Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng
Cây vòi voi là loại cây dại mọc ở nhiều nơi nước ta. Tuy nhiên, trong y học dân gian, loại cây này có nhiều công dụng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Vậy cây vòi voi có tác dụng gì? Hãy cùng tìm câu trả lời với bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Đặc điểm và công dụng của cây vòi voi
1.1. Đặc điểm sinh học cây cây vòi voi
Đặc điểm sinh học cây cây vòi voi
Trước khi tìm hiểu về cây vòi voi trị bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm sinh học để biết cách phân biệt loại cây này:
- Cây vòi voi là loài thân cỏ, có chiều cao khoảng từ 25 - 40cm.
- Loại cây này có thân cứng, khô và có nhiều các cành nhỏ. Thân của cây vòi voi khỏe, hơi nhám và có nhiều lông cứng.
- Lá của cây vòi có hình trứng dài, khi sờ vào có cảm giác sần sùi và nhăn nheo. 2 mặt của lá vòi voi cũng có lông và có hình dạng răng cưa.
- Hoa của cây vòi voi thường có màu trắng, một số cây có hoa màu tím. Các bông hoa sắp thành 2 hàng và mọc thành cụm dài có hình dạng giống chiếc vòi voi.
- Quả của loại cây này có 4 hạch nhỏ và dính vào nhau ở trên phần đỉnh của mỗi quả. Khi chín, các chiếc hạch này sẽ tách nhau ra.
1.2. Thành phần, thu hái và bào chế dược liệu cây vòi voi
Thành phần, thu hái và bào chế dược liệu cây vòi voi
Cây vòi voi thường mọc hoang dã tại các nước ở vùng nhiệt đới, thường phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, loài cây này mọc ở phổ biến nhiều tỉnh thành, ngoài trừ các tỉnh cao nguyên. Cây vòi voi là một loại cây ưa sáng, mọc nhiều ở các vùng đất ẩm ướt, trên các nương rẫy, các vườn cây hoặc các vùng đất để hoang,...
Hạt của loài cây này sẽ phát triển mạnh vào khoảng tháng 4 và tháng 5. Sau đó, vòi voi sinh trưởng mạnh và ra hoa, kết quả vào mùa hè. Sau đó, cây này sẽ tàn vào khoảng thời gian giữa mùa thu.
Loại cây vòi voi này có thể hái được suốt năm, nhưng thu hoạch cây này vào mùa hè hoặc mùa thu sẽ giúp dược liệu chứa nhiều dưỡng chất nhất và giúp làm da các bài thuốc có công dụng tốt nhất. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng toàn bộ cây vòi voi và có thể dùng loại cây này tươi, đem đi sấy khô hoặc phơi.
1.3. Công dụng của dược liệu cây vòi voi
Công dụng của dược liệu cây vòi voi
Để tìm hiểu xem cây vòi voi chữa bệnh gì? Cần xác định các thành phần có trong loại cây này. Cây vòi voi có chứa các chất như: acetyl indicine, indicin, indicine,... Trên lá và hoa của loài cây này còn chứa các chất: putrescin, homospermidine, spermine,...
Khi bôi các vết thương hở trên da, cây vòi voi giúp tái tạo các mô và giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn. Bên cạnh đó, bôi cao vòi voi lên vết thương còn giúp chống viêm cho cơ thể.
Theo Y Học Cổ Truyền, công dụng cây vòi voi giúp thông huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm hay trừ phong thấp. Chính vì những tác dụng của cây vòi voi này mà người ta thường sử dụng loại cây này để chữa các bệnh xương khớp.
Ngoài ra, cây vòi voi còn thường được dùng để điều trị tình trạng phong thấp, đau lưng, mỏi gối, viêm sưng khớp, viêm xoang, sưng tấy, nổi mụn nhọt,...
Theo y học hiện đại, cỏ vòi voi có công dụng giúp chống oxy hóa, giảm đau, kháng khuẩn, chống co thắt, chữa lành vết thương, kháng u, chống ung thư, chống viêm, lợi tiểu,... Bởi vậy, loại cây này có thể dùng để chữa một số bệnh như: vô sinh, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, dị ứng,...
1.4. Liều dùng và cách dùng dược liệu vòi voi
Người dùng có thể dùng loại cây này đắp lên da hoặc sắc thuốc để uống. Mỗi lần sử dụng liều lượng không quá 30g.
2. Tác dụng của cây vòi voi trong chữa bệnh
2.1 Chữa bệnh viêm da cơ địa
Cây vòi voi giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Bệnh viêm da cơ địa là loại bệnh mãn tính khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ngứa rát dữ dội. Ngoài ra, loại bệnh này còn khiến người mắc mất ngủ và bị căng thẳng kéo dài.
Theo Y Học Cổ Truyền, công dụng của cây vòi voi giúp giảm các tình trạng viêm da cơ địa. Bởi vì, loại cây này có các thành phần giúp kiểm soát các triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra rất tốt.
Các bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa từ cây vòi voi:
- Bài thuốc chườm: rửa sạch lá và thân của cây vòi voi và thái thành các khúc ngắn. Tiếp theo, phần lá và thân cây đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút. Sau đó, vớt ra để ráo nước rồi dùng chảo sao nóng cùng với giấm và rượu trắng. Đợi đến khi chuyển sang màu vàng thì đổ vào túi vải để chườm lên vùng da bị viêm. Lưu ý, chườm đến khi thuốc nguội thì lấy đem đi sao lại rồi chườm tiếp. Chườm mỗi ngày 2 lần và duy trì trong khoảng 3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc đắp: cũng dùng lá và thân cây vòi voi đem đi rửa sạch, rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Tiếp theo, với phần lá và thân cây ra sau đó giã thật nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị viêm. Đắp mỗi lần 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Dùng thuốc mỗi ngày 1 lần và duy trì liên tục từ 2 đến 3 tuần.
- Bài thuốc thoa bằng rượu: dùng phần rễ và thân của cây vòi voi đem đi rửa sạch và thái thành khúc nhỏ. Để ráo nước sau đó cho vào một chiếc bình và đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp. Khi nào rượu chuyển thành màu vàng thì lấy để thoa lên vùng da cần điều trị. Thoa mỗi ngày 2 lần và liên tục trong vòng 2 đến 3 tuần.
2.2 Lợi tiểu
Dược liệu chiết xuất từ lá cây vòi voi có thể được dùng để làm thuốc lợi tiểu mạnh. Đây là loại thuốc được dùng để giúp đào thải nước và muối ở thận. Loại thuốc này sẽ những người bị xơ gan, suy thận, huyết áp cao hoặc mắc các bệnh về thận.
2.3 Chữa đau nhức xương khớp
Cây vòi voi giúp chữa đau nhức xương khớp
Một công dụng khác của cây vòi voi đó là giúp chữa trị tình trạng đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả.
Bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp từ cây vòi voi:
Nguyên liệu: 500g cây vòi voi, giấm gạo
Cách làm: Dùng toàn bộ cây vòi voi đem đi rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ và giã nhuyễn. Tiếp theo đó, dùng chảo sao nóng rồi cho giấm vào sao cùng. Đến khi thấy chuyển sang màu vàng thì bỏ vào túi vải rồi dùng đắp lên vùng bị đau nhức xương rồi để qua đêm.
2.4 Hỗ trợ điều trị viêm xoang
Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm xoang cũng là một trong những tác dụng của cây vòi voi.
Cách thực hiện: Dùng 5 cây vòi voi và 5 nhánh hoa ngũ sắc tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong khoảng 5 phút. Tiếp theo đó, vớt 2 nguyên liệu trên ra rồi đem đi giã nhuyễn với 1 ít muối tinh rồi lọc lấy phần nước cốt. Cho phần nước đã lọc vào bình xịt rồi xịt dung dịch và 2 bên mũi, mỗi lần khoảng 2 giọt.
Các bài thuốc được làm từ vòi voi và hoa ngũ sắc có hiệu quả trong việc sát trùng và giúp xoang mũi được thông thoáng hơn. Qua đó, việc hô hấp của người bệnh cũng sẽ được dễ dàng hơn.
2.5 Chữa mụn nhọt, mụn cóc, mẩn ngứa
Vòi voi có khả năng bổ sung các chất vitamin A, C, D và các khoáng chất giúp đánh bay các lớp sừng, giảm các tình trạng mụn nhọt, mụn cóc, mẩn ngứa trên da.
Bên cạnh đó, loài cây này cũng có công dụng bổ sung vitamin E giúp da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.
Ngoài việc điều trị các tình trạng trên cho da bằng đường uống. Vòi voi còn giúp sát khuẩn ngoài da cực tốt.
2.6 Chống viêm, giảm sưng tấy
Chiết xuất từ cây vòi voi có công dụng giúp chống viêm, giảm sưng tấy và giảm phù ở vùng tai hay chân rất tốt.
2.7 Giảm đau
Chiết xuất nước từ rễ cây vòi voi có công dụng giảm đau hiệu quả. Bởi vậy, dùng cây vòi voi đắp lên các vết thương hở sẽ có công dụng giảm đau tương đối hiệu quả.
2.8 Chữa viêm họng
Các loại nước súc miệng làm từ lá vòi voi giúp chữa viêm họng hiệu quả
Một trong những công dụng rất hữu ích của vòi voi đó là giúp chữa viêm họng. Các loại nước súc miệng được làm từ dược liệu bằng vòi voi có thể sử dụng để chữa tình trạng viêm họng khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng là vòi voi tươi đem đi nghiền nát rồi lọc lấy phần dung dịch. Sử dụng dung dịch lọc được súc miệng 4 đến 6 lần mỗi ngày.
2.9. Bài thuốc chữa bệnh viêm amidan
Với khả năng kháng viêm, dược liệu từ cây vòi voi còn giúp chữa bệnh viêm amidan hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng thân và lá vòi voi rửa sạch rồi đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn để lần phần nước cốt. Sử dụng dung dịch chắt được súc miệng mỗi ngày khoảng 4 đến 6 lần. Lưu ý: không sử dụng bài thuốc này cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, người già yếu hay người có tỳ vị hư hàn nên hạn chế sử dụng.
2.10. Chữa bệnh á sừng
Sử dụng các bài thuốc từ cây vòi voi có thể chữa bệnh á sừng rất hiệu quả. Cụ thể cách làm như sau:
Bài thuốc đắp: Rửa sạch khoảng 1 nắm thân và lá cây vòi voi rồi đem đi giã nhuyễn cùng một ít muối. Sau đó lấy đắp lên vùng da cần chữa trị và dùng bằng để cố định rồi để qua đêm. Sáng hôm sau thì rửa sạch lại vùng da bằng nước ấm. Duy trì bài thuốc này hàng ngày cho đến khi các dấu hiệu của bệnh á sừng hết thì ngưng sử dụng.
Bài thuốc ngâm rượu để thoa: Dùng tất cả các bộ phần của cây vòi voi đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó, cho vào bình ngâm với rượu trắng trong khoảng 10 ngày. Sau đó, dùng rượu đã ngâm thoa vào vùng da cần điều trị hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
3. Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi
Lưu ý khi sử dụng dược liệu từ cây vòi voi
- Bạn không được tự ý sử dụng cây vòi voi để chế các dược liệu mà không có sự hướng dẫn từ các bác sĩ hay thầy thuốc có chuyên môn. Loại cây này có nhiều các chất độc gây hại cho gan có thế khiến cơ thể gặp nguy hiểm.
- Nếu gặp tình trạng đau bụng hay tiêu chảy khi điều trị với dược liệu từ cỏ vòi voi. Cần ngưng sử dụng ngay và báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
- Việc điều trị bệnh với cỏ vòi voi cần hết sức kiên trì. Bời vì, hiệu quả chữa bệnh từ các thảo dược tự nhiên thường có tác dụng chậm hơn so với các loại thuốc Tây.
- Với các bệnh ngoài da, khi điều trị với cây vòi voi, người dùng cần rửa phần vết thương bằng nước ấm trước và sau khi đắp cây vòi voi.
Trên là những thông tin về công dụng của cây vòi voi và những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại thảo dược này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng biết được cách sử dụng cây vòi voi an toàn và hiệu quả nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm