lcp

Chi tử


Chi tử hay còn gọi là Sơn chi tử , Mộc ban, Việt đào, Tiên chi,... thuộc họ Cà Phê với danh pháp khoa học là Gardenia jasminoides Ellis. Trong y học, cam thảo có tác dụng Trị nóng nảy, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng.

Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Chi tử sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Chi tử cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây

chi tử

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Chi tử, Sơn chi tử , Mộc ban, Việt đào, Tiên chi, Chi tử, Tiên tử.
  • Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis..
  • Họ:  họ Cà Phê (Rubiaceae
  • Công dụng: Trị nóng nẩy, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ, sưng ứ.

Mô tả cây Chi tử

Cây chi tử là một cây thuốc nam quý, dạng cây nhỏ, nhẵn, cành mềm khía rãnh dọc.

Lá mọc đối hay mọc vòng 3, hình thuôn trái xoan, đôi khi bầu dục dài, tù và có mũi nhọn ở đỉnh, hình nêm ở gốc, màu nâu đen bóng ở trên mặt, nhạt hơn ở mặt dưới, dai, gân mảnh nổi rõ, lá kèm mềm, nhọn đầu ôm lấy cả cành như bẹ.

Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, trắng, rất thơm. Cuống có 6 cạnh hình cánh. Đài 6, thuôn nhọn đầu, ống đài có 6 cánh dọc. Tràng 6, tròn ở đỉnh, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 6, chỉ ngắn, bao phấn tù. Bầu 2 ô không hoàn toàn, vòi dài bằng ống tràng noãn rất nhiều.

Quả thuôn bầu dục có đài còn lại ở đỉnh, có 6-7 cạnh dọc có cánh. Hạt rất nhiều, dẹt.

Ra hoa từ tháng 4-11. Quả tháng 5-12

chi tử

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Cây chi tử là một loại cây nhiệt đớt, ưa ẩm và thường mọc lên ngay gần khu vực sông nước. Trên thế giới, cây được tìm ở một số nước châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc… Tại Việt Nam, loai cây này mọc hoang ở nhiều nơi tại vùng đồng bằng, trung du phía Bắc

Thu hoạch: Vào sau tiết Hàn lộ hàng năm, quả chín liên tục, lúc này vỏ quả ngả dần thành màu vàng lá có thể hái được, hái quả sớm hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới phẩm chất, nên hái bằng tay.

Chế biến: Sau khi hái về, bào chế dược liệu theo những cách sau:

Đem bỏ vỏ và tai, chỉ lấy hạt ngâm với nước sắc cam thảo trong một đêm. Sau đó vớt ra, phơi khô, tán bột và dùng dần.

Đem phơi/ sấy khô ngay sau khi hái về. Khi sấy nên sấy lửa to sau đó giảm nhỏ lửa và đảo đều.

Bộ phận sử dụng của Chi tử

Quả của cây.

chi tử

Thành phần hóa học

Vị thuốc chi tử có chứa các thành phần hóa học sau: Geniposide, Gardenoside, Shanzhiside, Deacetylaspelurosidic acid, Chlorogenic acid, Crocetin, Genipin-1-Gentiobioside, Methyl Deacetylaspelurosidate,…

Tác dụng của Chi tử

Theo y học cổ truyền

Quả chi tử có tính hàn, vị đắng. Bởi vậy mà công dụng của cây CHI tử theo y học cổ truyển như sau:

  • Chữa mất ngủ, bồn chồn, khó chịu.
  • Giảm chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông.
  • Thanh nhiệt, lợi thấp ở thượng tiêu, tham tiêu, lương huyết, thanh uất nhiệt ở phần huyết

Theo y học hiện đại

Các hoạt chất như geniposide, genipin và crocin có trong cây chi tử giúp bảo vệ thần kinh hoặc các chứng bệnh về rối loạn chức năng ty thể. Đồng thời chúng giúp điều hòa apoptosis và các hoạt chết chống viêm.

Dầu được chiết xuất từ thành phần chi tử có khả năng hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm qua các tín hiệu trung gian ở não.

Một số thực nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng thành phần của loại dược liệu này có khả năng ức chế, ngăn cản sự gia tăng của bilirubin trong máu, từ đó kích thích sự co bóp của túi mật

Liều lượng và cách dùng Chi tử

Dùng từ 8 – 20g.

Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh nhiệt (dùng chữa sốt), sao vàng có tác dụng tả hỏa (nóng nảy trong người), sao đen có tác dụng cầm máu

Bài thuốc chữa bệnh từ Chi tử

1. Trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, mửa, ngủ không được, bứt rứt không yên: Chi tử 14 trái, Hương xị 4 chén, sắc uống.

2. Trị chảy máu cam: Sơn chi tử, sao cháy đen, thổi vào mũi nhiều lần có hiệu quả 

3. Trị tiểu tiện không thông: Chi tử 14 quả, Tỏi (loại 1 tép) 1 củ, 1 chút muối, giã nát, dán vào chỗ rốn và bọng đái một chốc sẽ thông ngay (Phổ Tế phương).

4. Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Sơn chi sống tán bột, Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống với nước Hành (Kinh Nghiệm Lương phương).

5. Trị đại tiện ra máu tươi: Chi tử nhân, sao cháy đen, uống 1 muỗng với nước (Thực Liệu phương).

6. Trị tiêu ra máu do nhiệt độc: Chi tử 14 trái, bỏ vỏ, giã nát, tán bột, trộn mật làm viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần, có thể uống với nước (Trửu Hậu phương).

7. Trị phù thủng do nhiệt: Sơn chi tử nhân, sao, nghiền. Mỗi lần uống 12g với nước cơm. Nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng luôn cả xác

Lưu ý khi sử dụng Chi tử

Tỳ hư, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn mà không có thấp nhiệt, uất hỏa: cấm dùng

Bảo quản Chi tử

Nơi khô ráo và thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Chi tử. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm