Acid folic
Acid Folic, còn có tên khác là Vitamin B9, là dạng vitamin B tan trong nước được xếp vào nhóm 13 Vitamin cần thiết mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày.
Chúng có vai trò tham gia sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu. Vì vậy, acid folic là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Centers for Disease Control) khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên cung cấp 400 micrograms Acid Folic mỗi ngày để giúp tạo tế bào máu và hỗ trợ cho sự phát triển ống thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai bổ sung thiếu Axit Folic, thai nhi có thể bị khiếm khuyết ống tủy sống, nguy cơ dị tật nứt đốt sống.
Folate xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và acid folic là dạng tổng hợp của vitamin này. Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, cam hoặc các sản phẩm từ lúa mì nguyên chất, gan, măng tây, củ cải đường, rau cải xanh, rau bina… Tuy nhiên, ở 1 số đối tượng có nhu cầu tăng cao về acid folic như phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, họ cần bổ sung dinh dưỡng này từ nguồn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện nay trên thị trường, chế phẩm thuốc có thể chỉ chứa duy nhất acid folic hoặc đồng thời với các Vitamin, muối sắt khác theo tác dụng mong muốn. Thuốc acid folic có nhiều dạng bào chế như: thuốc tiêm, viên nang mềm, viên nang cứng, viên nén,… Trong đó, dạng viên nang là phổ biến nhất, được chế tạo ở nhiều mức hàm lượng khác nhau, phù hợp với đối tượng cần bổ sung khác nhau.
Bên cạnh đó, phụ nữ có nhu cầu bổ sung acid folic cao hơn nam giới do mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt. Để sản xuất tế bào máu tốt hơn, ngoài acid folic cần chú ý bổ sung cả sắt và các dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu thiếu máu do thiếu acid folic, phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm hoạt động thể lực thường xuyên,…
Bổ sung acid folic là biện pháp để điều trị thiếu folate và thiếu máu. Acid folic cũng có thể được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh thiếu máu ác tính, thiếu máu bất sản hoặc thiếu máu do thiếu hồng cầu. Tuy nhiên, acid folic không được sử dụng trong điều trị thiếu vitamin B12 và những tổn thương của tủy sống.
Thông tin chung Acid Folic
Chỉ định của Acid Folic
Chống chỉ định Acid Folic
Thận trọng khi dùng Acid Folic
Thai kỳ
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Liều lượng và cách dùng Acid Folic
Quá liều và xử trí quá liều
Tương tác với các thuốc khác
Dược lý
Bảo quản
Nguồn tham khảo
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm