9+ Tác dụng phấn hoa và lưu ý khi bảo quản, sử dụng phấn hoa
Phấn hoa là nguyên liệu vô cùng phổ biến và ngày càng được nhiều người tìm kiếm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giá trị dinh dưỡng của phấn hoa còn cao hơn cả những loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu các dưỡng chất và công dụng của phấn hoa nhé.
Đôi nét về phấn hoa và phấn ong
Phấn hoa là gì?
Phấn hoa chính là những hạt bào tử đực được lấy từ nhị hoa của các loài thực vật có hạt. Mỗi hạt phấn hoa đều được bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài nhằm bảo vệ các bào tử đực trong suốt quá trình chúng di chuyển từ nhị hoa đến nhụy hoa hay từ nón đực tới nón cái của cây lá kim. Khi xuất hiện sự thụ phấn (tức là phấn hoa đáp trên nhụy hoa) thì phấn hoa sẽ nảy mầm và hình thành nên một ống phấn chuyển bào tử đực vào noãn.
Ngày nay có hẳn một ngành nghiên cứu về phấn hoa, gọi là phấn hoa học. Những nghiên cứu của ngành này vô cùng quan trọng đối với ngành pháp y, khảo cổ học, cổ sinh vật học và cổ sinh thái học.
Phấn hoa chính là những hạt bào tử đực được lấy từ nhị hoa
Phấn ong là gì?
Phấn ong (hay phấn hoa ong) thực chất chính là phấn của các loài hoa mà ong thợ thu gom được. Chúng sử dụng mật ong để vê các hạt phấn cho nhỏ lại, sau đó bỏ vào giỏ phấn nằm ở hai chân sau để mang về tổ. Để thu hoạch phấn ong, người nuôi ong sẽ đặt một tấm cản phấn - tấm nhôm hoặc nhựa với nhiều lỗ trên bề mặt sao cho ong thợ có thể chui lọt tuy nhiên hai hạt phấn sẽ bị tấm cản phấn gạt lại. Phấn ong sẽ được dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cả ong non và ong thợ.
Các thành phần dinh dưỡng của phấn hoa
Trong phấn hoa, người ta tìm thấy nhiều thành phần hóa học phức tạp như sau:
- Nước: 12 - 20%
- Protein: 20 - 25%
- Acid amin: 13%
- Carbohydrate: 25 - 48%
- Lipid: 1 - 20%
- 20 loại khoáng chất khác nhau, nổi bật là Cu, S, Mg, P, Ca, Na, K…
- 11 loại vitamin như B1, B2, B3, B6, C, A, D, E, P, K
- Nhiều hoạt chất sinh học và các loại men có lợi
Tác dụng phấn hoa đến từ những thành phần dinh dưỡng phong phú
Những công dụng phấn hoa trong y học cổ truyền và hiện đại
Trong y học cổ truyền
Phấn hoa được coi là dược liệu quý với nhiều tên gọi khác nhau như phương ong, bạch tinh ong, phấn ong… Phấn hoa có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ thận điều tinh, ích khí dưỡng huyết, bổ cường tráng. Vị thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân thận tinh bất túc, tâm tỳ suy nhược, biểu hiện bằng các triệu chứng như: tắt kinh sớm, muộn con, tiểu đêm nhiều lần, xuất tinh sớm, liệt dương di tinh, đau lưng mỏi gối, suy giảm tình dục, ăn kém, hay quên, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn bực bội, mệt mỏi rã rời…
Theo một y thư cổ có tên là Thần nông bản thảo kinh, sử dụng phấn hoa thường xuyên sẽ giúp khí lực sung mãn, cơ thể nhẹ nhàng và sống thọ, trẻ lâu. Ngoài ra mỗi loại phấn hoa lại có những công dụng riêng như sau:
- Phấn hoa hòe: Tác dụng trấn tĩnh và kiện vị
- Phấn hoa kiều mạch: Tác dụng làm giảm nhịp tim, bổ huyết, kiện tỳ lý khí
- Phấn hoa cửu lý hương: Tác dụng giảm ho, kháng khuẩn, tăng cường khả năng ghi nhớ, thúc đẩy tuần hoàn
- Phấn hoa thùy dương: Tác dụng giảm đau, bồi bổ cơ thể
- Phấn hoa dâu: Hỗ trợ giảm đường huyết
- Phấn hoa cải: Ngăn ngừa giãn và viêm loét tĩnh mạch
- Phấn hoa táo: Bổ dưỡng cơ tim
Phấn hoa có tác dụng gì còn tùy thuộc vào từng loại hoa
Trong y học hiện đại
Nhiều người băn khoăn uống phấn hoa mật ong có tác dụng gì? Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra những tác dụng của phấn hoa như sau:
- Làm đẹp và trẻ hóa làn da
- Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư
- Cải thiện khả năng tình dục
- Khống chế sự tăng sinh của tiền liệt tuyến
- Điều hòa nội tiết tố nữ
- Tăng cường khả năng ghi nhớ
- Kiện não bổ tủy
- Kích thích quá trình tạo huyết
- Cải thiện khả năng miễn dịch
- Chống phóng xạ
- Đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa
- Kích thích dịch vị, tạo cảm giác ngon miệng
- Phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm loét dạ dày - tá tràng, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp…
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản phấn hoa đúng cách
Cách sử dụng
- Một số người sử dụng phấn hoa bằng cách ăn trực tiếp, ngâm rượu, trộn phấn hoa mật ong hoặc pha với nước sôi uống.
- Trẻ em có thể bồi bổ phấn hoa theo hình thức nấu lẫn với cháo hoặc bột.
Nhiều người sử dụng phấn hoa ngâm mật ong để bồi bổ sức khỏe
Lưu ý và liều lượng sử dụng
Vẫn chưa có ý kiến thống nhất về liều lượng sử dụng phấn hoa phù hợp. Hầu hết các chuyên gia cho rằng trẻ em nên sử dụng từ 2 - 3g/ngày và người trưởng thành nên dùng từ 5 - 10g/ngày. Theo Trung tâm nghiên cứu ong Trung ương, liều dùng phấn hoa là 1 - 2 thìa cà phê mỗi lần, ngày dùng 2 lần. Nhìn chung, nên sử dụng khoảng 5g chia làm 2 - 3 lần là vừa đủ.
Nếu lạm dụng quá nhiều phấn hoa trong thời tiết nóng có thể dẫn đến nóng trong người. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng phấn hoa nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoa.
Cách chọn mua và bảo quản
Bạn nên chọn mua phấn hoa từ những đơn vị uy tín, trang bị đầy đủ thiết bị làm khô và tiêu diệt vi khuẩn, trứng côn trùng trong phấn hoa một cách triệt để nhằm đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm. Sau mỗi lần sử dụng, bạn phải đậy nắp hộp thật cẩn thận.
Có thể bảo quản phấn hoa bằng đường trắng hoặc mật ong để kéo dài thời gian sử dụng. Cụ thể người ta sẽ trộn lẫn phấn hoa và đường theo tỷ lệ 2/1 và đổ vào, sau đó nén thật chặt và phủ một lớp đường dày 10 - 15cm lên trên. Cuối cùng bịt kín miệng lọ và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Như vậy là bạn đã nắm được những đặc điểm và công dụng của phấn hoa rồi. Mặc dù khá lành tính nhưng phấn hoa cũng có những chống chỉ định riêng, đặc biệt là những người bị dị ứng với phấn hoa. Vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm