lcp

Dưa Leo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả


Dưa leo hay còn được gọi là dưa chuột thuộc họ Bầu bí với danh pháp khoa học là Cucurbitaceae. Trong y học, Dưa leo có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo, giảm viêm họng, đau rát cổ họng, giúp giảm cân, điều hòa mức cholesterol, làm đẹp da.

Dưa leo là một loại thảo dược được trồng lâu đời trên thế giới và cả ở nước ta. Ngoài công dụng dùng làm thuốc, Dưa leo còn là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.Có thể vì quá quen thuộc nên nhiều người dân Việt Nam còn chưa biết được hết những công dụng thần kì của dưa leo. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Dưa leo cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Dưa leo, dưa chuột.
  • Tên khoa học: Cucumis sativus L
  • Họ: Cucurbitaceae - họ Bầu bì.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo, giảm viêm họng, đau rát cổ họng, giúp giảm cân, điều hòa mức cholesterol, làm đẹp da.

Mô tả cây Dưa leo

Cây mọc bò, toàn thân có lông. Thân có nhiều cành, có góc. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thuỳ hình hơi ba cạnh, mép có lông đứng. hoa đơn thính, màu vàng, mọc 2-3 ở nách lá. Quả hình thuôn dài, hìh trụ hai hơi ba cạnh, nhẵn hoặc hơi có bướu nhỏ, có thể dài 10-36cm, màu lục hay lục vàng nhạt, vàng hay vàng nâu. Hạt nhiều, hình trứng, trắng, dai, bóng.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta. Còn thấy trồng ở nhiều nước nhiệt đới cũng như ôn đới.

Thu hoạch và chế biến: có thể hái quả nga từ lúc quả còn xanh (cornichon) dùng ngâm dấm hay đợi thật lớn và chín vàng.

Bộ phận sử dụng của Dưa leo

Quả và lá của cây.

Thành phần hóa học

Dưa chuột chứa tới 95 - 97% nước, 0,8% protit, 3% gluxit, 0,7% xenlulozo, 0,5% tro, trong đó 23 mg% canxi, 27mg%P, 1mg% Fe. Dưa chuột còn chứa vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,3mg%, vitamin B1 0,03mg%, B2 với tỷ lệ 0,04mg%, vitamin PP 0,1mg% và Vitamin C 5mg%. Ngoài viatamin A và C, trong dưa chuột còn chứa một lượng quan trọng sắt, mangan, iot và thiamin.

Một số loại dưa chuột có thể có vị nhẹ thơm vì chứa một phần aldehyde không bão hòa, chẳng hạn như (E, Z) -nona-2,6-dienal, và cis - và xuyên - đồng phân của 2 nonenal. Vỏ dưa chuột có vị hơi đắng là do cucurbitacin, colocynthine. Hạt dưa chuột chứa một akaloid gọi là poxanthine có tác dụng trừ giun.

Tác dụng của Dưa leo

Theo y học cổ truyền

Quả dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo. Về mặt thức ăn, dưa chuột là món ăn mát và lợi tiểu. Quả dùng làm thực phẩm, làm thuốc trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi và nhiễm trực khuẩn coli. Dùng ngoài để trị ngứa, nấm ngoài da. Rễ và lá cũng được sử dụng trị sưng đau, chữa ngộ độc. Quả dưa chuột có vị ngọt, tính hàn hơi có độc không nên dùng nhiều có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo (tiêu nước). Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc, giã nát vắt lấy nước uống vào nôn ra.

Theo y học hiện đại

Tác dụng trị giun sán: Thuốc trừ giun, sán (Hạt sắc nước uống).

Tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt: Lợi tiểu, giải nhiệt (Lá).

Liều lượng và cách dùng Dưa leo

Dùng dưa chuột trong mỹ phẩm và chữa bệnh ngoài da: Cắt dưa chuột thành từng lát mỏng đắp lên da mặt chữa những vết nhăn da xù xì, những vết tàn nhang. Một số vùng nước ta nhân dân dùng quả dưa chuột non có thêm đường chữa lỵ, nhiệt và ỉa chảy. Lá dưa chuột giã nát vắt lấy nước uống vào nôn ra.

Bài thuốc chữa bệnh từ Dưa leo

  • Trị cổ họng sưng đau

Chọn một quả dưa leo già, bỏ hết hột. Thêm mang tiêu vào cho đầy ruột quả, trộn đều phơi trong mát cho khô. Ngậm từng ít một.

  • Trị chướng bụng, chân tay phù nề

Lấy một quả dưa chuột già chín, loại bỏ hạt thêm một ít dấm chua, nấu chín nhừ. Cho ăn vào lúc bụng đói. Bệnh nhân sẽ tiểu nhiều và hết phù nề.

  • Chữa phỏng lửa, phồng da

Ba quả dưa chuột hái vào mùa hè bỏ vào bình kín, để ngoài hiên. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình dưa chuột mà bôi lên.

Lưu ý khi sử dụng Dưa leo

Dưa chuột ăn sống khó tiêu và những người dạ dày mẩn cảm khó chấp nhận.

Dưa chuột lợi tiểu, không nên ăn nhiều. Người lạnh da và thận yếu phải kiêng ăn.

Bảo quản Dưa leo

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong tủ lạnh.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Dưa leo. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cách sử dụng hợp lí cho một loại dược liệu đã quá quen thuộc như dưa leo.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.