Phân loại thuốc chống nôn dạng tiêm. Chỉ định và Lưu ý
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Thuốc chống nôn dạng tiêm là gì?
Thuốc chống nôn là loại thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị và ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn. Thuốc chống nôn có nhiều dạng bào chế khác nhau bao gồm: Viên nén hoặc viên nang, dạng dung dịch, thuốc đạn để đặt trực tràng hoặc miếng dán thẩm thấu qua da. Thuốc chống nôn dạng tiêm là thuốc chống nôn được bào chế để dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Một số loại thuốc chống nôn không cần kê đơn tuy nhiên một số khác cần kê đơn (có đơn thuốc được bác sĩ chỉ định) mới được sử dụng.
2. Chỉ định của thuốc chống nôn dạng tiêm
Thuốc chống nôn dùng đường tiêm tĩnh mạch được chỉ định cho người trưởng thành trên 20 tuổi và được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn trong bệnh đau nửa đầu, điều trị ung thư, các bệnh truyền nhiễm hoặc khi sinh đẻ.
- Kiểm soát triệu chứng nôn sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân cần đặt ống thông hay sonde vào ruột.
Chỉ định của thuốc chống nôn dạng tiêm bao gồm cả những bệnh nhân cần đặt ống thông hay sonde vào ruột.
Khi thuốc chống nôn dạng tiêm nên được sử dụng hạn chế để điều trị cho đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, chỉ được sử dụng xem như liệu pháp điều trị thứ hai, trong một số trường hợp sau:
- Điều trị tình trạng nôn mửa nghiêm trọng không biết rõ nguyên nhân, hoặc sau khi điều trị bằng các tác nhân hóa trị hoặc xạ trị.
- Bệnh nhân cần đặt ống thông hay sonde vào ruột.
Thuốc chống nôn dạng tiêm có thể được chỉ định điều trị cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trường thành. Thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho một số bệnh lý khác không được đề cập ở trên. Tuy nhiên, thuốc cần được chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Một số loại thuốc chống nôn dạng tiêm
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn, đối với mỗi nguyên nhân lại có những loại thuốc để điều trị khác nhau, cơ chế chống nôn cũng khác nhau do phụ thuộc vào nhóm hoạt chất của thuốc được chỉ định sử dụng.
- Nhóm thuốc kháng histamin và nhóm thuốc kháng cholinergic: chống nôn nhờ cơ chế ức chế phản xạ nôn.
- Thuốc kháng serotonin ức chế nôn theo cơ chế ngăn chặn truyền tín hiệu đến và đi từ vùng trung tâm nôn ở não.
Tùy vào nhóm hoạt chất của thuốc được chỉ định sử dụng mà có cơ chế chống nôn khác nhau
Một số chỉ định và liều dùng của các loại thuốc chống nôn dạng tiêm:
- Thuốc dolasetron (thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3): Sử dụng liều 12,5mg tiêm tĩnh mạch khi người bệnh bắt đầu có dấu hiệu buồn nôn, nôn.
- Thuốc Granisetron(chất đối kháng có tính chọn lọc cao với thụ thể 5-HT3, có tác dụng ngăn chặn serotonin có thể gây nôn mửa): Dùng 1mg/ lần, ngày sử dụng 3 lần (3mg/ngày).
- Thuốc Ondansetron (Chất đối kháng thụ thể 5-HT3): Tiêm tĩnh mạch từ 4 - 8mg/lần, có thể lặp lại liều sau 8 giờ nếu cần thiết.
- Thuốc Palonosetron (đối kháng thụ thể 5-HT3): chỉ định dùng dự phòng nôn trong các trường hợp có sử dụng hoá trị liệu, tiêm tĩnh mạch 0,25mg trước khi tiến hành hoá trị liệu 30 phút.
Các thuốc nhóm đối kháng thụ thể 5-HT3: Dolasetron, Granisetron và Ondansetron, Palonosetron được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân đang được điều trị theo phác đồ hoá trị liệu có nguy cơ gây nôn cao. Tuy nhiên, khi sử dụng các thuốc này bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hoặc nấc cụt.
Khi sử dụng các thuốc nhóm đối kháng thụ thể 5-HT3 người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hoặc nấc cụt.
- Thuốc metoclopramide (chất phong bế thụ thể dopamin): Tiêm tĩnh mạch từ 5-20mg/lần, 3 đến 4 lần/ngày. Thuốc được sử dụng để điều trị ban đầu ở những bệnh nhân bị nôn nhẹ. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc bao gồm: Tiêu chảy, lơ mơ, rối loạn ngoại tháp, buồn ngủ, hội chứng parkinson và chứng ngồi không yên, tụt huyết áp, trầm cảm, đặc biệt là khi dùng đường tĩnh mạch.
- Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc perphenazine - dùng để tiêm bắp hoặc Prochlorperazine - sử dụng tiêm tĩnh mạch cũng có hiệu quả giảm nôn rất tốt.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nôn dạng tiêm
Khi sử dụng thuốc chống nôn dạng tiêm cho hiệu quả tác dụng rất nhanh nhưng cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, thông thường tác dụng phụ khi sử dụng đường tiêm ảnh hưởng nặng nề hơn so với đường uống. Để hạn chế các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống nôn, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
- Khi sử dụng nhóm thuốc kháng histamin để điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn thì đa số đều gây cảm giác buồn ngủ và khô mũi khô miệng. Do vậy, khi bệnh nhân cần phải lái xe hoặc đang vận hành máy móc thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn các nhóm thuốc chống nôn khác để thay thế điều trị giúp tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
- Một số thuốc thuộc nhóm corticosteroid cũng được sử dụng làm thuốc chống nôn tuy nhiên dễ gây mụn trứng cá thứ phát, khát nước và rất nhiều tác dụng phụ khác. Ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc chống nôn khác hơn là corticosteroid trong điều trị buồn nôn, nôn.
- Khi dùng nhóm thuốc ức chế thụ thể dopamin bạn có thể gặp tình trạng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt hay co thắt cơ bắp. Người bệnh nên sắp xếp công việc và chế độ sinh hoạt hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn trong quá trình điều trị.
- Tương tác giữa thuốc chống nôn và một số thuốc điều trị các bệnh lý khác có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng tác dụng không mong muốn của thuốc chống nôn. Các nhóm thuốc có thể gây tương tác bao gồm: Thuốc điều trị viêm khớp, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc các nhóm thuốc điều trị bệnh lý liên quan đến máu...
- Thuốc chống nôn dạng tiêm truyền tĩnh mạch sau khi tiêm sẽ nhanh chóng vào vòng tuần hoàn, theo máu đi khắp cơ thể. Do vậy, các tác dụng không mong muốn thường xảy ra rất nhanh và trầm trọng hơn so với những đường dùng khác. Người bệnh và các nhân viên y tế cần lưu ý và theo dõi, giám sát trong suốt quá trình trị liệu. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường phải phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
- Trong trường hợp sử dụng quá liều, theo dõi các triệu chứng và liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý cụ thể.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc chống nôn và không được thay đổi hoặc tăng giảm liều lượng thuốc, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Medigo app vừa chia sẻ cho bạn những thông tin về Một số loại thuốc chống nôn dạng tiêm: Chỉ định và lưu ý khi sử dụng. Hy vọng với nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về các loại thuốc chống nôn dạng tiêm và sử dụng chúng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu tác dụng không mong muốn.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(2 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm