lcp

Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu để đạt hiệu quả?

4.9

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Thị Minh Tuyết

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nội tổng quát, Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết, Xét nghiệm, Y học gia đình

Thuốc hạ mỡ máu ra đời được coi là một bước ngoặt của Y học hiện đại, với tác dụng hạ mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch, tiểu đường. Tuy nhiên thuốc tây cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh. Vậy để hạn chế khả năng xảy ra các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc trong thời gian dài, cùng Medigo trả lời câu hỏi Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu để đạt hiệu quả? và cách duy trì sức khỏe khi chỉ số mỡ máu đã hạ qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu để đạt hiệu quả?

Khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu được 2 - 3 tháng, người bệnh nên đi xét nghiệm lại để biết chỉ số mỡ máu có được cải thiện hay không. Thông thường, thuốc hạ mỡ máu được bác sĩ kê theo từng đợt, thường sẽ đạt hiệu quả khi hết đợt điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc khi gặp một số trường hợp sau:

1.1 Hết đợt điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu sau khi kết thúc đợt điều trị mà chỉ số mỡ trong máu vẫn cao, lúc đó bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân để kê đơn thuốc mới. Thuốc chỉ phát huy từng giai đoạn vì vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc hạ mỡ máu nếu chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro trong quá trình dùng thuốc.

1.2 Bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc

Thuốc tân dược trị mỡ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, rối loạn tiêu hóa, suy giảm trí nhớ,... hoặc thậm chí nguy hiểm hơn có thể gặp đột quỵ, sốc phản vệ. Nếu thuốc hạ mỡ máu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới chức năng gan thận. Nên người có tiền sự bệnh gan thận nặng cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng, thuốc tây là con dao hai lưỡi.

thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu

Thuốc tây là con dao hai lưỡi, có thể gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh

1.3 Khi chỉ số mỡ máu đã ổn định, kết quả điều trị khi dùng thuốc tốt

Sau một đợt điều trị hoặc khi kết thúc liệu trình, người bệnh cần tới gặp bác sĩ theo lịch hẹn để tái khám và đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu kết quả điều trị nhận được tốt, chỉ số mỡ máu ổn định, bác sĩ có thể chỉ định ngưng dùng thuốc, áp dụng biện pháp điều trị không cần dùng thuốc. Các biện pháp đó là thực hiện chế độ ăn uống -  sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao điều độ, bỏ thuốc lá, uống rượu bia vừa đủ, phòng ngừa mỡ máu tăng trở lại.

2. Khi mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?

Người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. Nếu chỉ số mỡ máu về mức an toàn, bác sĩ có thể chỉ định ngưng dùng thuốc và xây dựng chế độ sinh hoạt hằng ngày lành mạnh, tránh mỡ máu tăng trở lại, bảo vệ sức khỏe và tránh nguy cơ biến chứng tim mạch.

thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu

3. Gợi ý chế độ ăn uống và sinh hoạt khi mỡ máu hạ

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ ngay cả khi đang dùng thuốc, và tiếp tục duy trì cả khi mỡ máu hạ để phòng ngừa mỡ máu tăng trở lại và bảo vệ sức khỏe như sau:

Thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc:

  • Bỏ chất béo chuyển hóa: Thành phần đôi lúc được ghi trên nhãn mác là “dầu thực vật hydro hóa một phần”. 
  • Giảm chất béo no
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ hòa tan: Một số loại rau củ được khuyên sử dụng là rau cần tây, rau diếp cá, mướp đắng, súp lơ, táo; chất xơ hòa tan trong yến mạch,... 
  • Ăn thực phẩm giàu Omega - 3: Omega - 3: cá hồi, cá thu, cá trích, óc chó, hạt hạnh nhân,..
thuốc hạ mỡ máu dùng bao lâu

Thói quen lành mạnh:

  • Tập thể dục thể thao điều độ, thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân lành mạnh
  • Uống rượu bia điều độ

Hy vọng bài viết trên đây giúp ích được cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về thuốc mỡ máu, thời gian dùng thuốc để đạt hiệu quả, khi nào cần ngưng dùng thuốc cũng như tránh các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc.

Đánh giá bài viết này

(7 lượt đánh giá).
4.9
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm