lcp

Vaccine: Khi sức khoẻ chúng ta được bảo vệ tự nhiên từ việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu

Hãy cùng MEDIGO tìm hiểu về những loại vaccine phòng bệnh đang được áp dụng, đặc biệt là vaccine phòng coronavirus.

Vaccine - Trợ thủ đắc lực cho hệ miễn dịch

Về cơ bản, vaccine được sản xuất ra sẽ chứa những phần bất hoạt hay đã làm yếu đi của virus/vi khuẩn gây bệnh nhằm kích hoạt sự phát hiện và chống lại chúng bởi hệ miễn dịch. Khi công nghệ nghiên cứu và điều chế hiện đại hơn, vaccine sẽ có những “blueprint” nhằm hỗ trợ miễn dịch sản xuất ra chính kháng nguyên (không thể gây bệnh) vừa đảm bảo an toàn, lại giúp cơ thể chống lại nguồn bệnh nhanh chóng hơn.

Vaccine Khi sức khoẻ chúng ta được bảo vệ tự nhiên từ việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”-01.jpg

Tuỳ từng bệnh và tính chất của vaccine sẽ yêu cầu chúng ta tiêm nhắc lại hay chỉ 1 lần trong đời. Quy trình tiêm nhắc lại ở 1 số loại sẽ rất cần thiết để cơ thể sinh ra kháng thể tác dụng dài và hỗ trợ hệ miễn dịch “nhớ mặt” tác nhân gây bệnh, nhằm để cơ thể được bảo vệ hiệu quả hơn trong tương lai nếu mắc phải.

5 dạng điều chế vaccine phổ biến - Đặc tính và khả năng chống bệnh

Vaccine toàn phần

  • Phương thức hoạt động: Sử dụng phiên bản của mầm bệnh đã được làm yếu đi để hệ miễn dịch huy động các tế bào T và B tiêu diệt và sản sinh kháng thể, đối với cơ thể khỏe mạnh.
  • Phòng ngừa bệnh: Thủy đậu (Chickenpox), Sởi - Quai bị - Rubella (MMR), Rotavirus (Gây tiêu chảy cấp ở trẻ), Đậu mùa (Smallpox), Sốt vàng (Yellow fever), Thương hàn - dạng uống, Cúm - dạng xịt, Bại liệt (Polio).
  • Thông tin thêm: Do yếu tố sử dụng mầm bệnh sống, cơ địa của người tiêm có hệ miễn dịch yếu như trải qua hoá trị, ghép tạng hay suy giảm (HIV/Đái tháo đường/Hội chứng thận hư) sẽ không được khuyến cáo tiêm.

Vaccine bất hoạt

  • Phương thức hoạt động: Sử dụng nguồn bệnh bất hoạt (đã chết) để kích thích miễn dịch sinh kháng thể chứ không gây bệnh.
  • Phòng ngừa bệnh: COVID - 19 (Sinopharm/Sinovax), Cúm - dạng tiêm, Viêm gan siêu vi A (HAV), Bại liệt - dạng tiêm, Dại (Rabies)
  • Thông tin thêm: Mức độ đề kháng khi cơ thể đã tiêm vaccine có thể không hiệu quả bằng so với vaccine toàn phần, loại này sẽ mang tính an toàn cao hơn với mọi đối tượng. Thường yêu cầu tiêm nhắc lại để duy trì kháng thể chống bệnh cần thiết.

Vaccine tiểu đơn vị (tiểu đơn vị protein, polysaccharide, tiểu đơn vị liên hợp, tái tổ hợp)

  • Phương thức hoạt động: Chỉ sử dụng một phần cấu tạo của tác nhân gây bệnh, đủ để kích hoạt miễn dịch của cơ thể; thường là lấy phần phân tử đường, protein hay vỏ ngoài protein (capsid) của bệnh nguyên.
  • Phòng ngừa bệnh: COVID - 19 (Novavax), Viêm gan siêu vi B (HBV), HPV , Phế cầu khuẩn, Não mô cầu, Zona (Shingles), Ho gà (Whooping cough)
  • Thông tin thêm: Phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch hay bệnh nền phức tạp. Mức độ bảo vệ không cao, so với hai loại vaccine kể trên.

Vaccine giải độc tố

  • Phương thức hoạt động: Điều chế trên độc tố sản sinh từ vi khuẩn sau khi đã làm mất đi khả năng gây độc và vẫn giữ tính kháng nguyên; hỗ trợ miễn dịch tăng khả năng tiêu diệt và sản sinh kháng thể với nguồn bệnh.
  • Phòng ngừa bệnh: Bạch hầu (Diphtheria), Uốn ván (Tetanus)
  • Thông tin thêm: Thường sẽ yêu cầu tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch hiệu quả.

Vaccine RNA

  • Phương thức hoạt động: Tạo ra đoạn RNA để cơ thể dịch thành đoạn protein tương tự của vi khuẩn; cho phép cơ thể nhận diện chúng như nguồn bệnh thực sự và tiêu diệt/sinh kháng thể bảo vệ.
  • Phòng ngừa bệnh: COVID- 19 (Pfizer-BioNTech/Mordena)
  • Thông tin thêm: Đảm bảo an toàn bởi loại vaccine này không chứa bất kỳ nguồn bệnh từ virus/vi khuẩn); tuy độ hiệu quả vẫn còn cần kiểm định nhưng đã có những tín hiệu khả quan.

Ngoài 5 loại kể trên, dạng vaccine vector (AstraZeneca/Sputnik V) là một bước tiến mới khi sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Sử dụng một loại virus vector (lành tính) và ghép một đoạn protein gai của coronavirus vào chúng, nhằm kích hoạt sự tiêu diệt của tế bào T và sản xuất kháng thể chống lại từ tế bào B bởi hệ miễn dịch sau tiêm.

Đánh giá và kiểm duyệt vaccine khi đưa vào sử dụng

Từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc theo dõi/kiểm duyệt để vaccine được chấp thuận, đưa vào quy trình tiêm chủng quốc gia cần sự nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả đối với con người.

4 giai đoạn (bước) trong quy trình kiểm định vaccine từ FDA bao gồm:

Thử nghiệm tại phòng lab - Nền tảng trong việc điều chế vaccine, có thể sẽ tốn nhiều năm liền. Quy trình sản xuất phải đảm bảo những hạng mục an toàn và đảm bảo chất lượng.

Phase I - Cỡ mẫu lâm sàng nhỏ, mục đích chính để đo lường sự an toàn của vaccine đối với người được tiêm.

Phase II - Cỡ mẫu lớn với lượng tình nguyện viên đáng kể, kiểm định sự an toàn lẫn sự thích ứng của miễn dịch đối với vaccine.

Phase III - Cỡ mẫu lớn đủ để kiểm định về hiệu quả và an toàn của vaccine khi áp dụng vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

Vaccine Khi sức khoẻ chúng ta được bảo vệ tự nhiên từ việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”-03.jpg

Nguồn: Health Letter

Biên dịch: Bác sĩ Nghiem Dang

Đánh giá bài viết này

(8 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm