lcp

Lúa mạch là gì? Lúa mạch có tác dụng gì? Phân biệt lúa mạch và lúa mì


Ngũ cốc hiện nay là loại thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn sử dụng bởi công dụng tốt cho sức khỏe cũng như sự tiện lợi. Trong đó, lúa mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng được lựa chọn nhiều nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu lúa mạch là gì, tác dụng của lúa mạch cũng như đặc điểm khác nhau giữa lúa mạch và lúa mì.

1. Tổng quan về lúa mạch

lúa mạch là gì

Tổng quan về lúa mạch

Lúa mạch là loại thực phẩm thuộc nhà lúa, có tên khoa học là Hordeum Vulgare. Lúa mạch thuộc nhóm thực vật thân thảo, sống lâu năm. Đây là loại thực vật có thân cây thẳng, mảnh, cao trong khoảng 0.6 - 1m. Lúa mạch có rễ hình sợi, lá phẳng và ráp, lưỡi bẹ ngắn.

Thông thường, hoa của cây lúa mạch mọc trên thân cây. Bông lúa mạch nhỏ, xếp đều thành 4 dãy. Khi bông còn non thì dáng thẳng đứng, khi chín thì rũ xuống. Quả có hình trái xoan, dài khoảng 0.6 - 0.9cm, phần phụ ở đầu có nhiều lông. Tùy theo những loại giống khác nhau mà cây lúa mì sẽ cho thu hoạch trong khoảng 4.5 - 6 tháng. Sau khi quả chín thì cây sẽ tàn lụi.

Lúa mạch là loại cây ưa ẩm, nơi có nhiều ánh sáng và không khí mát mẻ. Chính vì vậy, lúa mạch được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu ôn đới ấm và vùng cận nhiệt đới.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy. Trong lúa mạch chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Sử dụng lúa mạch mỗi ngày giúp cơ thể có sức khỏe tốt hơn. Lúa mạch sau khi thu hoạch thường được chế biến thành bánh kẹo, mạch nha, bia rượu,..

2. Công dụng của lúa mạch đối với sức khỏe

công dụng của lúa mạch

Công dụng của lúa mạch đối với sức khỏe

Lúa mạch là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một số công dụng của lúa mạch có thể kể đến như:

  • Cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào: Trong lúa mạch có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin nhóm B, chất xơ, photpho, magie, sắt, đồng,... Những chất này không chỉ cung cấp cho cơ thể lượng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mà còn giúp chống lại nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, thiếu máu, ung thư, hen suyễn,..
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: Trong lúa mạch có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan, những chất xơ này có khả năng tạo thành một chất dạng gel ở trong ruột non khiến cơ thể có cảm giác no, ức chế cảm giác thèm ăn từ đó hỗ trợ giảm cân an toàn.
  • Cải thiện đường tiêu hóa với hàm lượng chất xơ dồi dào: Trong lúa mạch chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan thúc đẩy phát triển lợi khuẩn trong đường ruột để giảm viêm, còn chất xơ không hòa tan giúp giảm khả năng táo bón.
lúa mạch tốt cho sức khỏe

Lượng chất xơ trong lúa mạch dồi dào

  • Ngăn ngừa bệnh sỏi mật: Nồng độ cholesterol cao khiến cơ thể có các triệu chứng như vàng da, buồn nôn, sốt, các cơn đau dữ dội. Đây là biểu hiện của bệnh sỏi mật. Hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan có trong lúa mạch sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa căn bệnh này.
  • Giảm cholesterol trong máu: Các beta-glucans trong lúa mạch đã được khoa học chứng minh có thể liên kết với axit mật để làm giảm lượng cholesterol xấu LDL thông qua việc đào thải bằng đường tiêu hóa. Nghiên cứu đã chứng minh những người sử dụng lúa mạch giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt HDL nhiều hơn 7% so với những người sử dụng lúa mì và gạo nâu.
  • Hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch: Việc giảm cholesterol xấu LDL giúp huyết áp được ổn định từ đó ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch. Ngoài ra chất xơ hòa tan được tìm thấy trong lúa mạch cũng là một chất giàu dinh dưỡng giúp đẩy lùi các nguy cơ tim mạch.
lúa mạch

Lúa mạch và một số công dụng phổ biến

  • Hạn chế nguy cơ bệnh tiểu đường: Magie trong lúa mạch giúp hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện bài tiết insulin. Chất xơ hoà tan khi đi qua đường tiêu hoá sẽ liên kết với phân tử nước và một số phân tử khác để làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, từ đó giúp giảm đường huyết. Đây là hai yếu tố chính giúp hạn chế các nguy cơ về bệnh tiểu đường.
  • Giảm ung thư ruột kết: Chất xơ hoà tan có thể bám chặt vào các chất gây ung thư rồi đưa chúng ra ngoài qua đường tiêu hoá. Chất xơ không hòa tan sẽ cân bằng độ pH trong đường ruột, điều này giúp giảm táo bón và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, axit phytic, phenolic và saponin có trong lúa mì cũng là các chất có công dụng chống ung thư rất tốt.
  • Phòng chống bệnh loãng xương: Canxi, đồng, photpho tìm thấy trong lúa mạch là những hoạt chất tuyệt vời trong việc bảo vệ cấu trúc xương và chống loãng xương.
  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người thiếu máu: Hàm lượng sắt và đồng được tìm thấy trong lúa mạch có khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và hemoglobin, điều hòa máu trong cơ thể. Điều này rất tốt cho những người bị bệnh thiếu máu.
  • Hỗ trợ cải thiện bệnh hen suyễn: Vitamin C và vitamin E trong lúa mạch giúp hỗ trợ hơi thở đều và không bị khò khè đối với người mắc bệnh hen suyễn.
  • Làm đẹp da: Selen trong lúa mạch có tác dụng chống lại các tế bào gốc tự do gây hại và oxy hóa da. Qua đó giúp ngăn ngừa các vết sạm nám, làm mờ các nếp nhăn và cải thiện làn da mịn màng hơn.

3. Phân biệt giữa lúa mạch, lúa mì và đại mạch

lúa mì và lúa mạch

Phân biệt lúa mạch và lúa mì

Lúa mì và lúa mạch, đại mạch có giống nhau không? là thắc mắc của rất nhiều người. Về bản chất, lúa mạch và đại mạch là một. Còn lúa mạch và lúa mì là hai thực phẩm khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt thông qua một số đặc điểm dưới đây:

  • Thân cây lúa mì cao khoảng 0.45 - 1.5m, thân cây thẳng bên trong ruột rỗng. Trong khi thân cây lúa mạch cao khoảng 0.6 - 1m, thân cây thẳng nhưng rất mỏng.
  • Hạt lúa mì có hình bầu dục, có một rãnh ở giữa. Hạt lúa mạch có hình trái xoan và có đường rãnh dọc.
  • Lá lúa mì phẳng và rộng khoảng 2cm. Phần giữa bẹ lá và phiến lá có tai hình mũi mác và lưỡi có màng. Lá lúa mạch phẳng, nhẵn, dài tới 30cm.

Trên đây là một số đặc điểm khác biệt có thể nhận thấy ngay ở cây lúa mì và lúa mạch. Như vậy, có thể khẳng định lúa mì và lúa mạch là 2 giống cây khác nhau.

4. Cách sử dụng lúa mạch đúng cách

cách sử dụng lúa mạch

Món ăn chế biến từ lúa mạch

Tuy lúa mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng loại thực phẩm này đúng cách. Dưới đây là một số cách chế biến lúa mạch và lưu ý khi sử dụng loại ngũ cốc này.

Các món có thể chế biến từ lúa mạch mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể:

  • Lúa mạch có thể thay thế cho cơm trắng, bánh mì, các loại ngũ cốc khác nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào có trong loại thực phẩm này.
  • Chế biến cháo lúa mạch bằng cách nấu cùng với sữa tươi không đường.
  • Nấu cùng các món súp, hầm, salad trong bữa ăn.
  • Chế biến các món nước uống, tráng miệng.

Một số lưu ý khi sử dụng lúa mạch:

  • Trong lúa mạch có chứa hàm lượng gluten nên không phù hợp với những người dị ứng lúa mì, mắc bệnh celiac.
  • Những người muốn bổ sung chất xơ cần thực hiện từ từ, nếu bổ sung quá nhanh và quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Trong khi bổ sung chất xơ từ lúa mạch có thể kết hợp với uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa táo bón.

Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các Bác Sĩ Medigo về công dụng của lúa mạch và những lưu ý cần thiết khi sử dụng loại ngũ cốc này. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức và biết được cách sử dụng lúa mạch hiệu quả nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Lê Thu Hà

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Lê Thu Hà, hiện đang là dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc và biên soạn nội dung cho MEDIGO. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược, tôi mong muốn mang đến những kiến thức sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.