Trí tuệ nhân tạo AI trong Y Học: Có thật sự là "phép màu" trong việc điều trị bệnh ở tương lai?
Ngày cập nhật
Những dữ liệu đại diện cho AI không có tính thiên kiến (bias)?
Trong trí tuệ nhân tạo, các dữ liệu được cung cấp đến máy tính có trách nhiệm đưa ra kết luận chẩn đoán dựa trên bằng chứng y học có sẵn. Điều này chỉ có tính chính xác khi thông tin để đưa ra kết luận ở thực tế tương đồng với thông tin được cung cấp, nhưng thực tế cho thấy thông tin thuật toán ghi nhận chỉ mang tính một chiều.
Theo một khảo sát từ các nhà nghiên cứu thuộc đại học Y Khoa Stanford vào 2020, các dữ liệu sức khoẻ và sư liên quan đến chủng tộc, tôn giáo, văn hoá, hành vi dựa trên thói quen sinh hoạt có giá trị tương đồng như tình trạng sức khoẻ hiện tại của người bệnh; khi để thuật toán chỉ ra giá trị xác thực của chẩn đoán. Lý do này khiến thuật toán không thể đưa ra được cái nhìn đa chiều như bác sĩ thực thụ và đưa ra chẩn đoán chính xác hoàn toàn, dựa trên so sánh từ ba bang California, Massachusetts và New Yorks.
Tính thiên kiến của AI sử dụng cho chẩn đoán có thể xảy ra qua yếu tố về giới và sắc tộc. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng thuật toán có sẵn để chỉ định can thiệp y khoa đối với nhóm bệnh nhân có nhiều vấn đề sức khoẻ có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân da trắng và da màu có cùng tình trạng; nhóm da trắng được chỉ định can thiệp nhiều hơn.
Nguyên nhân của sự khác biệt có căn nguyên từ việc dùng viện phí (health cost) làm proxy cho chỉ định can thiệp y khoa, trí tuệ nhân tạo đã không thể nhận ra được rằng mức chi cho chăm sóc sức khỏe của người da màu thấp hơn người da trắng với cùng tình trạng bệnh lý. Điều này kéo theo việc đưa ra quyết định điều trị sẽ có sai lệch từ việc thiếu tính đa chiều bởi thuật toán có sẵn.
Lựa chọn, chỉnh sửa và phòng ngừa sự thiếu vẹn toàn từ thuật toán của AI
Thực tế, có rất nhiều cách khả thi để lựa chọn, chỉnh ngừa và phòng ngừa những thiếu sót từ thuật toán, tránh để chúng trở thành “khuôn mẫu” cứng nhắc trong chẩn đoán y khoa. Những khía cạnh về giới tính, sắc tộc, chủng tộc và khác biệt văn hoá đang được các nhà phân tích dữ liệu sàng lọc và bổ sung, chúng cũng sẽ được thiết lập và thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực tiễn.
Sự lý tưởng nằm ở chỗ chúng ta sẽ có cơ hội được giới thiệu hệ thống AI thông minh, thiết lập dữ liệu định danh một cách toàn vẹn lẫn theo sát những tiêu chuẩn cá nhân hoá riêng biệt ở từng bệnh nhân.
Khi trí tuệ nhân tạo được áp dụng vào nền Y Học, việc giám sát đóng một phần tối quan trọng để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Những dự trù lẫn thuật toán bổ sung cho những mặt bệnh mới, chẳng hạn như COVID-19 sẽ khiến chất lượng chuẩn xác thuật toán bị ảnh hưởng. Phương diện quản lý hàng đầu cho AI nên có sự điều hành từ những nhà thực hành lâm sàng thực thụ chịu trách nhiệm, điều phối việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
Sự vượt trội từ công nghệ mở ra kỷ nguyên mới trong nhu cầu phục vụ chất lượng sức khoẻ của con người, đáp ứng toàn vẹn về chuyên môn và tiện ích tối đa đến với bệnh nhân. AI hứa hẹn sẽ trở thành công cụ y khoa đắc lực nhất trong tương lai, cùng với cách điều phối tinh tường từ những nhà lâm sàng hàng đầu của y học.
Biên dịch: Bs. Đặng Xuân Nghiêm
Nguồn: Linkedin, Scientific American
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm