Nhiều người thường lựa chọn những loại thuốc giảm đau khi gặp các cơn đau đầu, đau bụng, đau răng, sốt cao... mà không biết rằng loại thuốc này cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy làm sao để sử dụng các loại thuốc giảm đau đúng cách và an toàn? Tìm hiểu thông tin thuốc giảm đau dưới đây để chọn được sản phẩm phù hợp.
Thông tin tổng quan về thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là những loại thuốc có chứa thành phần dược học có khả năng làm giảm nhanh các cơn đau do chấn thương, do bệnh lý hay đau do phẫu thuật gây nên. Thuốc sẽ hấp thụ vào cơ thể qua đường uống, niêm mạc lưỡi (viêm ngậm) hoặc qua da (miếng dán giảm đau, cao giảm đau). Các thành phần trong thuốc sẽ ức chế tín hiệu đau phát ra từ não bộ, từ đó não bộ sẽ không phát ra tín hiệu đau nên cảm giác đau cũng được thuyên giảm.
Thuốc giảm đau thông thường chỉ có thể làm giảm các cơn đau trong vòng 30-60 phút nếu là đường uống hoặc bôi. Nếu tiêm giảm đau thì tác dụng sẽ nhanh hơn. Mặc dù chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng thuốc giảm đau sẽ phần nào xoa dịu cơn đau, giúp người bị đau cảm thấy thoải mái hơn.
Thuốc giảm đau là biện pháp được áp dụng phổ biến cho các cơn đau nhẹ và vừa
Phân loại thuốc giảm đau hiện tại
Hiện nay có 2 nhóm thuốc giảm đau đang được sử dụng phổ biến bao gồm:
Các nhóm thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
Thường dùng trong các trường hợp cấp độ nhẹ như cảm cúm, đau đầu, nhức mỏi cơ, sốt do mọc răng hoặc nhổ răng, đau bụng đến kỳ, đau do viêm khớp...
Nhóm này cũng được chia thành 2 loại:
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): Là nhóm thuốc có nhiều dạng từ viên uống, kem hoặc gel bôi ngoài da cho tới miếng dán ngoài da. Cơ chế hoạt động sẽ ức chế cyclooxygenases, từ đó giúp giảm đau, chống viêm, có hoặc không hạ sốt. Các loại NSAID thường thấy như aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen...
Paracetamol (Acetaminophen): là nhóm thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện nay với thành phần chính là Paracetamol. Thuốc dù không có tác dụng giảm viêm nhưng lại không gây loét dạ dày như NSAID.
Nhóm thuốc giảm đau kê đơn
Thường là những loại có opioid hoặc không có opioid. Opioid là hoạt chất mạnh có khả năng tác động lên ống tiêu hóa, não bộ và tủy sống, truyền đi các tín hiệu rằng cảm giác đau thay đổi.
Thuốc giảm đau kê đơn bao gồm những loại sau:
Morphine: Thường thấy trong những cuộc phẫu thuật để giảm đau toàn thân.
Codeine: Giảm đau cấp độ nhẹ đến vừa, thường được dùng cùng với paracetamol hoặc thuốc không opioid khác.
Oxycodone: Có tác dụng giảm đau từ vừa đến mức độ nặng. Là thuốc mạnh phải có sự giám sát của bác sĩ.
Hydrocodone: Được chỉ định cho cơn đau từ vừa đến nặng, có thể kết hợp cùng paracetamol và thuốc không opioid khác.
Có rất nhiều hoạt chất giảm đau khác nhau
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc giảm đau
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các nhóm thuốc giảm đau, người dùng cần biết những lưu ý quan trọng sau đây:
Hoạt chất Acetaminophen (Paracetamol) nếu dùng quá liều sẽ đe dọa tính mạng, gây tổn thương gan thận. Chất này cũng không được dùng chung với đồ uống có cồn và cần thận trọng nếu sử dụng cho trẻ em hay phụ nữ mang thai.
Nhóm NSAID thường chống chỉ định với người bị bệnh dạ dày, vì có khả năng gây xuất huyết dạ dày. Ngoài ra loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ bệnh thận nếu người bệnh đang điều trị bằng các loại thuốc lợi tiểu, bệnh tim mạch, bệnh thận, tăng huyết áp.
Hoạt chất Opioid thường gây buồn ngủ, không khuyên dùng với tài xế, người điều khiển máy móc. Không dùng thuốc Opioid chung với đồ uống có cồn, thuốc kháng benzodiazepine, kháng barbiturate để giảm nguy cơ suy hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng.
Chỉ sử dụng thuốc của mình, theo đúng liều lượng đưa ra cho bản thân.
Khi muốn kết hợp cùng với thuốc khác hoặc thực phẩm bổ sung, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không nên bẻ hoặc cắt nhỏ viên thuốc bởi có thể dẫn tới quá liều rất nguy hiểm.
Lưu ý sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn
Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể gặp
Bên cạnh công dụng giảm đau thì thuốc giảm đau cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng không đúng cách:
Gây viêm loét, xuất huyết dạ dày: Liều cao Aspirin và NSAID sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây chảy máu ở dạ dày và đường tiêu hoá. Triệu chứng thường thấy như buồn nôn, nôn ói, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân...
Gây nghiện thuốc: Một số thành phần morphine, codeine, tramadol có khả năng gây nghiện thuốc và rất khó để ngưng thuốc.
Giảm chức năng gan: Thuốc liều cao kéo dài khiến chức năng gan suy giảm, dẫn đến suy gan cấp tính và thậm chí tử vong.
Giảm chức năng thận: Lạm dụng paracetamol và ibuprofen thời gian dài khiến thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận.
Ảnh hưởng đến tim mạch: Aspirin có khả năng làm tăng huyết áp với phụ nữ, paracetamol liều cao và NSAID có liên quan đến khả năng tăng huyết áp, cơn đau tim cấp.
Tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi: Nhóm Opioid liều cao có thể làm tăng khả năng bị gãy xương đối với người trên 60 tuổi.
Một số tác dụng phụ khác: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, phát ban, dị ứng và ngứa...
Top 5+ sản phẩm thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện tại
Hệ thống nhà thuốc Medigo đang có gần 600+ các loại thuốc giảm đau thuộc các nhóm thuốc giảm đau khác nhau. Dưới đây là 5 loại thuốc giảm đau nhanh đang được sử dụng phổ biến và tin dùng nhiều nhất.
Efferalgan 500mg - Thuốc giảm đau mạnh mẽ
Efferalgan 500mg - Thuốc giảm đau mạnh mẽ
Thành phần: Paracetamol 500mg và tá dược
Công dụng: Giảm các triệu chứng đau nhẹ như đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, giúp hạ sốt. Điều trị trường hợp cảm cúm, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, sốt mọc răng, đau sau phẫu thuật, sau khi tiêm vaccine,...
Cách sử dụng: Hòa tan viên sủi trong ly nước lớn, uống sau khi ăn no.
Liều lượng: Phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe riêng ở từng người. Trung bình mỗi lần dùng từ 10-15mg/kg. Sử dụng từ 3-5 ngày với các trường hợp sốt hoặc đau nhẹ.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với paracetamol hoặc với propacetamol hydrocloride, người bị bệnh gan nặng. Không dùng chung với các thuốc khác chứa paracetamol.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu lỡ sử dụng thuốc quá liều.
Effer paralmax 500 - Thuốc giảm đau nhanh chóng
Effer paralmax 500 - Thuốc giảm đau nhanh chóng
Thành phần: Paracetamol 500mg và các tá dược tỷ lệ nhỏ.
Công dụng: Giảm đau tác dụng nhanh trong các trường hợp đau nhẹ như đau bụng kinh, đau đầu, nhức mỏi cơ, đau do thấp khớp. Tác dụng hạ sốt và đau mỏi người do cảm cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp.
Cách sử dụng: Người lớn uống 1-2 viên x 2-3 lần/ngày nhưng không vượt 8 viên/ngày. Trẻ em từ 7-12 tuổi uống 1 viên x 2-3 lần và không uống quá 4 viên/ngày.
Chống chỉ định: Suy gan, suy thận, hội chứng thiếu men G6PD, dị ứng với bất kỳ hoạt dược nào trong thuốc. Không dùng chung với thuốc chứa Paracetamol nào khác.
Cẩn trọng: Phụ nữ có thai, cho con bú, phù nề do tim mạch, bệnh thận, nghiện rượu... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tatanol - Thuốc giảm đau hiệu quả
Tatanol – Thuốc giảm đau hiệu quả
Thành phần: Acetaminophen 500mg. Là thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid.
Công dụng: Giảm đau nhẹ gây ra bởi đau đầu, đau nửa đầu, mỏi nhừ cơ thể do cảm cúm, đau bụng kinh, đau răng, đau mỏi cơ xương, đau họng... Hạ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cách sử dụng: Dùng đường uống, chỉ dùng tối đa 5 ngày ở trẻ em và 10 ngày đối với người lớn. Không dùng khi sốt quá 39,5 độ tái phát hoặc sốt liên tục 3 ngày.
Liều dùng:
Trẻ em >12 tuổi và người lớn uống 1-2 viên x 3-4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, không uống nhiều hơn 8 viên/ngày.
Trẻ em từ 6-12 tuổi uống ½ - 1 viên x 3-4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, không uống nhiều hơn 4 viên/ngày.
Chống chỉ định: Suy gan nặng, mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
Hapacol - Các loại thuốc giảm đau cho trẻ em và người lớn
Hapacol - Các loại thuốc giảm đau cho trẻ em và người lớn
Thành phần: Paracetamol
Công dụng: Giảm các triệu chứng đau nhẹ do cảm cúm, đau đầu, đau họng, đau do mọc răng hoặc nhổ răng, đau viêm khớp, đau nhức cơ xương, đau sau phẫu thuật, đau sau khi tiêm vaccine. Hạ sốt do cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết...
Cách sử dụng: Có riêng từng loại cho người lớn và trẻ em khác nhau, sử dụng theo đường uống. Không dùng thuốc kéo dài quá 3 ngày để hạ sốt hoặc quá 10 ngày nếu muốn giảm đau. Không dùng thuốc khi sốt cao hơn 39,5°C.
Liều dùng: Dựa trên trọng lượng và tình trạng bệnh sẽ có liều lượng cụ thể cho từng người.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với các chất trong thuốc, những người thiếu chất glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. Không dùng chung với thuốc có Paracetamol khác, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Panadol - Nhóm thuốc giảm đau phổ biến
Panadol - Nhóm thuốc giảm đau phổ biến
Thành phần: Paracetamol 500mg
Công dụng: Hạ sốt, giảm đau nhẹ gồm nhức đầu, đau cơ xương, đau bụng kinh, đau răng, đau sau nhổ răng, đau họng, đau sau khi tiêm vaccine, đau bởi viêm xương khớp...
Cách sử dụng: Chỉ dùng đường uống, dùng cho trẻ trên 6 tuổi và người trưởng thành. Không dùng chung với các thuốc chứa Paracetamol khác, không dùng quá 4 liều trong 1 ngày, mỗi liều uống cách nhau ít nhất 4 tiếng. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 ngày.
Liều dùng: tùy theo cân nặng trung bình dùng 10-15mg/kg cân nặng trong vòng 1 ngày. Tối đa trẻ em từ 6-11 tuổi dùng không quá 60mg/kg trọng lượng. Người lớn không dùng quá 4000mg (8 viên) mỗi ngày.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với Paracetamol, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Mua Online thuốc giảm đau tại nhà thuốc 24h Medigo App
Có quá nhiều loại thuốc giảm đau khiến bạn bối rối? Bạn không tìm được nhà thuốc gần nhà? Đừng lo, ứng dụng MEDIGO sẽ giúp bạn chọn thuốc và ship ngay tới tận nhà chỉ sau 30 phút.
Được tư vấn miễn phí với bác sĩ và trình dược viên 24/7.
Giao thuốc tới tận nhà chỉ sau 30 phút.
Trên 10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm đã được kiểm định chuẩn chất lượng.
Hệ thống nhà thuốc Medigo mở cửa 24/24 tại Đà Nẵng, Hà Nội, Tp.HCM.
Cài đặt ứng dụng nhanh chóng, thao tác thuận tiện.
Medigo – Ứng dụng tư vấn thuốc với chuyên gia và giao thuốc ngay sau 30 phút
Câu hỏi thường gặp
Các loại thuốc giảm đau nào hiện đang được sử dụng phổ biến nhất?
Có một số loại thuốc giảm đau được nhiều người tin dùng như: Panadol, Panadol Extra, Efferalgan, Hapacol 150, Hapacol 250, Hapacol 650, Tatanol...
Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng hay không?
Thuốc giảm đau thường có tác dụng ngay trong vài giờ sử dụng.
Lượng thuốc giảm đau nào là an toàn để sử dụng?
Sử dụng phù hợp với trọng lượng, độ tuổi và tình trạng bệnh. Liều lượng theo hướng dẫn và không vượt quá số lượng tối đa cho phép.
Có nên sử dụng thuốc giảm đau đồng thời với thuốc khác không?
Không nên dùng thuốc giảm đau chung với các loại thuốc khác. Nếu muốn dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước.
Làm thế nào để biết được loại thuốc giảm đau phù hợp với bệnh của mình?
Dựa vào bảng thành phần, hướng dẫn sử dụng, công dụng của thuốc để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, không gây dị ứng do bất kỳ thành phần nào.
Thuốc giảm đau có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ thường gặp sẽ xuất hiện tùy mức độ nặng hay nhẹ như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan, hạ huyết áp, nổi mề đay, phát ban...
Có nên tự ý mua thuốc giảm đau hay không?
Dù là thuốc không kê đơn hay thuốc kế đơn thì vẫn không nên tự ý mua thuốc, hãy tham khảo trước ý kiến của chuyên gia hoặc trình dược viên để được tư vấn.
Thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu?
Tác dụng của thuốc giảm đau thường ngắn, chỉ vài tiếng sau khi sử dụng.
Cách sử dụng thuốc giảm đau như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Dùng đúng liều lượng, đúng thời điểm, không dùng chung với thuốc khác, không dùng chung với rượu bia, chú ý đến các trường hợp không nên dùng thuốc trong tờ HDSD.
Thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý hay không?
Thuốc giảm đau có thể làm người bệnh cảm thấy an tâm hơn và xoa dịu cơn đau nhanh chóng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và giảm căng thẳng.
Tóm lại, những cơn đau cấp độ nhẹ đến vừa thường có thể được giải quyết bằng các nhóm thuốc giảm đau khác nhau tùy mục đích. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có sự tham khảo từ bác sĩ chuyên môn để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
Để được tư vấn chi tiết hơn về thuốc giảm đau hay những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi ngay Hotline 1900 636 647 hoặc ấn CHAT NGAY trên App MEDIGO - Ứng dụng tư vấn và giao thuốc 24/24 chỉ 30 phút.
Nhiều người thường lựa chọn những loại thuốc giảm đau khi gặp các cơn đau đầu, đau bụng, đau răng, sốt cao... mà không biết rằng loại thuốc này cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy làm sao để sử dụng các loại thuốc giảm đau đúng cách và an toàn? Tìm hiểu thông tin thuốc giảm đau dưới đây để chọn được sản phẩm phù hợp.
Thông tin tổng quan về thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là những loại thuốc có chứa thành phần dược học có khả năng làm giảm nhanh các cơn đau do chấn thương, do bệnh lý hay đau do phẫu thuật gây nên. Thuốc sẽ hấp thụ vào cơ thể qua đường uống, niêm mạc lưỡi (viêm ngậm) hoặc qua da (miếng dán giảm đau, cao giảm đau). Các thành phần trong thuốc sẽ ức chế tín hiệu đau phát ra từ não bộ, từ đó não bộ sẽ không phát ra tín hiệu đau nên cảm giác đau cũng được thuyên giảm.
Thuốc giảm đau thông thường chỉ có thể làm giảm các cơn đau trong vòng 30-60 phút nếu là đường uống hoặc bôi. Nếu tiêm giảm đau thì tác dụng sẽ nhanh hơn. Mặc dù chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng thuốc giảm đau sẽ phần nào xoa dịu cơn đau, giúp người bị đau cảm thấy thoải mái hơn.
Thuốc giảm đau là biện pháp được áp dụng phổ biến cho các cơn đau nhẹ và vừa
Phân loại thuốc giảm đau hiện tại
Hiện nay có 2 nhóm thuốc giảm đau đang được sử dụng phổ biến bao gồm:
Các nhóm thuốc giảm đau không kê đơn (OTC)
Thường dùng trong các trường hợp cấp độ nhẹ như cảm cúm, đau đầu, nhức mỏi cơ, sốt do mọc răng hoặc nhổ răng, đau bụng đến kỳ, đau do viêm khớp...
Nhóm này cũng được chia thành 2 loại:
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): Là nhóm thuốc có nhiều dạng từ viên uống, kem hoặc gel bôi ngoài da cho tới miếng dán ngoài da. Cơ chế hoạt động sẽ ức chế cyclooxygenases, từ đó giúp giảm đau, chống viêm, có hoặc không hạ sốt. Các loại NSAID thường thấy như aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen...
Paracetamol (Acetaminophen): là nhóm thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện nay với thành phần chính là Paracetamol. Thuốc dù không có tác dụng giảm viêm nhưng lại không gây loét dạ dày như NSAID.
Nhóm thuốc giảm đau kê đơn
Thường là những loại có opioid hoặc không có opioid. Opioid là hoạt chất mạnh có khả năng tác động lên ống tiêu hóa, não bộ và tủy sống, truyền đi các tín hiệu rằng cảm giác đau thay đổi.
Thuốc giảm đau kê đơn bao gồm những loại sau:
Morphine: Thường thấy trong những cuộc phẫu thuật để giảm đau toàn thân.
Codeine: Giảm đau cấp độ nhẹ đến vừa, thường được dùng cùng với paracetamol hoặc thuốc không opioid khác.
Oxycodone: Có tác dụng giảm đau từ vừa đến mức độ nặng. Là thuốc mạnh phải có sự giám sát của bác sĩ.
Hydrocodone: Được chỉ định cho cơn đau từ vừa đến nặng, có thể kết hợp cùng paracetamol và thuốc không opioid khác.
Có rất nhiều hoạt chất giảm đau khác nhau
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc giảm đau
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là các nhóm thuốc giảm đau, người dùng cần biết những lưu ý quan trọng sau đây:
Hoạt chất Acetaminophen (Paracetamol) nếu dùng quá liều sẽ đe dọa tính mạng, gây tổn thương gan thận. Chất này cũng không được dùng chung với đồ uống có cồn và cần thận trọng nếu sử dụng cho trẻ em hay phụ nữ mang thai.
Nhóm NSAID thường chống chỉ định với người bị bệnh dạ dày, vì có khả năng gây xuất huyết dạ dày. Ngoài ra loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ bệnh thận nếu người bệnh đang điều trị bằng các loại thuốc lợi tiểu, bệnh tim mạch, bệnh thận, tăng huyết áp.
Hoạt chất Opioid thường gây buồn ngủ, không khuyên dùng với tài xế, người điều khiển máy móc. Không dùng thuốc Opioid chung với đồ uống có cồn, thuốc kháng benzodiazepine, kháng barbiturate để giảm nguy cơ suy hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng.
Chỉ sử dụng thuốc của mình, theo đúng liều lượng đưa ra cho bản thân.
Khi muốn kết hợp cùng với thuốc khác hoặc thực phẩm bổ sung, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không nên bẻ hoặc cắt nhỏ viên thuốc bởi có thể dẫn tới quá liều rất nguy hiểm.
Lưu ý sử dụng các loại thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn
Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể gặp
Bên cạnh công dụng giảm đau thì thuốc giảm đau cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng không đúng cách:
Gây viêm loét, xuất huyết dạ dày: Liều cao Aspirin và NSAID sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây chảy máu ở dạ dày và đường tiêu hoá. Triệu chứng thường thấy như buồn nôn, nôn ói, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy, sụt cân...
Gây nghiện thuốc: Một số thành phần morphine, codeine, tramadol có khả năng gây nghiện thuốc và rất khó để ngưng thuốc.
Giảm chức năng gan: Thuốc liều cao kéo dài khiến chức năng gan suy giảm, dẫn đến suy gan cấp tính và thậm chí tử vong.
Giảm chức năng thận: Lạm dụng paracetamol và ibuprofen thời gian dài khiến thận bị tổn thương, dẫn đến suy thận.
Ảnh hưởng đến tim mạch: Aspirin có khả năng làm tăng huyết áp với phụ nữ, paracetamol liều cao và NSAID có liên quan đến khả năng tăng huyết áp, cơn đau tim cấp.
Tăng nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi: Nhóm Opioid liều cao có thể làm tăng khả năng bị gãy xương đối với người trên 60 tuổi.
Một số tác dụng phụ khác: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, phát ban, dị ứng và ngứa...
Top 5+ sản phẩm thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện tại
Hệ thống nhà thuốc Medigo đang có gần 600+ các loại thuốc giảm đau thuộc các nhóm thuốc giảm đau khác nhau. Dưới đây là 5 loại thuốc giảm đau nhanh đang được sử dụng phổ biến và tin dùng nhiều nhất.
Efferalgan 500mg - Thuốc giảm đau mạnh mẽ
Efferalgan 500mg - Thuốc giảm đau mạnh mẽ
Thành phần: Paracetamol 500mg và tá dược
Công dụng: Giảm các triệu chứng đau nhẹ như đau đầu, đau bụng kinh, đau răng, giúp hạ sốt. Điều trị trường hợp cảm cúm, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, sốt mọc răng, đau sau phẫu thuật, sau khi tiêm vaccine,...
Cách sử dụng: Hòa tan viên sủi trong ly nước lớn, uống sau khi ăn no.
Liều lượng: Phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe riêng ở từng người. Trung bình mỗi lần dùng từ 10-15mg/kg. Sử dụng từ 3-5 ngày với các trường hợp sốt hoặc đau nhẹ.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với paracetamol hoặc với propacetamol hydrocloride, người bị bệnh gan nặng. Không dùng chung với các thuốc khác chứa paracetamol.
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu lỡ sử dụng thuốc quá liều.
Effer paralmax 500 - Thuốc giảm đau nhanh chóng
Effer paralmax 500 - Thuốc giảm đau nhanh chóng
Thành phần: Paracetamol 500mg và các tá dược tỷ lệ nhỏ.
Công dụng: Giảm đau tác dụng nhanh trong các trường hợp đau nhẹ như đau bụng kinh, đau đầu, nhức mỏi cơ, đau do thấp khớp. Tác dụng hạ sốt và đau mỏi người do cảm cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp.
Cách sử dụng: Người lớn uống 1-2 viên x 2-3 lần/ngày nhưng không vượt 8 viên/ngày. Trẻ em từ 7-12 tuổi uống 1 viên x 2-3 lần và không uống quá 4 viên/ngày.
Chống chỉ định: Suy gan, suy thận, hội chứng thiếu men G6PD, dị ứng với bất kỳ hoạt dược nào trong thuốc. Không dùng chung với thuốc chứa Paracetamol nào khác.
Cẩn trọng: Phụ nữ có thai, cho con bú, phù nề do tim mạch, bệnh thận, nghiện rượu... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tatanol - Thuốc giảm đau hiệu quả
Tatanol – Thuốc giảm đau hiệu quả
Thành phần: Acetaminophen 500mg. Là thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid.
Công dụng: Giảm đau nhẹ gây ra bởi đau đầu, đau nửa đầu, mỏi nhừ cơ thể do cảm cúm, đau bụng kinh, đau răng, đau mỏi cơ xương, đau họng... Hạ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cách sử dụng: Dùng đường uống, chỉ dùng tối đa 5 ngày ở trẻ em và 10 ngày đối với người lớn. Không dùng khi sốt quá 39,5 độ tái phát hoặc sốt liên tục 3 ngày.
Liều dùng:
Trẻ em >12 tuổi và người lớn uống 1-2 viên x 3-4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, không uống nhiều hơn 8 viên/ngày.
Trẻ em từ 6-12 tuổi uống ½ - 1 viên x 3-4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ, không uống nhiều hơn 4 viên/ngày.
Chống chỉ định: Suy gan nặng, mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
Hapacol - Các loại thuốc giảm đau cho trẻ em và người lớn
Hapacol - Các loại thuốc giảm đau cho trẻ em và người lớn
Thành phần: Paracetamol
Công dụng: Giảm các triệu chứng đau nhẹ do cảm cúm, đau đầu, đau họng, đau do mọc răng hoặc nhổ răng, đau viêm khớp, đau nhức cơ xương, đau sau phẫu thuật, đau sau khi tiêm vaccine. Hạ sốt do cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết...
Cách sử dụng: Có riêng từng loại cho người lớn và trẻ em khác nhau, sử dụng theo đường uống. Không dùng thuốc kéo dài quá 3 ngày để hạ sốt hoặc quá 10 ngày nếu muốn giảm đau. Không dùng thuốc khi sốt cao hơn 39,5°C.
Liều dùng: Dựa trên trọng lượng và tình trạng bệnh sẽ có liều lượng cụ thể cho từng người.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với các chất trong thuốc, những người thiếu chất glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. Không dùng chung với thuốc có Paracetamol khác, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Panadol - Nhóm thuốc giảm đau phổ biến
Panadol - Nhóm thuốc giảm đau phổ biến
Thành phần: Paracetamol 500mg
Công dụng: Hạ sốt, giảm đau nhẹ gồm nhức đầu, đau cơ xương, đau bụng kinh, đau răng, đau sau nhổ răng, đau họng, đau sau khi tiêm vaccine, đau bởi viêm xương khớp...
Cách sử dụng: Chỉ dùng đường uống, dùng cho trẻ trên 6 tuổi và người trưởng thành. Không dùng chung với các thuốc chứa Paracetamol khác, không dùng quá 4 liều trong 1 ngày, mỗi liều uống cách nhau ít nhất 4 tiếng. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 ngày.
Liều dùng: tùy theo cân nặng trung bình dùng 10-15mg/kg cân nặng trong vòng 1 ngày. Tối đa trẻ em từ 6-11 tuổi dùng không quá 60mg/kg trọng lượng. Người lớn không dùng quá 4000mg (8 viên) mỗi ngày.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với Paracetamol, thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Mua Online thuốc giảm đau tại nhà thuốc 24h Medigo App
Có quá nhiều loại thuốc giảm đau khiến bạn bối rối? Bạn không tìm được nhà thuốc gần nhà? Đừng lo, ứng dụng MEDIGO sẽ giúp bạn chọn thuốc và ship ngay tới tận nhà chỉ sau 30 phút.
Được tư vấn miễn phí với bác sĩ và trình dược viên 24/7.
Giao thuốc tới tận nhà chỉ sau 30 phút.
Trên 10.000 loại thuốc, TPCN, dược mỹ phẩm đã được kiểm định chuẩn chất lượng.
Hệ thống nhà thuốc Medigo mở cửa 24/24 tại Đà Nẵng, Hà Nội, Tp.HCM.
Cài đặt ứng dụng nhanh chóng, thao tác thuận tiện.
Medigo – Ứng dụng tư vấn thuốc với chuyên gia và giao thuốc ngay sau 30 phút
Câu hỏi thường gặp
Các loại thuốc giảm đau nào hiện đang được sử dụng phổ biến nhất?
Có một số loại thuốc giảm đau được nhiều người tin dùng như: Panadol, Panadol Extra, Efferalgan, Hapacol 150, Hapacol 250, Hapacol 650, Tatanol...
Thuốc giảm đau có tác dụng nhanh chóng hay không?
Thuốc giảm đau thường có tác dụng ngay trong vài giờ sử dụng.
Lượng thuốc giảm đau nào là an toàn để sử dụng?
Sử dụng phù hợp với trọng lượng, độ tuổi và tình trạng bệnh. Liều lượng theo hướng dẫn và không vượt quá số lượng tối đa cho phép.
Có nên sử dụng thuốc giảm đau đồng thời với thuốc khác không?
Không nên dùng thuốc giảm đau chung với các loại thuốc khác. Nếu muốn dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước.
Làm thế nào để biết được loại thuốc giảm đau phù hợp với bệnh của mình?
Dựa vào bảng thành phần, hướng dẫn sử dụng, công dụng của thuốc để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, không gây dị ứng do bất kỳ thành phần nào.
Thuốc giảm đau có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ thường gặp sẽ xuất hiện tùy mức độ nặng hay nhẹ như: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, đau bụng, tiêu chảy, tăng men gan, hạ huyết áp, nổi mề đay, phát ban...
Có nên tự ý mua thuốc giảm đau hay không?
Dù là thuốc không kê đơn hay thuốc kế đơn thì vẫn không nên tự ý mua thuốc, hãy tham khảo trước ý kiến của chuyên gia hoặc trình dược viên để được tư vấn.
Thuốc giảm đau có tác dụng trong bao lâu?
Tác dụng của thuốc giảm đau thường ngắn, chỉ vài tiếng sau khi sử dụng.
Cách sử dụng thuốc giảm đau như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Dùng đúng liều lượng, đúng thời điểm, không dùng chung với thuốc khác, không dùng chung với rượu bia, chú ý đến các trường hợp không nên dùng thuốc trong tờ HDSD.
Thuốc giảm đau có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý hay không?
Thuốc giảm đau có thể làm người bệnh cảm thấy an tâm hơn và xoa dịu cơn đau nhanh chóng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và giảm căng thẳng.
Tóm lại, những cơn đau cấp độ nhẹ đến vừa thường có thể được giải quyết bằng các nhóm thuốc giảm đau khác nhau tùy mục đích. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có sự tham khảo từ bác sĩ chuyên môn để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
Để được tư vấn chi tiết hơn về thuốc giảm đau hay những vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi ngay Hotline 1900 636 647 hoặc ấn CHAT NGAY trên App MEDIGO - Ứng dụng tư vấn và giao thuốc 24/24 chỉ 30 phút.