Rau mùi - 12 lợi ích của rau mùi đối với sức khỏe con người
Rau mùi được biết là 1 loại rau gia vị quen thuộc trong những món ăn hàng ngày của gia đình Việt. Chúng không chỉ giúp tạo mùi thơm, sự bắt mắt cho món ăn mà mang nhiều tác dụng đáng quý đối với sức khỏe. Cùng Medigo tìm hiểu hiểu rõ hơn về rau mùi và 12 lợi ích không ngờ của rau mùi với sức khỏe ngay sau đây.
1. Giới thiệu về rau mùi
1.1. Giới thiệu
- Rau mùi thường gọi với tên gọi khác là: hương tuy, hồ tuy, nguyên tuy, ngổ, ngò, ngổ thơm, coriander (Anh) hay , korianđer (Đức).
- Tên khoa học: Coriandrum sativum L
- Thuộc họ: Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae)
- Quả mùi (Fructus Coriandri): thường gọi nhầm là hạt mùi, đây là quả chín phoi hoặc sấy khô của cây mùi.
1.2. Mô tả cây
- Cây sống hằng năm, cao 35-50 cm, thân nhẵn có phía trên phân nhánh. Lá nằm ở gốc có cuống dài, 1 đến 3 lá chét (hình hơi tròn, thường xẻ thành 3 thùy với mép thùy có khía răng to và tròn. Những lá phía trên có lá chét được chia thành các thùy hình sợi nhỏ và nhọn. Toàn thân và lá vò có mùi thơm đễ chịu.
- Hoa trắng hay hơi hồng, họp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao, tiểu bao gồm 2-3 lấ chét đính ở một phía. Quả bế đôi hơi hình cầu, nhẩn, dài 2,5-4mm, gồm 2 nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có 4 sống thẳng và hai sống chung cho cả 2 nửa.
Rau mùi - Coriandrum sativum L
1.3. Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây mùi trồng phổ biến tại Việt Nam nhưng thường chỉ sử dụng lá làm gia vị hoặc số ít được sử dụng để nấu nước tắm cho thơm vào mỗi dịp Tết. Tại các quốc gia ven Trung Á, Địa Trung Hải, Ấn Độ, và Trung Quốc người ta trồng mùi với quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và tinh dầu trong công nghiệp nước hoa.
- Cây mùi trồng trong điều kiện: đất kiềm, mát mẻ, dễ hút nước, cày bừa kỹ, ưa ánh sáng
- Thu hái: Hái ngay khi quả vừa chín để tránh rơi rụng. Sau đó, đem phơi nắng và đập lấy phần quả bên trong và bảo quản để tránh bị ẩm. Khi quả khô, mùi bên trong sẽ thơm dễ chịu.
- Ngoài sử dụng quả mùi, người ta còn dùng rễ và lá để làm làm dược liệu.
1.4. Thành phần hóa học
- Trong quả mùi chứa: 0,3-1% tinh dầu, 16-18% protein, 13-20% chất béo, 3-8% xenlulozo. Trong đó tinh dầu của quả mùi bao gồm: linalola, d.pinen, limonen, mycxen, tecpinen, phelandren,geraniola và bocneola
- Trong lá và thân chứa khoảng 1% tinh dầu.
2. Các loại rau mùi hiện tại
Hiện nay, rau mùi được chia thành một số loại phổ biến như sau:
2.1 Mùi tây (Parsley)
Mùi tây thuộc chi Petroleum và có công dụng tương tự như với các loại rau mùi ta hiện nay. Mùi tây có màu xanh đậm hơn rất nhiều so với mùi ta, lá hơi xoăn và lớn hơn. Thường được sử dụng nhiều trong ẩm thực Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông.
Mùi tây (Parsley)
2.2 Mùi tàu - Ngò gai (Vietnamese Coriander)
Mùi tàu là loại thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ. Mùi tàu có lá thuôn dài, viền lá có răng cưa và bộ phận gân lá to, nằm chính giữa, xuyên suốt chiều dài của lá. Mùi tàu thường được dùng trong các món ăn như: canh măng, cháo gà hay ăn kèm rau sống,...
Mùi tàu - Ngò gai (Vietnamese Coriander)
2.3 Mùi ta - Ngò rí (Cilantro)
Rau mùi ta có màu xanh nhạt, mùi hương thơm nhẹ và dễ chịu. Chúng thường được dùng làm rau trộn, rau thơm ăn kèm và gia vị cho nhiều món ăn của người Việt. Đây là loại rau được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
3. 8 lợi ích sức khỏe của rau mùi
Ngoài sử dụng trong ẩm thực, rau mùi còn có nhiều giá trị trong bảo vệ sức khỏe:
3.1. Giảm lượng đường trong máu
Rau và quả mùi đều giúp làm giảm đường huyết máu. Vì vậy, mùi ta thường được sử dụng bởi những bệnh nhân tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường huyết một cách ổn định ổn định.
3.2. Hỗ trợ miễn dịch, chống oxy hóa
Rau mùi chứa các chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ tế bào trước những tổn thương. Chiết xuất trong rau mùi còn bổ sung nhiều dưỡng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch.
3.3. Có lợi cho tim mạch
Rau mùi là loại thảo mộc có tác dụng trong hỗ trợ làm giảm cholesterol. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu. Việc sử dụng rau mùi sẽ hỗ trợ bảo vệ tim mạch và chống đột quỵ.
Rau mùi hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu
3.4. Hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của não bộ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa ăn rau mùi và việc giảm triệu chứng của các bệnh như: Alzheimer, Parkinson; giúp cải thiện trí nhớ,..
Ngoài ra, hàm lượng lớn tinh dầu và flavonoid còn có tác dụng giảm lo âu. Cơ chế hoạt động của rau mùi giúp giảm lo âu tương tự diazepam bởi sự giống nhau về cấu trúc của flavonoid và diazepam.
3.5. Thúc đẩy tiêu hóa
Người ta thường sử dụng rau mùi như một loại thuốc giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nhờ tính ấm, rau mùi sẽ khiến người bệnh ấm bụng và giảm cảm giác khó chịu một cách hiệu quả. Rau mùi sẽ được kết hợp vỏ quýt để sắc nước uống giúp giảm các triệu chứng như: đau bụng khó chịu, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,…
3.6. Kháng viêm, chống nhiễm trùng
Rau mùi chứa các hợp chất kháng khuẩn giúp chống lại một số bệnh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn. Trong đó, Dodecenal là hợp chất có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện trong ống nghiệm đã chứng minh tinh dầu trong rau mùi có thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
3.7. Bảo vệ làn da tối ưu
Một số nghiên cứu cho thấy các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau mùi có thể hỗ trợ ngăn tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa da và tổn thương da do bức xạ của tia cực tím. Nghiên cứu khác, chiết xuất từ rau mùi còn có thể bảo vệ lớp tế bào sừng trên da khỏi nhờ hiệu ứng chống oxy hóa.
Rau mùi chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da
3.8. Kích thích ra sởi nhanh
Trong dân gian, rau mùi có tác dụng rất lớn đối với bệnh sởi. Nhờ tính nóng ấm, rau mùi kích thích sởi ra nhanh và rút ngắn thời gian khỏi bệnh ở trẻ nhỏ. Bài thuốc rất hữu hiệu với trường hợp trẻ bị sởi nhưng gặp gió lạnh khiến sởi không mọc được tiếp. Rau mùi sẽ được sắc lấy nước và cho trẻ uống để giúp sởi mọc nhanh và mau lành hơn.
3.9. Chữa các bệnh về răng miệng
Rau mùi chứa thành phần Citronellol là chất có tính kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, dược tính khác của rau mùi còn được biết đến là: khử mùi hôi, chữa sâu răng, viêm lợi, cải thiện tình trạng viêm răng miệng.
Cách dùng: Sử dụng nước cốt rau mùi để súc miệng.
3.10. Cải thiện thị lực
Rau mùi có chứa 1 số vitamin như: vitamin A, C,... Đây là những hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong cải thiện thị lực và phòng ngừa thoái hóa điểm vàng ở những người cao tuổi. Rau mùi được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho những ai thường xuyên làm việc với máy tính,..
3.11. Chữa trĩ
Trong dân gian, rau mùi được biết đến là một trong các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và lòi dom. Người ta sử dụng quả mùi mang đi đốt, sau đó hun khói ở vùng hậu môn. Dưới tác dụng của hơi nóng quả mùi, búi trĩ sẽ giảm sưng và thu dần vào trong hậu môn.
3.12. Chống nấm
Một số phương pháp điều trị nấm có thể gây ra khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện cho sử dụng các hợp chất tự nhiên để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.
Trong đó, 1 nghiên cứu đã kiểm tra những tác động của tinh dầu từ lá rau mùi đối với nấm Candida albicans (loại nấm men có thể gây bệnh ở người). Kết luận cho thấy, tính dầu từ lá rau mùi thực sự có khả năng chống nấm và hiện đang được nghiên cứu sâu hơn.
4. Những lưu ý khi chế biến và sử dụng rau mùi
Rau mùi là loại rau gia vị có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng. Khi chế biến và sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không sử dụng quá nhiều rau mùi vì có thể gây tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Không sử dụng rau mùi với những người bị dị ứng
- Làm sạch rau mùi trước khi sử dụng nhằm loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn
- Sử dụng rau mùi tươi để cho hiệu quả tốt nhất
- Bảo quản rau mùi trong tủ lạnh giúp giữ tươi lâu hơn
Một số lưu ý khi sử dụng rau mùi
5. Một số cách chế biến rau mùi
Rau mùi được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt. Có nhiều cách chế biến đối với loại rau này:
- Ăn sống: Rau mùi có thể kết hợp ăn kèm các loại rau sống, salad giúp tăng mùi thơm, tạo sự thanh mát cho món ăn
- Rau gia vị kết hợp các món ăn khác: Rau mùi còn được sử dụng làm loại rau gia vị kết hợp cùng các món như: canh, trứng, xào,.. giúp tạo mùi thơm và trang trí cho món ăn
- Đun nước uống: Rau mùi rửa sạch được đun sôi tạo thành nước uống được sử dụng như 1 bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như: phát ban, tiêu hóa, tim mạch,...
- Ép nước: Sử dụng máy ép rau mùi làm nước uống cũng rất được yêu thích. Bạn có thể kết hợp cùng các loại thực phẩm khác để giải độc, làm đẹp da cho cơ thể.
Nước ép rau mùi giúp giải độc và làm đẹp da
6. Kết luận
Rau mùi là loại rau giàu dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Rau mùi là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt. Không chỉ tạo mùi hương và trang trí cho món ăn đẹp mắt. Rau mùi còn có nhiều công dụng đáng ngờ đối với sức khỏe của cơ thể. Hy vọng, bài viết trên của MEDIGO đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm