lcp

Kẽm gluconat


Tên thuốc gốc (Hoạt chất): Kẽm gluconat (Zinc gluconate)

Loại thuốc: Khoáng chất

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên ngậm (10 mg; 23 mg); 
  • Viên uống (10 mg; 100 mg; 15 mg; 22 mg; 22,5 mg; 25 mg; 30 mg; 50 mg; 60 mg; 78 mg).

Dược lý

Kali là cation phong phú nhất (khoảng 150 đến 160 mEq mỗi lít) trong tế bào người. Hàm lượng natri nội bào tương đối thấp. Trong dịch ngoại bào, natri chiếm ưu thế và hàm lượng kali thấp (3,5 đến 5 mEq mỗi lít). Một enzym liên kết màng, adenosinetriphosphatase được kích hoạt natri-kali (Na+ K+ ATPase), tích cực vận chuyển hoặc bơm natri ra ngoài và kali vào tế bào để duy trì gradient nồng độ. Các gradient kali từ nội bào đến ngoại bào cần thiết cho tín hiệu xung thần kinh trong các mô chuyên biệt như tim, não và cơ xương, và để duy trì chức năng thận sinh lý và duy trì cân bằng axit-bazơ. Nồng độ kali nội bào cao cần thiết cho nhiều quá trình trao đổi chất trong tế bào. K+ nội bào đóng vai trò như một kho dự trữ để hạn chế sự giảm nồng độ kali ngoại bào xảy ra trong các điều kiện bệnh lý do cơ thể mất kali.

Dược lực học

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Nó kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym. Thiếu kẽm có thể liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Khi được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, kẽm có thể cản trở sự phân tách hoặc kết dính của rhinovirus, và có thể bảo vệ màng huyết tương khỏi độc tố và bổ thể của vi sinh vật.

Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản AND, tổng hợp protein và là điều cần thiết cho quá trình sinh lý của cơ thể bao gồm tăng trưởng tế bào và phân chia tế bào, phát triển cơ quan sinh dục, thích ứng bóng tối và nhìn ban đêm, khả năng lành vết thương, hệ miễn dịch, vị giác…

Dược động học

Hấp thu

Hấp thu kẽm từ đường tiêu hóa (chủ yếu ở tá tràng) là không hoàn toàn và giảm khi có sự hiện diện một số thành phần dinh dưỡng như phytat, sắt, phosphat, calci, đồng và tăng khi có sự hiện diện của các chất tạo phức chelat. Sinh khả dụng sẽ khác nhau do chế độ ăn khác nhau, khoản 20 đến 30%.

Phân bố

Kẽm được phân bố khắp cơ thể có nồng độ cao nhất trong cơ, xương, da, mắt và dịch tuyến tiền liệt.

Chuyển hóa

Kẽm tham gia thành phần cấu tạo của hơn 200 enzym quan trọng (như là một thành phần của cấu trúc enzym) như: Carbonic anhydrase, carboxypeptidase A, alcohol dehydrogenase, alkalin phosphatase và ARN polymerase và nhiều enzym khác. Kẽm có vai trò quan trọng tỏng quá trình nhân bản AND, tổng hợp protein và là điều cần thiết cho quá trình sinh lý của cơ thể

Thải trừ

Chủ yếu thải ra trong phân. Lượng nhỏ thải trừ trong nước tiểu và mồ hôi. Thời gian bán thải kẽm là 280 ngày.

Công dụng Kẽm gluconat

Thuốc này là một chất bổ sung khoáng chất được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa lượng kali thấp trong máu. Một số tình trạng có thể làm giảm nồng độ kali bao gồm tiêu chảy và nôn mửa kéo dài nghiêm trọng, các vấn đề về hormone như cường aldosteron hoặc điều trị bằng thuốc lợi tiểu.

Liều dùng - Cách dùng Kẽm gluconat

Để ngăn ngừa đau dạ dày, hãy uống mỗi liều trong bữa ăn và một cốc nước đầy (240 ml) trừ khi bác sĩ chỉ định bạn cách khác. Không nằm xuống ít nhất 10 phút sau khi dùng thuốc này.

Không nghiền nát, nhai hoặc ngậm viên nang hoặc viên nén giải phóng kéo dài. Nuốt toàn bộ hoặc viên nén mà không cần nghiền nát hoặc nhai.

Không sử dụng trong trường hợp sau

Mẫn cảm với Kali.

Lưu ý khi sử dụng Kẽm gluconat

Thận trọng với người đang loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.

Tác dụng không mong muốn

Cảm giác khó chịu xảy ra ở dạ dày khi mới dùng, giảm dần sau vài ngày dùng thuốc.

Bụng khó chịu, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi hoặc tiêu chảy có thể xảy ra.

Tác dụng thuốc khác

Tương tác với các thuốc khác

Kẽm làm giảm hấp thu đồng.

Thuốc lợi tiểu thiazid: Làm tăng bài tiết kẽm.

Cyclin, fluoroquinolon: Kẽm làm giảm sự hấp thu các kháng sinh này. Nên dùng cách xa hơn 2 giờ nếu có thể.

Sắt và calci: Kẽm làm giảm hấp thu sắt hoặc calci. Nên dùng cách xa hơn 2 giờ nếu có thể.

Sitronlium: Kẽm làm giảm hấp thu Sitronlium. Nên dùng cách xa hơn 2 giờ nếu có thể.

Tương tác với thực phẩm

Các loại thực phẩm chứa chất xơ hoặc phylat (như cám, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc), thực phẩm chứa phospho (sữa, thịt gia cầm): Làm giảm hấp thu kẽm. Nên uống kẽm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2-3 giờ.

Uống khi bụng đói. Uống ít nhất 1 giờ trước và 2 giờ sau khi ăn để hấp thu tối ưu. Kẽm có thể được uống cùng với thức ăn để giảm đau dạ dày ruột.

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Lưu ý với phụ nữ có thai

Kẽm đi qua nhau thai và có thể được đo trong máu cuống rốn và nhau thai. Nồng độ trong bào thai được điều chỉnh bởi nhau thai. Nhu cầu kẽm hàng ngày tăng lên khi mang thai. Bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Kẽm phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng kẽm theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra với trẻ sơ sinh.

Lái xe / vận hành máy móc

Kẽm không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến hoạt động của người lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.