Tràm trà: Công dụng của tràm trà đối với sức khỏe
Tràm trà là loài cây có giá trị kinh tế cao và thường được sử dụng để chiết xuất ra tinh dầu tràm. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn chưa biết tràm trà là cây gì? và nó mang lại những công dụng gì đối với sức khỏe. Cùng Medigo tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Tràm trà là gì?
Tràm trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia và là loài thực vật có hoa thuộc họ Đào Kim Nương. Loại cây này có nguồn gốc từ châu Úc, nó thích hợp với loại đất ẩm. Hiện nay, cây tràm trà được trồng ở rất nhiều nơi, trong đó có cả Việt Nam.
Tràm trà là loại cây có giá trị kinh tế cao và thường được dùng để sản xuất tinh dầu
Các đặc điểm của cây tràm trà:
- Cây tràm trà thường cao tới 20 đến 30m. Lá cây có màu xanh lục sẫm hoặc xám, hình trứng hay mũi mác, lá dài từ 1 đến 25cm, rộng từ 0,5 đến 7cm và thường mọc so le nhau.
- Hoa trầm trà có nhiều màu sắc như: trắng, vàng nhạt, hồng, ánh lục. Chúng thường mọc thành các cụm dày dọc theo thân cây. Mỗi bông hoa tràm trà có nhiều các cánh hoa nhỏ cùng với một chùm nhị mọc dày đặc ở giữa.
- Trong khi đó, quả của loại cây này là dạng quả nang nhỏ và có chứa nhiều hạt nhỏ ở bên trong.
Thành phần hóa học cây tràm trà
- Lá tràm chứa tinh dầu với tỷ lệ 2,5% (tính trên lá tươi) hoặc 2,259 (tính trên lá khô).
- Tinh dầu tràm là một chất lỏng không mùi hoặc hơi vàng nhạt, có vị hơi cay và mát sau nóng, mùi thơm đặc biệt. Nếu tinh chế, tinh dầu trong suốt, hầu như không màu.
- Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu là cajeputol hay xineola hoặc eucalyptola với tỷ lệ 35 đến 60%. Ngoài ra còn chứa pinen tả tuyền, tecpineola và một ít andehyt.
- Để tinh chế tinh dầu tràm, ta có thể ngâm tinh dầu với một hỗn hợp oxyt chì và dung dịch NaOH trong 3 giờ ở nhiệt độ đun cách thuỷ hoặc dùng thuốc tím và axit sunfuric, sau đó cất lại. Tinh dầu tràm tinh chế không có màu hay chỉ có màu vàng rất nhạt, mùi thơm dễ chịu.
Lý do cây tràm trà được cho là chất kháng khuẩn tự nhiên
Cây tràm trà có chứa chất a-Terpineol, đây là một chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng: ho, trúng gió, cảm mạo, nhiễm virus,... Bởi vì những công dụng của thành phần này, mà người ta thường dùng cây tràm trà làm thành phần chế biến ra các loại thuốc có khả năng ức chế virus cúm H5N1 và một số dòng thuốc phòng ngừa và điều trị các bệnh của dịch cúm, sốt,... khác hiện nay.
Tràm trà có chứa a-Terpineol - một chất có khả năng kháng khuẩn tự nhiên
Các thí nghiệm lâm sàng của bệnh viện Westmead ở Sydney, Úc đã cho thấy: cây tràm trà có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, khử trùng. Nên chúng thường được sử dụng để điều trị trong các trường hợp bị: bỏng, vết thương hay nhiễm trùng da.
Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ tự nhiên còn giúp tạo mùi hương dễ chịu, sát khuẩn, chống nấm, vi khuẩn và khử trùng. Hiện nay, tinh dầu tràm trà đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất: mỹ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu,...
Công dụng của cây tràm trà
Cây tràm trà có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Tăng cường khả năng miễn dịch: được biết đến với khả năng kháng khuẩn và nấm, tinh dầu từ tràm trà có tác dụng làm dịu tình trạng viêm, giảm nhiễm trùng, đẩy lùi bệnh tật và làm sạch không khí.
- Hỗ trợ hệ hô hấp: Tràm trà có mùi hương thơm tươi mát, dễ chịu, khi bôi tinh dầu từ loại cây này có thể giúp việc hô hấp trở nên tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng loại cây này còn giúp giảm tình trạng viêm họng rất tốt.
Tinh dầu tràm trà có công dụng tốt cho hệ hô hấp
- Khử mùi: Đây là một trong những công dụng rất được yêu thích của cây tràm trà. Tinh dầu tràm trà được biết đến là có khả năng khử trùng tự nhiên, loại bỏ độ ẩm dư thừa và thấm hút mồ hôi rất hiệu quả. Các đặc tính làm sạch và kháng khuẩn của cây tràm trà giúp nó trở thành một phương pháp khử mùi hôi của cơ thể tự nhiên, hiệu quả và được nhiều người ưa dùng.
- Kháng khuẩn: Tinh dầu từ cây tràm trà có công dụng ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do Escherichia coli, vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Công dụng này có được là do tình dầu tràm trà có khả năng diệt khuẩn và phá hủy thành tế bào vi khuẩn rất tốt.
- Chống viêm: Trong cây tràm trà có hoạt chất Terpinen-4-ol nồng độ cao giúp mang đến công dụng kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, bôi tinh dầu tràm trà lên các vùng bị viêm da sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy tương đối tốt.
Tràm trà có công dụng kháng khuẩn rất tốt
- Chống nấm: Tinh dầu tràm trà có tác dụng tốt trong việc điều trị nấm Candida albicans, đây là loại nấm gây nên nhiều các loại bệnh cho da, miệng, cổ họng và bộ phận sinh dục. Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn được chứng minh là còn có khả năng tiêu diệt được các loại nấm khác như: nấm da, nấm men và nấm sợi.
- Giảm mụn trứng cá, mụn đầu đen: Theo nghiên cứu của giáo sư Christine Carson của Đại học Tây Úc, tràm trà có khả năng chống lại vi khuẩn và viêm nhiễm. Việc làm sạch làn da sẽ giúp điều trị và phòng ngừa các tình trạng mụn trên da hiệu quả.
Tràm trà có công dụng điều trị mụn trứng cá, mụn đầu đen hiệu quả
- Có lợi cho sức khỏe răng miệng: Các loại kem đánh răng hay gel có chứa tinh dầu tràm trà có khả năng hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nướu mãn tính khá tốt. Ngoài ra, loài cây này cũng được chứng minh là có công dụng làm giảm một cách đáng kể các mảng bám trên răng và và điều trị viêm lợi hiệu quả.
Trên là những thông tin hữu ích được tổng hợp, biên soạn và kiểm duyệt bởi các Bác Sĩ Medigo về cây tràm trà. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm về những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà loài cây này mang lại.
Tham khảo:
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm