lcp

Công dụng của hành tây đối với sức khỏe? Sử dụng như thế nào cho đúng


Hành tây là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi lượng calo thấp nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra, hành tây còn là loại thực phẩm thơm ngon và dùng được trong rất nhiều các món ăn. Ngoài ra, củ hành tây có tác dụng gì mà bạn chưa biết. Hãy đọc ngay bài viết giải đáp ăn hành tây có tác dụng gì, ăn hành tây có tốt không?,…

1. Trong hành tây có các chất dinh dưỡng như thế nào?

củ hành tây có tốt không

Các chất dinh dưỡng có trong của hành tây

Hành tây là một loại rau thuộc thân củ họ hành, tỏi có tên khoa học là Allium cepa L. Trong hành tây chứa rất ít calo nhưng lại chứa nhiều chất oxy hóa có lợi như Vitamin C, kali, selen,.. Bên cạnh đó, trong 100g hành tây cũng chỉ chứa 32 calo, rất phù hợp với những bạn đang có nhu cầu giảm cân.

Các món từ hành tây cung cấp một lượng chất xơ có lợi cho sức khỏe và cải thiện các vấn đề huyết áp, tiểu đường, tim mạch,...

Các giá trị dinh dưỡng có trong 100g hành tây bao gồm:

  • 89% nước.
  • 1.1g protein
  • 4.2g đường
  • 9.3g carbs
  • 1.7g chất xơ
  • 0.1g chất béo

2. Công dụng của hành tây đối với sức khỏe

hành tây

Hành tây có nhiều công dụng đối với sức khỏe

2.1 Điều hòa đường huyết, hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường

Các hợp chất có trong hành tây như quercetin, lưu huỳnh hữu cơ có trong hành tây có khả năng thúc đẩy sự sản sinh insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường.

2.2 Nâng cao sức khỏe xương khớp

Ở những người trung tuổi, cao tuổi hoặc phụ nữ tiền mãn kinh thường xuất hiện các chứng loãng xương. Khoa học đã chứng minh bổ sung hành tây giúp làm giảm oxy hóa và ngăn ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa khớp. Thậm chí, bổ sung hành tây đúng cách cũng có thể làm tăng mật độ xương.

2.3 Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Ăn hành tây có tác dụng gì? Một trong số những tác dụng của hành tây được nhiều người quan tâm nhất là ngăn ngừa mắc bệnh ung thư. Các chất fisetin quercetin và flavonoid có trong hành tây là những chất có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u.

2.4 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Lưu huỳnh là một trong những khoáng chất có trong hành tây chứa nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Lưu huỳnh hữu cơ cũng là chất tạo nên mùi vị đặc trưng của củ hành tây. Hợp chất này có hiệu quả rất tốt trong việc bảo vệ tim mạch.

Bên cạnh đó, thiosulfinate tìm thấy trong củ hành tây còn có tác dụng chống đông máu, ngăn ngừa các cục máu đông có trong cơ thể. Từ đó bảo vệ bệnh nhân bị các bệnh tim mạch tránh khỏi đột quỵ.

ăn hành tây có tốt không

Sử dụng hành tây tốt cho sức khỏe tim mạch

2.5 Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Trong 100g hành tây có chứa đến 1.7g chất xơ có lợi cho đường tiêu hóa của cơ thể. Các chất xơ này sẽ điều hòa vi khuẩn có trong đường ruột, làm sạch đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Bên cạnh đó, prebiotic inulin và fructooligosacarit sẽ giúp tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhờ đó nâng cao chức năng miễn dịch, đề kháng tốt hơn cho cơ thể.

2.6 Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Ăn hành tây có tốt không? Trong hành tây chứa rất nhiều Vitamin C, đây là chất chống oxy hóa rất quan trọng trong hệ miễn dịch cả cơ thể. Ngoài ra các hợp chất khác như kẽm, flavonoid, quercetin cũng rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho miễn dịch cơ thể.

Những chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể kháng viêm, chống lại những virus mang lại mầm bệnh cho con người.

2.7 Điều trị các chứng bệnh hen suyễn, mất ngủ, cảm cúm

Trong hành tây có chứa các chất oxy hóa có thể chống lại Histamin, từ đó giúp bệnh nhân ức chế các cơn hen suyễn kéo dài.

Bên cạnh đó, hành tây cũng chữa được các bệnh như mất ngủ, đau họng, cảm cúm. Bạn chỉ cần ngậm một lát nhỏ hành tây cũng có thể làm thuyên giảm các triệu chứng này.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng hành tây mà bạn cần biết

hành tây có tác dụng gì

Tác dụng phụ khi ăn hành tây bạn cần biết

Dưới đây là một số tác hại có thể gặp phải khi ăn nhiều hành tây:

  • Gây hôi miệng: Hành tây cũng gây hôi miệng giống hành tím và tỏi. Sulfuric có trong hành tây khi đi vào cơ thể sẽ hòa lẫn cùng máu. Máu tuần hoàn khắp cơ thể sẽ làm tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Không những vậy mùi hôi còn xuất hiện trong hơi thở. Tuy nhiên việc này sẽ biến mất sau khi hành tây được tiêu hóa hết.
  • Trào ngược axit: Hành tây sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn và dễ xuất hiện một số triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, trào ngược dạ dày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên hành tây sau khi được nấu chín sẽ làm giảm tác hại này.
  • Làm tăng các triệu chứng ruột kích thích: Ruột kích thích là tình trạng đau bụng, khó chịu khi đi đại tiện. Ăn hành tây có thể gây ra các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu, dễ buồn nôn. Đây là các triệu chứng ruột kích thích.

4. Một số lưu ý khi sử dụng củ hành tây mà bạn nên biết

Tuy hành tây là một loại thực phẩm có lợi. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý đối với món ăn này. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê các lưu ý để sử dụng loại thực phẩm này tốt hơn nhằm làm tăng tác dụng của hành tây.

ăn hành tây có tác dụng gì

Những thực phẩm không được kết hợp cùng hành tây

Những thực phẩm không được kết hợp cùng hành tây:

  • Cá: Protein dồi dào có trong cá khi nấu cùng hành tây sẽ bị kết tủa, đọng lại trong dạ dày. Điều này vừa làm giảm chức năng của protein vừa tạo ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Tôm: Lượng canxi dồi dào trong tôm khi nấu cùng hành tây cũng sẽ tạo ra Canxi-Oxalate. Lâu dần, hợp chất này sẽ gây nên bệnh sỏi thận có hại cho sức khỏe con người.
  • Rong biển: Axit oxalic có trong hành tây khi kết hợp cùng lượng canxi dồi dào có trong rong biển sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thận.
  • Mật ong: Mật ong và hành tây là 2 thực phẩm rất kỵ nhau. Bởi khi chế biển cùng 2 thực phẩm này sẽ gây hại cho mắt, dùng với lượng lớn sẽ gây nên mù lòa. Chính vì vậy, không bao giờ được kết hợp chung 2 loại thực phẩm này với nhau.
củ hành tây

Các trường hợp nên hạn chế ăn hành tây

Các trường hợp nên hạn chế ăn hành tây:

  • Người bị đau dạ dày: Người bị đau dạ dày khi ăn hành tây sẽ xuất hiện các tình trạng như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Những điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày
  • Người bị huyết áp thấp: Hành tây có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Bởi vậy, đây là thực phẩm rất tốt cho những người cao huyết áp. Tuy nhiên đây lại là thực phẩm tối kỵ với người bị huyết áp thấp.
  • Phụ nữ xung huyết khi mang thai: Phụ nữ mang thai bị xung huyết dạ dày, ngứa rát, các bệnh về mắt không nên ăn hành tây để tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
  • Người bị đau mắt đỏ: Hành tây là thực phẩm có tính cay nóng. Theo Đông ý, khi bị đau mắt đỏ thì tuyệt đối không nên ăn hành tây hoặc những thực phẩm cay nóng vì sẽ có hại cho mắt. Bệnh tình sẽ không thuyên giảm mà sẽ nặng hơn.
  • Người sinh lý yếu: Theo Đông y, để ngăn ngừa và làm thuyên giảm bệnh sinh lý yếu ngoài xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu thì cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Những người sinh lý yếu thường có biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, vàng da,... những người này không nên ăn hành tây.

Như trên là những thông tin hữu ích về công dụng của củ hành tây và một số lưu ý khi chế biến loại thực phẩm này. Hy vọng qua bài viết này của Medigo bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng biết được cách sử dụng hành tây hiệu quả nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Lê Thu Hà

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.