Natri là gì? Vai trò của Natri đối với sức khỏe cơ thể
Công dụng của Natri trong cuộc sống hàng ngày là điều không thể bàn cãi. Từ chai nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt - nhỏ mũi, nước sát khuẩn, muối ăn hàng ngày, dung dịch bù điện giải,...tất cả đều có thành phần của natri và muối natri. Thế nhưng, liệu bạn đã hiểu Natri là gì và cách thức hoạt động của chất này trong cơ thể như thế nào chưa? Liều dùng natri thế nào là phù hợp? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Natri clorua là gì?
Natri là nguyên tố hóa học đứng thứ 23 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Dạng phổ biến nhất của Natri trong ứng dụng là Sodium Clorid (hay Natri Clorua - NaCl). Muối Natri Clorua là một hợp chất vô cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được. Về cảm quan, muối này gồm tập hợp các tinh thể màu trắng có vị mặn.
Natri Clorua có thể khai thác từ mỏ muối bằng phương pháp ngầm, tức dùng nước hòa tan muối ngầm qua các lỗ khoan rồi bơm dung dịch lên và kết tinh thành muối ăn. Ngoài ra, có thể cô đặc nước biển bằng cách đun nóng hoặc phơi nắng để kết tinh ra muối NaCl.
Ứng dụng của Natri Clorua rất đa dạng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thành phần này trong mọi mặt của đời sống hàng ngày như thực phẩm, nấu ăn, sản xuất công nghiệp (xà phòng, may mặc, chất tẩy rửa,...). Đặc biệt, Natri clorua là thành phần quan trọng của nhiều chế phẩm y tế.
Natri Clorua là thành phần quan trọng của nhiều chế phẩm
Những vai trò của natri clorua đối với cơ thể
Natri Clorua đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Tùy vào từng đối tượng, vai trò của chất này được thể hiện như sau:
Đối tượng | Vai trò |
Người lớn | - Là chất điện giải giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước trong cơ thể. Rối loạn Natri dẫn đến mất cân bằng điện giải, mất nước hoặc thừa nước (phù). - Kết hợp với các ion khác tạo cân bằng kiềm - toan, duy trì độ pH máu. Từ đó, đóng vai trò trong việc điều tiết hoạt động của thận. - Có vai trò trong dẫn truyền xung thần kinh và hoạt động cơ bắp. - Duy trì huyết áp ở mức ổn định. |
Phụ nữ mang thai | - Điều hòa, duy trì cân bằng lượng nước trong cơ thể do mang thai khiến lượng máu và chất lỏng thay đổi. |
Trẻ em | - Nguyên tố cần thiết cho sự phát triển và duy trì hoạt động của não bộ. - Hỗ trợ hoạt động của cơ và điều hòa huyết áp |
Nhu cầu muối ăn thay đổi tùy đối tượng
Cách sử dụng natri clorua
Tùy vào ứng dụng cụ thể mà cách sử dụng muối Natri Clorua cũng khác nhau. Trong gia đình, muối chủ yếu dùng trong bảo quản thực phẩm và nêm nếm gia vị. Bạn có thể sử dụng muối như một chất bảo quản tự nhiên khi muối dưa, muối thịt, cá,...Ngoài ra, muối còn làm tăng màu sắc tự nhiên của thực phẩm, giúp món ăn trở nên bắt mắt hơn. Bên cạnh đó, muối được dùng làm chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch xoong nồi, ngăn ngừa nấm mốc và loại bỏ vết bẩn, dầu mỡ cứng đầu.
Trong y tế, muối natri clorua được sử dụng dưới dạng dung dịch natri clorua (hay sodium cloride, tức natri clorua pha với nước). Một số ứng dụng của muối này có thể kể đến như:
- Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị mất nước, mất cân bằng điện giải.
- Dung dịch nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi để làm sạch, vệ sinh mắt và mũi, điều trị các triệu chứng ở mắt và mũi như nghẹt mũi, đỏ mắt, khô mắt,...
- Dung dịch sát khuẩn: Rửa và làm sạch vết thương ngoài da.
- Dung dịch khí dung: Làm sạch khoang mũi, họng để cải thiện tiết dịch đường hô hấp, kích thích ho để khạc đờm hoặc làm dung môi pha chế các thuốc khác (thuốc tiêm, thuốc bột).
Dung dịch muối khác nhau thì tỷ lệ natri clorua trong nước cũng khác nhau. Do đó, đối với chế phẩm nằm trong danh mục thuốc kê đơn, người dùng không được tự ý sử dụng mà phải có chỉ định của bác sĩ. Nước muối sử dụng cho các mục đích khác nhau có thể có hóa chất hoặc hợp chất bổ sung khác thêm vào trong thành phần.
Dung dịch Natri Clorid ứng dụng nhiều trong y tế
Liều dùng hợp lý của natri clorua
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người chỉ nên dùng tối đa 5 gram muối/người/ngày (tương đương với 2 thìa cà phê). Trên thực tế, 40% lượng natri đưa vào cơ thể có nguồn gốc từ muối. Tuy nhiên, natri cũng có trong các thực phẩm khác dưới nhiều hình thức. Do đó, một người có thể nạp quá lượng muối khuyến cáo hàng ngày một cách dễ dàng nếu không xem xét kỹ khẩu phần ăn.
Bên cạnh đó, nhu cầu natri cũng thay đổi theo từng đối tượng cụ thể, chi tiết trong bảng sau:
Nhóm tuổi | Nhu cầu Natri (mg/ngày) |
Trẻ sơ sinh (0 - 6 tháng) | 180 |
Trẻ sơ sinh (6 - 12 tháng) | 570 |
Trẻ em (1 - 3 tuổi) | 1.500 |
Trẻ em (4 - 8 tuổi) | 1.900 |
Trẻ em (9 - 13 tuổi) | 2.300 |
Thanh thiếu niên (14 - 18 tuổi) | 2.300 |
Người lớn (19 - 50 tuổi) | 2.300 |
Người lớn (51 - 70 tuổi) | 2.000 |
Người lớn (> 70 tuổi) | 1.800 |
Nhu cầu muối ăn thay đổi tùy từng đối tượng
Ngoài độ tuổi, yếu tố bệnh lý cũng ảnh hưởng đến nhu cầu natri của cơ thể. Người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp được các bác sĩ khuyến nghị ăn ít natri để hạn chế bệnh tiến triển. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, người bệnh tim nên tiêu thụ dưới 1.500 mg Natri/ngày.
Tuy nhiên, thiếu Natri có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như hạ Natri máu cấp tính (biểu hiện nhức đầu, nhầm lẫn, mê sảng, hạ huyết áp, co giật, hôn mê,...). Các triệu chứng thần kinh trung ương xảy ra do nước chuyển dịch thẩm thấu từ máu vào tế bào não gây phù não. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tiêu giảm, sụt cân, rối loạn chức năng cơ thể và co cơ.
Hạ natri có thể gây ra các triệu chứng thần kinh trung ương
Tác dụng phụ khi sử dụng natri clorua
Sử dụng dư thừa muối có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong đời sống, nếu ăn quá nhiều muối, bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng trên tim và thận. Cơ thể bị rối loạn điện giải gây hiện tượng mất nước hoặc giữ nước, dẫn đến cảm giác khát nước hoặc hiện tượng sưng phù các mô.
Hầu hết các ứng dụng của Natri Clorua trong y tế đều không phải là mối nguy hiểm đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêm truyền với lượng quá nhiều hoặc bệnh nhân dị ứng với Natri clorua, người bệnh có thể có biểu hiện kích ứng trên các bộ phận như mắt, da, đường thở và dạ dày. Kích ứng tại chỗ vị trí tiêm truyền cũng được ghi nhận ở một số trường hợp.
Tùy thuộc vào mức độ kích ứng, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng cách vệ sinh vị trí kích ứng bằng nước thường. Thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu tình trạng kích ứng không thuyên giảm mà có xu hướng trở nên trầm trọng hơn.
Dư thừa muối có thể gây nguy cơ mắc cao huyết áp
Ăn gì để bổ sung Natri một cách tự nhiên?
Vậy, làm thế nào để bổ sung Natri một cách hợp lý và hiệu quả? Dưới đây là một số nguồn natri mà bạn có thể tham khảo để đưa vào cơ thể:
- Thực phẩm: Nguồn thực phẩm giàu natri có thể kể đến như lòng đỏ trứng gà, thịt cá, sò huyết, bắp cải, đậu bắp, củ cải, cà rốt, đậu hà lan, rau xanh,...
- Sữa bột: Đây là nguồn natri đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, phù hợp với nhu cầu muối ở trẻ sơ sinh nên ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Bên cạnh muối, trong sữa bột còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cho sự phát triển của trẻ.
- Nước ion điện giải: Hoạt động dựa trên quy trình lọc nước thông minh để điện phân tách các phân tử nước. Loại nước này được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích sử dụng để bổ sung natri cùng nhiều ion khoáng khác cho cơ thể.
- Thực phẩm chức năng: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm bổ sung chất khoáng với hình thức đa dạng. Người dùng chỉ nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung natri khi có ý kiến của chuyên gia y tế. Cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm trước khi sử dụng.
Hạn chế bổ sung natri thông qua các thực phẩm được đóng gói và chế biến sẵn như pizza, thịt xông khói, thịt nguội, snack, xúc xích, các loại bánh ngọt công nghiệp,...vì những thực phẩm này có hàm lượng natri rất cao.
Các loại thức ăn nhanh có hàm lượng natri rất cao
Một số lời khuyên khi sử dụng
Mặc dù rất cần thiết cho cơ thể, trên thực tế, cơ thể thường rất ít khi thiếu natri mà thường rơi vào tình trạng dư thừa. Vì vậy, cần hạn chế ăn mặn, ăn các thức ăn chế biến sẵn. Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen không ăn quà vặt, ăn các loại thức ăn nhanh,...Cân bằng khẩu phần ăn hàng ngày sao cho lượng natri luôn giữ ở mức phù hợp, tốt nhất là bổ sung natri từ các loại thực phẩm tự nhiên.
Natri Clorua nói riêng và ion Natri nói chung rất cần thiết trong việc cân bằng chất điện giải của cơ thể và sự phát triển não bộ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Sodium là gì cũng như natri có tác dụng gì cho cơ thể. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy để lại ý kiến bên dưới để được các dược sĩ của Medigo giải đáp nhé!
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Medigo Software
- Địa chỉ: Y1 Hồng Lĩnh, Phường 15, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 1900636 647 (1000đ/phút; 8-21h kể cả T7, CN).
- Email: cskh@medigoapp.com
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm