Thuốc kháng sinh viêm đường tiết niệu: Tác dụng, nguyên tắc và lưu ý
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
1. Tác dụng của thuốc kháng sinh trong trị viêm đường tiết niệu
Hình ảnh: Tác dụng của thuốc kháng sinh trong trị viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu thường là do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra.
Kháng sinh là nhóm chất có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người. Với các bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu, các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân tùy theo mức độ đáp ứng với kháng sinh của từng người
2. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu
Hình ảnh: Nguyên tắc khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu
Các nguyên tắc khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu gồm:
- Dựa trên kết quả của kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ chọn ra loại phù hợp nhất cho bệnh nhân.
- Kháng sinh được lựa chọn còn phải phù hợp với lứa tuổi của bệnh nhân, các bệnh mắc kèm, và các thuốc bệnh nhân đang sử dụng có gây tương tác có hại với kháng sinh không,...
- Bệnh nhân cần phải tuân thủ dùng đúng, đủ liều dùng được kê. Thời gian dùng thuốc và liều dùng tùy vào tình trạng của từng người nhưng thường sẽ không kéo dài quá 2 tuần.
- Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh bừa bãi. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định bác sĩ chuyên khoa.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
3. Các loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phổ biến
Dưới đây là một số thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay.
3.1 Kháng sinh trị viêm đường tiết niệu Nitrofurantoin
Nitrofurantoin là một dẫn chất của Nitrofuran có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Cơ chế của Nitrofurantoin là ức chế quá trình tổng hợp protein của vách tế bào vi khuẩn khiến chúng không thể tăng sinh và bị tiêu diệt.
Nitrofurantoin được chỉ định cho bệnh nhân:
- Nữ giới trên 6 tuổi bị viêm bàng quang do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
- Dùng cho bệnh nhân có tiền sử viêm bàng quang.
Một số tác dụng phụ hay gặp khi dùng nitrofurantoin gồm:
- Sốt, đau cơ, khô miệng.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Rối loạn tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Xuất hiện phát ban đỏ trên da, mày đay ngứa ngáy.
- Ảnh hưởng tới gan, phổi và mật.
3.2 Kháng sinh cephalexin trị viêm đường tiết niệu
Hình ảnh: Kháng sinh Cephalexin trị viêm đường tiết niệu
Cephalexin là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1. Đây là nhóm kháng sinh phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn khác nhau nên Cephalexin được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm bàng quang.
- Dùng cho bệnh nhân điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
- Thay thế Penicilin cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu bị dị ứng với Penicillin.
Liều dùng Cephalexin:
- Với người lớn bị viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ, trung bình không biến chứng, liều dùng khuyến cáo là 250mg mỗi 6 giờ hoặc 500mg mỗi 12 giờ.
- Trẻ em dưới 5 tuổi dùng 125mg Cephalexin mỗi 8 tiếng.
- Trẻ em trên 5 tuổi dùng 250mg Cephalexin mỗi 8 tiếng.
- Với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nặng, người cao tuổi và bệnh nhân suy thận, liều dùng được bác sĩ cân nhắc điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng.
Tuy nhiên, khi dùng Cephalexin, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải các tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc.
- Nổi mày đay, tăng bạch cầu ưa eorosin trong cơ thể.
- Có thể mắc hội chứng hội chứng Stevens-Johnson, viêm gan, vàng da, ứ mật.
Xem thêm các hướng dẫn sử dụng khác của Cephalexin tại đây: https://www.medigoapp.com/product/thuoc-khang-sinh-cephalexin-pmp-500-hop-100-vien.html
3.3 Trimethoprim - Kháng sinh trị viêm đường tiết niệu
Trimethoprim là một dẫn chất của Pyrimidine có tác dụng kìm khuẩn thông qua cơ chế ức chế hoạt động của các enzyme dihydrofolate - reductase và quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn.
Trimethoprim được dùng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như:
- Dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp tính, viêm tuyến tiền liệt.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát viêm đường tiết niệu cho bệnh nhân.
Hướng dẫn cách dùng kháng sinh Trimethoprim trị viêm đường tiết niệu:
- Trimethoprim đường uống: Người bệnh uống 100mg/lần, ngày uống 2 lần, dùng liên tục 10 ngày.
- Trimethoprim tiêm tĩnh mạch hoặc đường truyền: Liều 150-250mg/lần, mỗi lần dùng cách nhau 12 tiếng.
- Với bệnh nhân dùng Trimethoprim để dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu: Liều dùng khuyến cáo là 100mg/lần một ngày.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, người dùng cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như:
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Đau đầu, mờ mắt, tăng bạch cầu ưa acid.
- Men gan tăng, vàng da, ứ mật có thể gây hoạt tử tế bào gan.
- Tăng creatinin và ure máu, viêm đại tràng màng giả, giảm tiểu cầu.
- Trên da có thể gặp hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell, tăng nhạy cảm ánh sáng.
Nếu bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ nào của thuốc, dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị để được thay đổi loại thuốc khác an toàn hơn.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu
Khi dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần chú ý một số điều sau:
- Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.
- Tuân thủ đúng theo liều lượng được bác sĩ kê. Việc tự ý tăng, giảm liều dùng sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà nó còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy không được dùng kháng sinh quá 14 ngày. Nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu mãn tính, sau 14 ngày dùng phải nghỉ ngắt quãng 1 đến 2 tháng theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong thời gian dùng kháng sinh, nếu cơ thể bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như phát ban đỏ, nôn kèm tiêu chảy,... nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.
- Để tránh tính trạng tương tác giữa các thuốc đang dùng với kháng sinh, người bệnh nên khai báo các thuốc đang dùng cho bác sĩ điều trị để được kê đơn phù hợp nhất.
- Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân được khuyên nên kết hợp bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường đề kháng. Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,.. trong thời gian uống thuốc.
Trên đây là thông tin về các thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến và nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Medigo app để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(12 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm