lcp

Cây Lá Đắng: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Cây Lá Đắng hay còn được gọi là Cây mật gấu, Hoàng liên ô rô, mã hổ, thuộc họ Cúc với danh pháp khoa học là Asteraceae. Sở dĩ cây có tên gọi là Cây Lá Đắng khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng. Trong y học, Cây Lá Đắng có tác dụng dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Cây Lá Đắng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Cây Lá Đắng cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Lá đắng, Cây mật gấu, Hoàn liên ô rô, mã hổ.
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum hoặc Vernonia amygdalina Del.
  • Họ: Cúc (Asteraceae).
  • Công dụng: Cây Lá Đắng có tác dụng dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Mô tả Cây Lá Đắng

Cây Lá đắng mọc thẳng đứng, thuộc dạng cây bụi sống lâu năm. Cây chỉ cao khoảng hai đến ba mét, cây có đường kính thân khá nhỏ khoảng từ 2 đến 4 cm. Cây Lá đắng phân nhánh ngay tại cành gốc, lúc cây còn non thường được phủ trên bề mặt lớp lông trắng mịn nhưng lúc về già thì lớp lông này rụng dần hết. Cây Lá đắng có phiến lá dạng hình trái xoan ngược, hình răng cưa ở mép lá và cuống lá dài.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Phi.

Cây mật gấu cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác cũng mang trùng tên là “mật gấu” (cây hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

Thu hoạch: Thu hại cây mật gấu quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.

Chế biến: Cách sơ chế:

Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước;

Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.

Bộ phận sử dụng của Cây Lá Đắng

Thân non và lá.

Thành phần hóa học

Cây Lá đắng sở dĩ có tên gọi như vậy là do nó có chứa những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside tạo nên vị đắng của lá. Cây gồm những hợp chất có tác dụng sinh học như: Flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, terpene, steroid, coumarin, anthraquinone, edotide và sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).

Ngoài ra Lá đắng còn chứa các chất khoáng như magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, các vitamin như Vitamin A, E, C, B1,B2, protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng như Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng của Cây Lá Đắng

Theo y học cổ truyền

Cây lá đắng có vị đắng, tính bình. Cây không gây ngộ độc, gây tử vong cho động vật qua các nghiên cứu lâm sàng.

Dân gian hay dùng Lá đắng nấu canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Một số thầy thuốc ở Châu Phi khuyến cáo người dân dùng để chữa đái tháo đường, các chứng bệnh ở đường tiêu hoá như chán ăn, kiết lỵ và rối loạn tiêu hoá.

Theo y học hiện đại

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo Quyển Y – Sinh học thực nghiệm 2/2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) có công bố cho thấy Lá đắng giúp giảm tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Cây Lá đắng có chứa các Polyphenol có tác dụng kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Ngoài ra nó còn giúp hạ đường huyết, ổn định lipid máu, bảo vệ tim mạch.

Theo một số nghiên cứu được ghi nhận, cây cây lá đắng có các tác dụng như sau:

Cây lá đắng được dùng cho người đái tháo đường nhờ các hợp chất trong lá đắng giúp kiểm soát đường huyết.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng chống ung thư.

Lá đắng giúp trị các vấn đề tiêu hóa như đau bụng và tả lỵ, rối loạn tiêu hóa, táo bón, trị giun sán. Ngoài ra, lá đắng còn giúp tăng ngon miệng khi ăn, giảm buồn nôn.

Các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá đắng giúp chữa cảm lạnh, giảm sốt rất tốt.

Nhờ trong lá đắng có chứa các chất chống oxy hóa nên có tác dụng chữa các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu. Ngoài ra, nó còn giúp tăng sức sống tình dục.

Chất đắng trong lá có thể thay thế cho quinin giúp chống sốt rét.

Người bị đau họng, ho có đờm thì vào ban đêm trước khi đi ngủ chỉ cần ăn một lá thì sáng sáng hôm sau có thể giảm các triệu chứng ho.

Đối với phụ nữ có thai nhưng gặp phải vấn đề khó sinh, uống nước lá đắng giúp tăng khả năng sinh sản.

Đối với phụ nữ bị rối loạn hormon sinh dục, nhờ các chất caroten trong lá đắng giúp phụ nữ cân bằng quá trình tổng hợp các hormon, duy trì nồng độ estrogen, kéo dài tuổi xuân.

Lá đắng giúp giảm cholesterol xấu, hỗ trợ trị viêm gan siêu vi B và C, khử độc cho cơ thể giúp bảo vệ gan thận.

Đối với phụ nữ cho con bú, lá đắng giúp tăng tiết sữa mẹ.

Lá đắng giúp trị mẩn ngứa ngoài da.

Lá đắng tác động đến hệ thần kinh giúp an thần, giảm đau.

Liều lượng và cách dùng Cây Lá Đắng

Cách dùng cây lá đắng sắc nước uống hàng ngày: Lá đắng có thể đun nước uống dùng hàng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc, giải rượu. Cách dùng như sau rửa sạch cây Lá đắng và sắc với nước theo tỷ lệ 20g/1 lít nước trong vòng tầm 15 phút là có thể dùng được.

Cách dùng cây lá đắng ngâm rượu thuốc: Cây Lá đắng đem rửa sạch, chẻ vừa cỡ rồi đem phơi khô. Sau đó, hòa cùng rượu ngâm trong bình. Đợi tầm 15 ngày thì màu rượu chuyển dần sang vàng và đậm lên theo thời gian. Hơn nữa, tùy thuộc vào nồng độ có thể chọn uống nguyên chất hay pha thêm rượu ở bên ngoài vào.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Lá Đắng

Trị xuất tinh sớm, duy trì đời sống tình dục: Lấy khoảng 10 Lá đắng đem rửa sạch, tiếp đến hãm khoảng 1,5 lít nước sôi, sau đó đợi tầm 15 phút là có thể được. Nước lá đắng kiểu này có thể dùng hàng ngày thay thay nước lọc.

Trị thoái hóa đốt sống cổ: Lấy khoảng 8 Lá đắng đem rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Trước khi đi ngủ hòa với nửa cốc bia, vắt lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng Cây Lá Đắng

Khi dùng cây lá đắng để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

Trước khi áp dụng những bài thuốc từ cây lá đắng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng cây lá đắng với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.

Người có huyết áp thấp không nên dùng cây lá đắng.

Trường hợp phụ nữ có thai không được dùng lá của cây. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.

Bảo quản dược liệu Cây Lá Đắng

Bảo quản dược liệu cây mật gấu ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm thấp.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Cây Lá Đắng cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.