Đình lịch tử
Đình lịch tử là hạt của cây đình lịch, thường mọc ở ruộng, đất hoang nhiều nơi nước ta và là vị thuốc trị nhiều bệnh …để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Sa Sâm cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: Đình lịch tử, hạt Đình lịch, Đơn hao, Đại thất
- Tên khoa hoc: Draba nemorosa Lin. Var. Hebecarpa Ledeb.
- Họ: Thập tự - Cruciferae.
- Công dụng: Tả phế, hành thủy, tiêu thủng, trừ đờm, giảm ho, định suyễn.
Mô tả Đình lịch
Cây đình lịch là một cây thuốc quý. Dạng cây thảo sống 2 năm, mọc hoang bắt đầu mùa xuân thì sinh lá mầm non, thân cao 18cm - 22cm, lá mọc cách hình trứng dài, hoặc hình viên chùy dài, không có cuống lá, có răng cưa thô, thân lá đều có lông nhỏ, mùa xuân thì nở hoa nhỏ màu vàng, hoa chùm, quả hạt là quả loại cải dài hình viên chùy, khi chín thì nứt ra, bên trong chứa rất nhiều chủng tử màu nâu xanh.
Hạt (chủng tử) nhỏ bé, biểu hiện hình tròn chùy, hơi dẹt, dài chừng 1,5mm, bên ngoài biểu hiện màu nâu, không có phôi nhũ.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố
Cây mọc hoang và có nhiều ở Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, Hiệp Tây, Hà Bắc. Chưa thấy ở Việt Nam.
Thu hoạch:
Trước và sau tiết Lập hạ. Cắt toàn cây đem về phơi trên chiếu, thừa lúc vỏ xác nứt ra lấy tay vết xuống, bỏ và xác, sàng xẩy tạp chất để nơi khô ráo cất dùng.
Chế biến:
1. Bỏ Đình lịch vào với gạo nếp, sao vàng, khi nếp chín, bỏ gạo nếp đi, chỉ lấy Đình lịch ra dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2. Sao qua, chích mật hoặc sấy cách giấy.
Bộ phận sử dụng Đình lịch
Hạt (chủng tử)
Thành phần hóa học
Trong hạt đình lịch, có chứa nhiều loại vitamin: vitamin E, vitamin C, hoặc beta carotene (tiền chất của vitamin A), và nhiều loại glycosides khác.
Tác dụng của Đình lịch tử
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
Hỗ trợ điều trị suy tim mạn
Nghiên cứu diễn ra trên chuột thí nghiệm ở Trung Quốc. Hạt đình lịch cải thiện đáng kể tình trạng suy tim sung huyết mạn, hầu hết có thể là do giảm thiểu stress oxy hóa và thúc đẩy phục hồi chức năng thất trái. Do đó, hạt đình lịch có thể là một loại thuốc tiềm năng mới để điều trị suy tim mạn trong tương lai.
Kháng khuẩn, chống viêm
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ miền Nam, Cây đình lịch được thí nghiệm, hạt đình lịch có tính kháng vi trùng chống lại virus. Khi trị nhọt rút mủ, hạt đình lịch đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn và gôm tụ mủ mềm da vở miệng. Tuy nhiên, tác dụng gọi là “có tính kháng sinh, đắp nhọt hút mủ tốt” vẫn chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học
Chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy rằng hạt đình lịch có thành phần chống oxy hóa, ức chế các gốc tự do, và duy trình tình trạng trẻ trung của cơ thể.
Chống ung thư
Ở Trung Y, các bác sĩ dùng hạt đình lịch trong điều trị ung thư phổi. Về mặt lâm sàng, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc thảo dược làm thuốc bổ trợ cùng với điều trị ung thư phổi thông thường (ví dụ, hóa trị) là 77%.
Các loại thảo mộc chủ yếu được sử dụng trong ung thư phổi để giảm độc tính điều trị, hoặc giảm triệu chứng. Tuy nhiên, cũng nhiều loại thảo dược gây tương tác thuốc Tây y. Vì vậy, người sử dụng cần chú ý.
Hạt đình lịch giúp làm đẹp da
Trong hạt đình lịch có các thành phần cấp ẩm và làm mềm da. Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa chẳng hạn như vitamin E, vitamin C, hoặc beta carotene, bảo vệ tế bào khỏi những tác hại của quá trình oxy hóa.
Theo nghiên cứu y học cổ truyền
Trừ đàm, lợi tiểu, dịu cơn hen, giảm phù.
Liều lượng và cách dùng Đình lịch tử:
Sử dụng từ 3-9g.
Bài thuốc chữa bệnh từ Đình lịch tử
1. Trị ứ dịch đàm ở phế, biểu hiện ho có nhiều đờm
– Dùng bài Đình lịch đại táo tả phế thang gồm: Đình lịch tử 12g, đại táo 12 quả. Sắc uống.
2. Trị suy tim mạn tính đợt cấp diễn
– Dùng bài Đình lịch thang: Phụ phiến 15g; can khương 9g, quế chi 9g; phục linh, phòng kỷ, đan sâm, long xỉ, đều 30g; đình lịch tử, hoàng kỳ, bạch thược, đẳng sâm, qua lâu, đều 15g. Sắc uống.
3. Trị kinh nguyệt không đều, tay chân sưng phù
– Dùng bài Đình lịch hoàn (Tế Âm cương mục): Đình lịch 4g; bạch phục linh, cù mạch, đại hoàng, đương quy, nhân sâm, quế tâm, xích thược, mỗi vị 20g. Các vị tan bột, trộn mật làm hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 - 30 viên, uống với nước cơm lúc đói.
4. Trị ho suyễn cấp, thủy thũng, tiểu ít
– Dùng bài Đình lịch tán (Thánh tế tổng lục): Đình lịch tử 90g, khiên ngưu tử 75g, tiêu mục, trạch tả, trư linh, mỗi vị 60g. Tất cả tán bột, dùng thông bạch 3 cọng, nước 300ml, sắc còn 150ml . Uống trong ngày.
5. Chữa phù thũng, tiểu ít:
– Đình lịch tử 12g, phòng kỷ 12g, đại hoàng 10g. Sắc uống (Kinh nghiệm dân gian).
6. Ho, đờm
– Dùng Đìch lịch 30g gói trong giấy sao đen, Tri mẫu, Bối mẫu mỗi thứ 30g, Táo nhục nửa lượng, đường cát 30g rưỡi làm viên bằng hạt đạn, mỗi lần dùng, lấy 1 viên lấy bông bọc lại mà ngậm (Hàm Hỷ Hoàn – Khiếp Trung Phương).
Lưu ý khi sử dụng Đình lịch tử
Hen phế quản, tâm phế mãn, phù do thiếu dinh dưỡng, bàng quang khí kém gây bí tiểu tiện không nên dùng.
Phụ nữ có thai không nên dùng uống trong.
Có thể dùng đình lịch tử để đắp mặt trị mụn ẩn, làm se lỗ chân lông và dưỡng trắng da.
Bảo quản Đình lịch tử
Để nơi khô ráo.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm