lcp

Phèn Chua là gì? Công dụng chữa bệnh của Phèn Chua


Phèn chua hay còn được gọi là Vũ nát, Mã xĩ phàn, Muôn thạch, Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Bạch phàn, Minh phàn, Phàn thạch, Vũ trạch, có công thức hóa học là K2SO4.Al2 (SO4)3, 4Al (OH)3. Trong y học, Phèn chua có tác dụng dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ.

Mặc dù là một loại khoáng chất được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước, tuy nhiên, việc dùng Phèn chua sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Phèn chua cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.

Phèn chua

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Phèn chua, Vũ nát, Mã xĩ phàn, Muôn thạch, Tất phàn, Sinh phàn, Khô phàn, Bạch phàn, Minh phàn, Phàn thạch, Vũ trạch.
  • Công thức khoa học: K2SO4.Al2 (SO4)3, 4Al (OH)3
  • Công dụng: Phèn chua có tác dụng dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chủ yếu dùng chữa có nhiệt trong xương tủy, thịt mọc trong mũi, chế luyện thành thuốc chữa đau răng, đau mắt, lỵ.

Mô tả Phèn chua

Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, người ta biết đến phèn nhôm còn trước cả kim loại nhôm. Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Cũng do tạo kết tủa AL(OH)3, nên khi khuất vào nước đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt.

Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu bay hơi vàng, trong hay đục, rất dễ vỡ, tan trong nước, trong glycerin, không tan trong cồn.

Phèn chua

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phèn chua có thể chế từ một nguồn nguyên liệu thiên nhiên gọi là minh phàn thạch (Alunite) có công thức K2SO4.Al2(SO4)3, 4Al(OH)3 thường lẫn ít sắt. Người ta nung đá minh phàn sau đó hòa tan trong nước nóng, lọc và kết tinh.

Có thể chế phèn chua bằng cách nung đất sét cho tác dụng với axit sunfuric, rồi trộn với dung dịch kali sunfat rồi kết tinh.

Còn nhiều phương pháp chế tạo khác. Phèn chua có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hay hơi vàng, trong hay hơi đục rất dễ vỡ vụn, mùi không rõ, vị hơi ngọt chua và chát, tan trong nước, trong glyxerin, không tan trong cồn.

Thành phần hóa học

Phèn chua là muối kép nhôm sunfat và kali, công thức của phèn chua là K3SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

tác dụng của phèn chua

Tác dụng của Phèn chua

Theo y học cổ truyền

Phèn chua vị chua, tính hàn, quy kinh Phế Can Tỳ Vị Đại tràng.

Phèn chua có tác dụng giải độc sát trùng, táo thấp chỉ đường ( giảm ngứa), chỉ huyết chỉ tả, thanh nhiệt tiêu đàm.

Chủ trị các chứng: sang dương giới tiên ( nhọt ghẻ lở), thấp chẩn tao dưỡng ( chàm lở ghẻ ngứa), thổ nục hạ huyết, tả lî, điên giản phát cuồng, thấp nhiệt hoàng đản.

Theo y học hiện đại

Dùng uống, thuốc kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn phản xạ, trong ruột thuốc không hấp thu ức chế niêm mạc ruột tiết dịch mà có tác dụng cầm tiêu chảy.

Phèn chua nồng độ thấp đắp ngoài có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chống thối, có thể làm đông albumin, xơ hóa da, cầm máu, nồng độ cao của phèn chua gây ăn mòn thịt sinh loét.

Uống trong, thuốc có tác dụng chống cơn động kinh, lợi mật hạ mỡ ( Bài thuốc Bạch kim hoàn ( Uất kim, Minh phàn).

In vitro, thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương như đối với Beta-hemplytic streptococcus, S.pneumoniae và corynebacterium diphtheriae. 10% dung dịch Minh phàn có tác dụng ức chế rõ đối với trùng roi âm đạo. Thuốc cũng có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt virus viêm gan.

Độc tính: Minh phàn có tác dụng kích thích mạnh đối với tổ chức cơ thể cho nên phần lớn dùng ngoài. Thuốc dùng quá liều có thể gây loét nôn, tiêu chảy và choáng.

Liều lượng và cách dùng Phèn chua

Uống 0,3 - 1g khô phàn/ ngày. Có thể uống đến 2 - 4g. Dùng ngoài thì không kể liều lượng.

Bài thuốc chữa bệnh từ Phèn chua

Chữa lành bệnh viêm dạ dày và ruột cấp tính

Chuẩn bị: Bạch phàn 100g.

Thực hiện: Nướng cho đến khi hết nước lấy phèn chua hoặc khô. Ngày dùng 0,5 - 1g, uống làm nhiều lần, chữa viêm dạ dày ruột cấp tính, nôn mửa, thổ tả, lỵ mãn tính (kinh nghiệm nhân dân).

Trị rắn cắn

Chuẩn bị: Bạch phàn, Cam thảo, mỗi vị một nửa.

Thực hiện: Tán nhỏ, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 3 - 6 gam, chữa rết cắn, quầng thâm mắt.

Chữa bệnh bạch đới khí hư

Chuẩn bị: Sà sàng tử và phèn chua (tương đương).

Thực hành: Trộn đều hai vị thuốc trên rồi đun cách thủy, sau khi nước nguội thì rửa âm hộ.

Trị mụn nhọt sưng đau

Chuẩn bị: Bạch phàn, Hùng Hoàng (tương đương).

Cách làm: Lấy hai vị trên tán nhỏ, trộn với bã trà, đắp vào chỗ đinh nhọt.

Chữa chảy máu cam, nôn ra máu, phân lẫn máu, băng lậu, hay đi ngoài ra máu

Chuẩn bị: Bạch phàn (phèn chua) và Hài nhi trà (liều lượng bằng nhau tùy theo số lần muốn dùng).

Cách thực hiện: Xay nhuyễn 2 loại tinh chất trên thành bột và sử dụng theo từng đợt. Mỗi lần dùng, lấy 1,5g bột, hòa với nước nóng, uống sau khi ấm.

Lưu ý khi sử dụng Phèn chua

Kiêng kị: Người bệnh do âm hư mà không thấp nhiệt thì không được dùng. Ngoài ra, những người âm hư và không phải thực tà không được phép sử dụng chúng.

Kết hợp: Không sử dụng với Ma hoàng hoặc Mẫu lệ .

Thời hạn dùng: Ngưng dùng thuốc sau khi khỏi bệnh, không hợp dùng kéo dài liên tục.

Bảo quản Phèn chua

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ Phèn chua cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh vẫn nên tham khảo chuyên gia về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp ích cho việc tham khảo của bạn đọc. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

pharmacist avatar

Dược sĩ Nguyên Đan

Đã kiểm duyệt

Chuyên khoa: Dược sĩ chuyên môn

Tôi là Nguyễn Hoàng Nguyên Đan, hiện đang là dược sĩ nhập liệu, quản lý lưu kho sản phẩm và biên soạn nội dung THUỐC tại ứng dụng MEDIGO. Với kiến thức đã học tại Đại học Y Dược TPHCM và hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y dược, tôi mong muốn mang đến cho cộng đồng những kiến thức về thuốc và sức khỏe hữu ích nhất.