Nhiều người có thói quen dùng thuốc trị chóng mặt mỗi khi cảm thấy choáng váng và mất thăng bằng, mất sức. Tuy nhiên chúng ta rất dễ lầm tưởng chứng chóng mặt với một số triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh khác.
Vậy chóng mặt là triệu chứng như thế nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau.
Thông tin tổng quan cần hiểu về tình trạng/bệnh chóng mặt
Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là triệu chứng mà người bệnh cảm thấy cơ thể như bị mất thăng bằng mọi vật xung quanh như xoay tròn. Thông thường, chóng mặt sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác như buồn nôn, cảm giác mắt mờ, ù tai, vã mồ hôi, đập trống ngực, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng…
Chóng mặt có thể xuất hiện khi bạn đứng dậy nhanh chóng, thay đổi tư thế đột ngột khiến bộ phận cảm nhận và điều tiết thăng bằng cơ thể không thích ứng được. Tuy nhiên nếu triệu chứng này tự phát với tần suất thường xuyên thì rất có thể bạn đang gặp một số vấn đề khác về sức khỏe.
Chóng mặt thường đi kèm với một số triệu chứng khác như hoa mắt, ù tai, buồn nôn…
Các dạng chóng mặt
Một số dạng chóng mặt thường gặp:
- Chóng mặt ngoại biên: Xuất hiện do sự xáo trộn ở vùng tai trong, ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận và điều tiết cân bằng cơ thể của các bộ phận liên quan, khiến xảy ra cảm giác chóng mặt.
- Chóng mặt do thay đổi tư thế: Xuất hiện khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người có tiền sử bị chấn thương đầu, những người bị nhiễm trùng tai, viêm tai, hoặc những người đã từng làm phẫu thuật tai.
- Chóng mặt do chứng viêm mê đạo tai: Người bệnh mắc chứng viêm mê đạo tai ngoài thường xuyên chóng mặt còn có thể kèm theo sốt cao, ù tai, đau tai, cơn đau không kiểm soát được, suy giảm thính giác.
- Chóng mặt do bệnh Menier: Người bệnh Menier cũng ngoài các triệu chứng vốn có như buồn nôn, nôn dữ dội, ù tai, mất thính giác… còn có thể bị chóng mặt với tần suất thường xuyên.
- Chóng mặt vì viêm dây thần kinh tiền đình: Người bệnh dễ bị đau tai, mắt tự chuyển động không kiểm soát được ở phía vùng tai bị ảnh hưởng. Nguyên do của tình trạng này chính là người bệnh có thể đã bị nhiễm siêu vi.
Nguyên nhân gây chóng mặt
Sử dụng thuốc trị chóng mặt cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh để đạt hiệu quả cao khi chữa trị. Những nguyên dẫn đến chứng chóng mặt bao gồm:
- Rối loạn huyết áp: Áp lực máu tăng hoặc giảm đột ngột là nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện chứng hoa mắt, chóng mặt.
- Rối loạn tai: Tai là một trong hai bộ phận quan trọng đảm nhiệm chức năng cảm nhận thăng bằng của cơ thể. Các chứng viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong, hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bộ phận điều tiết cân bằng trong tai nội đều có thể sinh ra cảm giác mất cân bằng, dẫn đến chóng mặt.
- Rối loạn thần kinh ngoại biên: Các chứng viêm dây thần kinh ngoại vi hoặc bất kỳ tổn thương nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng của cơ thể.
- Các nguyên nhân khác như: đột quỵ xuất huyết não, nhồi máu não, tổn thương vùng thân và tiểu não, chấn thương sọ não, các chứng xơ cứng tế bào não, u não…
Cơ quan điều tiết cân bằng cho cơ thể ở vùng tai trong bị tổn thương là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt.
Phân loại thuốc trị chóng mặt trên thị trường
Các loại thuốc trị chóng mặt được phân loại dựa trên nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Cụ thể, có 4 nhóm thuốc chóng mặt:
- Nhóm thuốc Glucocorticoid và thuốc kháng sinh: Điều trị chứng chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo dưới sự gây hại của vi khuẩn.
- Nhóm thuốc kháng Histamin: Duy trì hoạt động bình thường của tai trong, giúp điều hòa và kiểm soát khả năng cân bằng của cơ thể.
- Nhóm thuốc kháng tiết Cholin: Điều trị/ chống các chứng buồn nôn, chóng mặt cho say tàu xe.
- Nhóm thuốc Benzodiazepin: Điều trị bệnh Meniere do viêm dây thần kinh tiền đình hoặc do nguyên nhân từ tâm lý bất ổn, hạn chế tình trạng chóng mặt do bệnh phát.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc trị chóng mặt
Một số điều cần biết khi sử dụng thuốc trị chóng mặt mà bệnh nhân cần lưu ý như:
- Nhóm thuốc Corticosteroid có thể xuất hiện các tác dụng phụ khi sử dụng. Các triệu chứng phổ biến như viêm loét dạ dày - tá tràng, một số biến chứng ở tim mạch và thận…
- Nhóm thuốc kháng Histamin có thể gây buồn ngủ. Vì thế cần lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này đối với những nghề nghiệp cần sự tập trung cao như lái xe, lái tàu, người vận hành máy móc, thiết bị…
- Nhóm thuốc kháng tiết Cholin chống chỉ định cho những người bị bệnh tăng nhãn áp, phụ nữ mang thai dưới 3 tháng và trẻ em chưa đầy 8 tuổi.
- Nhóm thuốc Benzodiazepin có tác dụng an thần nên không sử dụng cho các nghề nghiệp cần sự tập trung như tài xế, người điều hành máy móc…
Caption: Nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc trị chóng mặt vì chúng có thể kèm theo một số tác dụng phụ không mong muốn.
Top 5+ sản phẩm thuốc trị chóng mặt tốt nhất
Thuốc trị chóng mặt Flurassel
Viên nang Flurassel được chỉ định điều trị trực tiếp cho các chứng rối loạn tiền đình và thiếu máu tuần hoàn não.
Thuốc trị chóng mặt Flurassel còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai… Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng phòng ngừa bệnh đau nửa đầu, cải thiện tuần hoàn não rất hữu hiệu.
Liều dùng:
- Trẻ em dưới 20kg: Uống 1 viên/ 2 ngày.
- Trẻ em từ 20kg - 40kg và người trưởng thành dưới 65 tuổi: 2 viên/ lần/ ngày.
- Người già trên 65 tuổi: 1 viên/ lần/ ngày.
Thuốc trị chóng mặt Flurassel - Ảnh sản phẩm.
Thuốc trị chóng mặt Blackmores Reme-D
Thuốc trị chóng mặt Blackmores Reme-D được điều chế từ chiết xuất lá cây Feverfew và bổ sung nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Thuốc không chỉ có nhiều công dụng trong việc cải thiện chứng ù tai, đau đầu do rối loạn tiền đình, mà còn nâng cao sức khỏe của hệ thần kinh vô cùng tốt.
Liều dùng:
- Người lớn; 1 viên/ lần/ ngày
- Có thể tăng liều dùng thành 2 viên/ lần/ ngày nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc trị chóng mặt Blackmores Reme-D - Ảnh sản phẩm.
Thuốc điều trị chóng mặt cho người cao tuổi Neu-Stam 800
Thuốc chóng mặt Neu-Stam 800 chứa 80mg Piracetam, có hiệu quả giảm chóng mặt, nhức đầu, ổn định tinh thần và cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác như: di chứng thiếu hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu não, nhồi máu não, chấn thương sọ não, cải thiện tình trạng giảm tập trung và sa sút trí tuệ ở người già.
Liều dùng:
- Uống từ 1.2 - 2.4 gram Neu-Stam 800 mỗi ngày, có thể thay đổi lượng thuốc theo từng tình trạng của người bệnh.
Thuốc trị chóng mặt Neu-Stam 800
Thuốc tiêm chuyên trị chóng mặt Olepa Injection
Olepa Injection là dung dịch thuốc đặc trị chứng chóng mặt, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, thiếu máu não. Ngoài ra, thuốc trị chóng mặt Olepa Injection còn hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh khác liên quan đến não bộ như: thiếu hồng cầu lưỡi liềm, thiếu máu não cục bộ, ngăn ngừa đột quỵ…
Liều dùng:
- Sử dụng thuốc chóng mặt Olepa Injection kiên trì trong một vài tuần liên tục, liều lượng thay đổi dựa theo tình trạng thực tế của bệnh nhân.
Thuốc trị chóng mặt Olepa Injection - Ảnh sản phẩm
Thuốc trị chóng mặt nhức đầu Tanponai 500mg
Tanponai 500mg là thuốc đặc trị các cơn chóng mặt được nhiều bác sĩ và chuyên gia Y tế tin dùng. Thuốc có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở về trạng thái tỉnh táo.
Liều dùng:
- Người lớn: từ 1 - 2 viên/ lần/ ngày, dùng liên tục từ 10 - 30 ngày.
- Trẻ em: Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc trị chóng mặt Tanponai 500mg - Ảnh sản phẩm.
Mua Online thuốc trị chóng mặt tại nhà thuốc 24h MEDIGO App
Chóng mặt làm cơ thể mất cân bằng, vô cùng bất tiện để di chuyển. Vậy làm cách nào để mua thuốc đây?
Bạn hoàn toàn có thể đặt mua thuốc trị chóng mặt online thông qua MEDIGO App. Không cần lo lắng về việc hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? Chỉ cần nhấn nút đặt hàng, bạn sẽ nhận được cuộc gọi tư vấn sức khỏe từ các dược sĩ nhà thuốc, từ đó kê đơn phù hợp với tình trạng của người sử dụng.
Người phát bệnh giữa đêm cũng có thể nhờ sự hỗ trợ từ MEDIGO App. Chúng tôi luôn túc trực 24/24 để có thể kịp thời trợ giúp bạn khi cần thiết.
Thông tin về ứng dụng ĐẶT THUỐC SIÊU NHANH của MEDIGO, bạn có thể tham khảo tại:
Hoặc liên hệ trực tiếp với tổng đài CSKH của chúng tôi theo hotline 1900 636 647 để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất mọi thắc mắc của bạn.
Caption: MEDIGO App - Đặt thuốc siêu nhàn, giao hàng nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Chóng mặt thường bị nhầm lẫn với bệnh gì?
Đôi khi cơ thể có cảm giác choáng váng, chao đảo hoặc lâng lâng, trước mắt như tối sầm lại, cơ thể lúc này tựa như không đứng vững, mọi thứ trước tầm nhìn trở nên mờ nhạt và nhòe đi. Những cảm giác này bị nhiều người hiểu nhầm là chóng mặt, tuy nhiên điều này hoàn toàn không phải.
Những triệu chứng vừa kể trên xuất phát từ những nguyên do như : tác dụng phụ của thuốc, lo âu, mệt mỏi, đói kiệt sức, tụt huyết áp và một số bệnh lý ở tiểu não. Còn chứng chóng mặt xuất phát từ các bệnh lý trên hệ thống tiền đình.
Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ đâu là nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này để hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì cho phù hợp.
Chóng mặt có nguy hiểm gì không?
Chóng mặt làm con người cảm thấy khó chịu chứ không nguy hiểm. Tuy nhiên sự mất thăng bằng đột ngột xuất hiện có thể khiến bạn bị ngã, nguy cơ về thương tích cơ thể.
Chứng chóng mặt không nguy hiểm nhưng đây lại là biểu hiện của những bệnh lý khác trong cơ thể. Vì thế, nếu thấy chóng mặt xuất hiện với tần suất thường xuyên thì tốt nhất hãy thăm khám các cơ sở Y tế để sớm phát hiện và điều trị bệnh tiềm ẩn một cách kịp thời.
Khi nào thì nên đến bệnh viện?
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay nếu:
- Chóng mặt xuất hiện quá thường xuyên.
- Chóng mặt kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: nói đớ, yếu liệt, hoa mắt, mất cảm giác cơ thể…
- Chóng mặt nhiều lần xuất hiện ở người cao tuổi, đây là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Caption: Nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe nếu chứng chóng mặt xuất hiện nhiều hoặc có các biểu hiện bất thường kèm theo.
Tin rằng với những thông tin đã đưa, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về chứng chóng mặt cũng như các loại thuốc trị chóng mặt phổ biến.
Chóng mặt là một triệu chứng không nguy hiểm. Tuy nhiên những bệnh lý đi kèm mới chính là điều khiến bạn lo lắng. Vì thế, nếu như cảm thấy triệu chứng hoa mắt chóng mặt xuất hiện quá thường xuyên thì tốt nhất hãy nên kiểm tra sức khỏe tại các trung tâm Y tế để