lcp

Lá khế


Lá khế là bộ phận lá từ cây khế. Lá khế  từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sẩy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác,để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của lá khế cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

lá khế

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Khế
  • Tên khoa hoc: Averrhoa carambola L
  • Họ: Oxalidaceae (chua me đất)
  • Công dụng: Lá khế có tính bình, vị chua nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm và đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài rất hiệu quả

Mô tả Cây Khế

  • Cây thân gỗ cao, có thể đến 12m. Thân cây phân nhiều nhánh, các nhánh cây khá giòn, dễ gãy;
  • Lá khế là dạng lá kép lông chim, 3 – 5 đôi lá chét, phiến lá giống như trái xoan nhọn;
  • Hoa khế nhỏ, hoa mọc thành cụm, có màu hồng tím, hơi pha trắng;
  • Quả khế chín có màu vàng và vì có 5 múi nên khi cắt ngang có hình ngôi sao. Do đó khế có tên tiếng Anh là Star fruit. Hiện nay có 2 giống khế thường gặp là khế quả chua (rất chua) và khế quả ngọt (vừa chua vừa ngọt);
  • Hạt khế nhỏ, được áo bên ngoài hạt là lớp màng trong suốt và hơi nhầy;
  • Thời điểm ra hoa vào tháng 4 – 8, sai quả vào tháng 10 – 12.

Để tận dụng những công dụng của khế, người ta thường lấy phần vỏ cây, hoa, lá, rễ và quả khế để bào chế thành các bài thuốc khác nhau.

lá khế

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố:

Nguồn gốc của cây khế là ở Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay, loài cây này đã được di thực và trồng phổ biến ở nước ta. 

Thu hoạch:

Phần hoa và quả khế được thu hái theo mùa còn phần lá, rễ và thân cây khế có thể được thu hái quanh năm.

Bộ phận sử dụng :

Lá của cây khế

lá khế

Thành phần hóa học:

Alkaloid, flavonoid, steroid, triterpene, đường khử, saponin và tanin, vitamin, chất chống oxi hoá….

Tác dụng của lá khế:

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Lá khế có tác dụng: hạ mỡ máu, ổn định đường huyết, ngăn ngừa lão hoá, mề đay, mẫn ngứa

Theo y học cổ truyền: 

Lá khế tính bình, vị chua và se. Có tác dụng để lợi tiểu, tiêu viêm.

Liều lượng và cách dùng lá khế:

Nếu bạn dùng uống trong thì có thể dùng liều cỡ 20g hoặc hơn dưới dạng lá tươi, khô, hoặc sao thơm.

Lá khế nếu dùng ngoài thì có nhiều cách dùng. Chủ yếu điều trị mẫn ngứa, mề đay. Có thể nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá khế

1. Chữa lở sơn

Nguyên liệu: Lá khế tươi dùng riêng khoảng 40g hoặc có thể kết hợp thêm lá muồng truổng (mỗi thứ 20g).

Đem nguyên liệu đi giã nát, sau đó gói vào vải sạch và tiến hành đắp lên chỗ bị lở sơn.

Ngoài ra, công dụng của quả khế giã nát và đắp lên da cũng có thể điều trị chứng bệnh này.

2. Chữa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, lở loét

Người bệnh có thể dùng lá khế đã giã nát để xoa bóp và đắp lên vùng da bị dị ứng. Đồng thời nên sắc 16g vỏ núc nác để uống giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng lá của các loại cây sau: khế, thanh hao, long não, thông; mỗi vị 15-20g lá để nấu nước tắm hàng ngày.

3. Phòng sốt xuất huyết trong mùa dịch

Nguyên liệu bao gồm lá khế 16g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi vị 12g. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống thay nước hàng ngày để phòng ngừa sốt xuất huyết.

Đặc biệt, khi đang bị sốt xuất huyết và xuất hiện mẩn ngứa trên da cũng có thể dùng lá khế để sắc uống, hoặc thêm lá khế vào các bài thuốc chữa sốt xuất huyết khác.

4. Chữa bệnh viêm họng bằng nước ép lá khế

Chuẩn bị từ 80 đến 100 gam lá khế, mang rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Thêm một ít muối vào và đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Dung dịch thu được nên chia thành 2 đến 3 phần để ngậm và nuốt dần. Kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 3 ngày sẽ nhận được những chuyển biến tích cực ở vùng họng.

5. Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Lá khế 20g dùng tươi, rửa sạch, nấu nước uống mỗi lần 100ml nửa bát con.

6. Phòng ngừa và điều trị cảm nắng

Lá khế tươi 20g, lá chanh10g giã nát, lọc lấy nước uống.

7. Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn

Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, cho vào cối sạch, giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm một lần.

Lưu ý khi sử dụng lá khế:

Nên chọn lá khế còn tươi, không sâu bệnh. Đồng thời, lá khế phải được ngâm rửa sạch sẽ để loại bỏ hết vi khuẩn trước khi dùng.

Người bệnh nên bôi thử một ít nước lá khế lên cổ hoặc tay trước khi tắm, uống. Nếu không thấy có hiện tượng dị ứng có thể sử dụng toàn cơ thể.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm