường xuyên. Nếu tiêm Insulin vào một vị trí trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bất thường cho mô mỡ như teo cơ, phì đại ngoài ý muốn. Mỡ dưới da bị tích tụ tăng nguy cơ hình thành các khối u làm giảm hấp thu Insulin. Nên thay phiên tiêm vào các vùng da ở bụng, đùi, cánh tay hoặc trên mông. Không nên tiêm vào các vị trí nhạy cảm như gần rốn, vùng da bị sẹo.
  • Trước khi tiêm hãy rửa sạch tay và vùng da cần tiêm để đảm bảo vô khuẩn.
  • Thời điểm tiêm tốt nhất là sau bữa ăn.
  • Nên tạo thói quen ghi chép, kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để tiện theo dõi diễn biến bệnh.
  • Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều dùng Insulin. Hãy tuân thủ đúng theo đơn được bác sĩ kêu, tránh các biến chứng bất lợi.
  • Không nên đâm kim quá sâu vào lớp cơ vì điều này sẽ khiến cho bệnh nhân đau đớn.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, hạn chế tinh bột, chất béo. Nên tăng lượng chất xơ nạp vào cơ thể.
  • Kết hợp ăn uống và tập thể dục đều đặn sẽ giúp tính trạng bệnh tiến triển tốt hơn.

Trên đây là thông tin tổng quan về thuốc chích tiểu đường và cách dùng thuốc chích tiểu đường an toàn tại nhà. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

Đánh giá bài viết này

(7 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm