Ngãi tượng là gì? Tác dụng và vị thuốc từ
Ngãi tượng từ lâu đã là loại dược liệu quý với nhiều công dụng tuyệt vời như trị chứng mất ngủ, đau nhức, làm thuốc kháng sinh… Vậy ngoài ra ngải tượng còn có những tác dụng gì khác, cách chế biến vị thuốc này ra sao, có những bài thuốc nào hay từ ngải tượng? Cùng Medigo đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về ngãi tượng
Ngãi tượng hay ngải tượng (Black Tuber Stephaniae rotunda) còn được gọi là củ bình vôi đen, tử nhiên, củ mối trôn, củ một. Thực chất đây là vị thuốc làm từ phần gốc thân phình ra tạo thành củ của cây bình vôi. Loài cây này có tên khoa học là Stephania glabra (Roxb) Miers. Lour., thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Cây bình vôi mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nhất là những vùng núi đá như Lai Châu, Ninh bình, Hòa Bình…
Ngãi tượng hay ngải tượng là phần gốc thân phình ra tạo thành củ của cây bình vôi
Đặc điểm sinh thái
Sở dĩ cây được đặt tên là bình vôi bởi có phần thân phình to gợi liên tưởng đến chiếc bình đựng vôi mà người dân thường dùng vào việc tôi vôi ăn trầu. Cây bình vôi là một loại cây dây leo, có đoạn thân phình to giáp với mặt đất. Đây không phải củ mà là thân cây, hay đúng hơn là dây bình vôi.
Lá cây mọc so le, hình trái tim, hoa màu xanh nhạt cỡ nhỏ. Ngoài ra cần tránh nhầm lẫn giữa bình vôi và củ gà ấp, bởi hai loại cây này hoàn toàn khác nhau. Phần củ ở gốc thân của cây bình vôi rất to, hình dáng có thể khác nhau tùy vào nơi mà cây sinh trưởng. Vỏ ngoài của củ màu nâu đen, bên trong màu trắng xám.
Bộ phận dùng của ngãi tượng
Phần gốc thân phình to tạo thành củ của cây bình vôi. Củ được lựa chọn phải là củ lâu năm, cân nặng tối thiểu từ 2kg trở lên.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Ngải tượng đen được thu hoạch quanh năm và dùng làm dược liệu. Sau khi thu hoạch, củ sẽ được rửa sạch, cạo hết vỏ đen bên ngoài rồi thái mỏng, đem đi phơi hoặc sấy khô để ngâm với rượu hoặc sắc lấy nước uống. Chỉ nên sắc lấy nước khoảng 2 lần mỗi thang thuốc để đảm bảo công hiệu của dược liệu. Chú ý sao khi sao khô ngải tượng trên lựa thì cần rải thuốc trên nền đất, đảo trộn đều để thuốc có thể hấp thụ khí đất. Như vậy hiệu quả trị bệnh sẽ được tăng lên gấp nhiều lần.
Cách thu hái, sơ chế và bảo quản củ bình vôi (ngãi tượng)
Thành phần hóa học
Trong của ngải tượng đen có chứa các thành phần hóa học như sau:
- Nghiên cứu năm 1940 của Bùi Đình Sang: Hoạt chất chiếm tỉ lệ cao nhất trong ngải tượng là rotundin. Hoạt chất này có công thức thô là C13H19 (OCH3)3CH3N (theo Kondo (Nhật), năm 1944).
- Nghiên cứu năm 1950 – 1952 của Siddiqui và Qiaudry G. R (Ấn Độ): Đặt tên là xyckanin C38H4206N2, stefarin C18H19O3N và hyndarin C23H25O4N. Trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là hyndarin (khoảng 30%), ngoài ra stefarin chiếm khoảng 15 – 18% và xycleanin chỉ chiếm một lượng rất nhỏ.
- Năm 1965, Phan Quốc Kính và cộng sự cũng tìm thấy một số ancaloit có trong củ bình vôi, đặt tên là các ancaloit A, C và D, mỗi loại có tỉ lệ khoảng 0,08%. Trong đó thành phần quan trọng nhất phải kể đến L- tetrahydropalmatin và roemerin.
Tác dụng của ngãi tượng
Theo y học cổ truyền
Ngải tượng đen có vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh là tâm, can và tỳ.
Công năng chủ trị:
- An thần: Dùng cho bệnh nhân bị suy nhược thần kinh gây ra mất ngủ
- Kiện vị, giảm đau: Dùng cho các bệnh nhân bị đau do sang chấn, đau dây thần kinh, loét hành tá tràng, dạ dày, lỵ
- Trừ u thũng, giải độc tiêu viêm, có thể kết hợp với các vị thuốc khác là kìm ngân, thổ phục
- Dùng cho người bị viêm nhiễm đường hô hấp, ho lao, viêm khí quản mạn tính, viêm họng
- Chữa khó thở, nhức đầu, sốt nóng
Các thầy thuốc đông y cũng dùng ngãi tượng làm thuốc nắn bong gân, kéo liền xương, trị các bệnh về gân cốt hoặc thuốc kích thích hoạt động sinh lý của cơ thể
Củ ngải tượng đen trị chứng mất ngủ kéo dài
Theo y học hiện đại
- Chất rotundin chiết từ củ ngải tượng đen có chứa rất ít độc tố, có công dụng trấn kinh đáng kể, dùng để điều trị người có ống tiêu hóa bị giật, tăng nhu động, bổ tim nhẹ và điều hòa tim mạch, điều hòa hệ hô hấp, trị nấc, hen suyễn, hạ huyết áp, chống co quắp, gây ngủ, an thần.
- Từ năm 1944, rotundin đã được sử dụng phổ biến trên lâm sàng, đặc biệt là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thuốc dùng để điều trị cho người bị lỵ amíp, đau bụng, hen, mất ngủ, đau tim. Công dụng đáng kể nhất là an thần và gây ngủ.
- Ngoài ra củ bình vôi cũng có công dụng kháng khuẩn, ức chế sinh sinh sôi của khuẩn Bacillus subitilis.
- Alcaloid có trong củ ngải tượng được dùng trong các chế phẩm như Stilux-60, Rotunda… để làm thuốc an thần.
3. Một số vị thuốc từ ngãi tượng
Chữa đau bụng, sốt, lỵ, ho lao, hen: Củ ngải tượng thái nhỏ và phơi khô, sắc lấy nước hoặc ngâm rượu, dùng từ 3 – 6g/ngày. Hoặc có thể nghiền bột và ngâm với rượu 40 độ theo tỉ lệ 5 phần rượu : 1 phần bột thuốc, uống từ 5 – 15ml/ngày. Có thể thêm đường tùy khẩu vị cho dễ uống.
Trị đau dạ dày, đau tim, nhức đầu, sốt nóng, mất ngủ: Uống từ 0,05 – 0,10g Rotundin clohydrat dạng thuốc viên hoặc dạng bột. Có thể bào chế dưới dạng tiêm 0,05 rotundin clohydrat hoặc dạng sunfat trong ống 5ml. Trẻ 1 – 5 tuổi dùng từ 0,02 – 0,025g, trẻ 10 tuổi dùng từ 0,03 – 0,05g.
Hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, an thần: Kết hợp uống nước thuốc và dùng củ tươi giã nát để đắp hoặc xoa bóp cơ thể. Thực hiện liên tục trong 3 tháng sẽ khỏi hoàn toàn.
Trị mất ngủ: Củ ngải tượng khô sắc lấy nước, cứ 6 – 10g thì sắc cùng 500ml nước. Sắc đến khi còn 300ml thì chia đều và uống hết trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng ngãi tượng
Dùng từ 10 – 15ml rượu thuốc 10% hoặc 3 – 6g bột củ ngải tượng mỗi ngày
Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Đối tượng sử dụng:
- Người bị mất ngủ kinh niên
- Người bệnh có chức năng tiêu hóa bị suy giảm, đi ngoài phân sống
- Người bị co giật, động kinh
- Người bị ho hen, viêm phế quản mãn tính
- Người bị cao huyết áp
- Người mắc các bệnh lý về tim mạch
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dược liệu ngãi tượng. Mặc dù là vị thuốc từ thiên nhiên nhưng củ ngải tượng đen có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng liều lượng. Vì vậy Medigo khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm