lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc giảm đau kháng viêm IBUCINE 200 lọ 500 viên

Thuốc giảm đau kháng viêm IBUCINE 200 lọ 500 viên

Danh mục:Thuốc giảm đau
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:USA - NIC
Số đăng ký:VD-29596-18
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Chọn địa chỉ giao thuốc để xem nhà thuốc gần nhất
Giao đến

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của IBUCINE 200

Ibuprofen....200mg
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của IBUCINE 200

* Liều thấp: Điều trị triệu chứng các bệnh lý gây đau như : đau đầu, đau răng, đau của hệ thống cơ quan vận động, thống kinh. * Liều cao: (trên 1200 mg/ ngày) Điều trị triệu chứng trong một thời gian dài các trường hợp thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp cột sống và các hội chứng tương tự như hội chứng Friessinger-Leroy-Reiter và thấp khớp do vảy nến, một số bệnh lý như khớp gây đau và tàn phế. Điều trị triệu chứng trong thời gian ngắn các đợt cấp của các bệnh lý quanh khớp (đau vai cấp, viêm gân cơ,…), đau thắt lưng và đau rễ thần kinh nặng.

3. Liều lượng và cách dùng của IBUCINE 200

* Giảm đau và hạ sốt: Liều khởi đầu 200-400mg, sau đó nếu cần có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, nhưng không được vượt quá 1200 mg/ngày. * Thấp khớp: Điều trị tấn công: 2 viên/lần x 3 lần/ngày. Điều trị duy trì: 1 viên/lần x 3 lần/ngày. * Đau bụng kinh: 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Cách dùng: Uống thuốc với nhiều nước, không được nhai, nên uống trong bữa ăn.

4. Chống chỉ định khi dùng IBUCINE 200

Mẫn cảm với Ibuprofen và các chất tương tự. Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển. Suy tế bào gan, suy thận nặng. Trẻ em dưới 15 tuổi. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, Phụ nữ cho con bú.

5. Thận trọng khi dùng IBUCINE 200

Không được phối hợp với NSAIDs khác. Không nên kết hợp với thuốc kháng đông đường uống, heparine, các sulfamid hạ đường huyết, muối lithium, ticlopidine.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai: Ibuprofen có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Ibuprofen cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Iboprofen ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máụ. Do ức chế tổng hợp prostaglandin nên có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch của thai. Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ gây ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh. Phụ nữ cho con bú: Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Vì vậy, không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú để tránh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Ibuprofen có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi và rối loạn thị giác. Nếu bị ảnh hưởng, bệnh nhân không nên vận hành máy móc, lái xe, làm việc trên cao hay các trường hợp khác.

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn được phân loại theo tần suất như sau: Rất thường gặp (≥ 1/10), thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10), ít gặp (≥ 1/1000 đến < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (< 1/10.000), chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn). Nhiễm trùng và lây nhiễm - Ít gặp: Viêm mũi - Hiếm gặp: Viêm màng não vô khuẩn. Rối loạn máu và bạch huyết - Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu (bao gồm thiếu máu tán huyết và thiếu máu bất sản), mất bạch cầu hạt. Rối loạn hệ thống miễn dịch - Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ. Rối loạn thần kinh - Thường gặp: Đau đầu, choáng váng. - Ít gặp: Dị cảm, mơ màng. - Hiếm gặp: Viêm thần kinh thị giác. Rối loạn thị giác - Ít gặp: Suy giảm thị lực. - Hiếm gặp: Bệnh ngộ độc thần kinh thị giác. Rối loạn tai và mê nhĩ - Ít gặp: Suy giảm thính lực, ù tai, chóng mặt. Rối loạn hô hấp - Ít gặp: Hen suyễn, co thắt phế quản, khó thở. Rối loạn tiêu hóa - Thường gặp: Khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, táo bón, đi tiêu ra máu (phân đen), xuất huyết tiêu hóa. - Ít gặp: Viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, loét miệng, thủng đường tiêu hóa. - Rất hiếm gặp: Viêm tụy. - Chưa rõ: Bộc phát viêm ruột và bệnh Crohn. Rối loạn gan mật - Ít gặp: Viêm gan, vàng da, chức năng gan bất thường. - Rất hiếm: Suy gan. Rối loạn da và mô dưới da - Thường gặp: Phát ban. - Ít gặp: Nổi mày đay, ngứa, ban xuất huyết, phù mạch, nhạy cảm với ánh sáng. - Rất hiếm gặp: Thể nặng của phản ứng trên da (như hồng ban đa dạng, da bọng nước, kể cả hội chứng Steven - Johnson và hoại tử nhiễm độc da). Rối loạn thận và tiết niệu - Ít gặp: Các dạng ngộ độc thận (như viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, suy thận). Rối loạn chung và vị trí dùng thuốc - Thường gặp: Mệt mỏi. - Hiếm gặp: Phù nề. Rối loạn tim mạch - Rất hiếm gặp: Suy tim, cao huyết áp, nguy cơ huyết khối (nhồi máu cơ tim).

9. Tương tác với các thuốc khác

- Cần thận trọng khi sử dụng ibuprofen ở những bệnh nhân đang được điều trị với các thuốc sau do tương tác thuốc đã được ghi nhận ở một số trường hợp. - Thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chẹn kênh beta và thuốc lợi tiểu: NSAID có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp như thuốc ức chế enzym chuyển thuốc, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn kênh beta và thuốc lợi tiểu. Hơn nữa thuốc lợi tiểu còn làm tăng nguy cơ ngộ độc thận khi sử dụng ibuprofen. - Glycosid tim: NSAID có thể làm tăng thêm suy tim, giảm tốc độ lọc cầu thận (GFR) và tăng nồng độ huyết tương của các glycosid tim. - Cholestyramin: Phối hợp ibuprofen và cholestyramin có thể làm giảm hấp thu của ibuprofen tại ống tiêu hóa. Tuy nhiên ảnh hưởng của tương tác trên lâm sàng vẫn chưa rõ. - Lithi: Ibuprofen làm giảm sự thải trừ của lithi. - Methotrexat: NSAID có thể ức chế sự bài tiết qua ống thận của methotrexat, từ đó dẫn đến giảm độ thanh thải của methotrexat. - Cyclosporin: Tăng nguy cơ ngộ độc thận khi sử dụng phối hợp với ibuprofen. - Mifepriston: Hiệu quả của mifepriston có thể giảm về mặt lý thuyết do tính chất ức chế prostaglandin của NSAID. Tuy nhiên có rất ít bằng chứng cho thấy việc phối hợp với ibuprofen gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của mifepriston trên lâm sàng. - Các thuốc giảm đau khác (kể cả thuốc ức chế chuyên biệt COX-2): Tránh sử dụng đồng thời hai hay nhiều loại NSAID, kể cả thuốc ức chế chuyên biệt COX-2, do có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại. - Aspirin: Cũng như với các thuốc chứa NSAID khác, sử dụng phối hợp ibuprofen và aspirin không được khuyến khích do có nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại. - Corticosteroid: Làm tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng chung với NSAID. - Thuốc chống đông máu: NSAID có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chông đông máu như warfarin. - Kháng sinh fluoroquinolon: Dữ liệu trên động vật đã cho thấy NSAID có thể làm tăng nguy cơ co giật có liên quan đến kháng sinh fluoroquinoion. Bệnh nhân sử dụng đồng thời NSAID và các fluoroquinolon có nguy cơ co giật cao hơn người bình thường. - Thuốc hạ đường huyết sulfonylurea: Tình trạng hạ đường huyết đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân sử dụng đồng thời ibuprofen và các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylurea. - Thuốc chống kết tập tiểu cầu và ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. - Tacrolimus: Có thể bị tăng nguy cơ độc thận khi phối hợp các NSAID với tacrolimus. - Zidovudin: Có bằng chứng cho thấy nguy cơ chảy máu khớp hoặc tụ máu tăng lên khi sử dụng ibuprofen ở bệnh nhân dễ chảy máu có dương tính với HIV đang sử dụng zidovudin. - Aminoglycosid: NSAID có thể làm giảm sự thải trừ của các kháng sinh aminoglycosid. - Cao chiết Ginkgo biloba: Các thành phần có trong cao chiết bạch quả (Ginkgo biloba) có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết của ibuprofen. - Chất ức chế enzym CYP2C9: Sử dụng đồng thời ibuprofen với các chất ức chế CYP2C9 có thể làm tăng nồng độ trong máu của ibuprofen (vốn là cơ chất của CYP2C9). Trong một nghiên cứu với voriconazol và fluconazol, nồng độ của ibuprofen đã tăng lên khoảng 80 - 100%. Giảm liều ibuprofen nên được cân nhắc khi sử dụng đồng thời với các chất ức chế mạnh CYP 2C9, đặc biệt là khi sử dụng liều cao ibuprofen.

10. Dược lý

- Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận. Cần phải để ý đến điều này đối với các người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết tương. - Tác dụng chống viêm của ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều: - Có ít thông tin về xảy ra độc tính cấp với ibuprofen. ADR do quá liều ibuprofen thường phụ thuộc vào lượng thuốc uống và thời gian uống. Tuy nhiên vì sự đáp ứng với thuốc là khác nhau nên quá liều phải đánh giá trên từng cá thể. - Các triệu chứng về quá liều ibuprofen đã được báo cáo gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, thờ ơ và ngủ gà, có thể xảy ra đau đầu, cơn co cứng, ức chế thần kinh trung ương, co giật, hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh và rung nhĩ. Có báo cáo nhưng hiếm gặp về nhiễm toạn chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng kali huyết và ngừng thở (chủ yếu là trẻ nhỏ), ức chế hô hấp và suy hô hấp. Có liên quan rất ít giữa nồng độ ibuprofen trong máu và các phản ứng nghiêm trọng xảy ra khi quá liều ibuprofen. Cách xử trí: - Ở trẻ em, liều dưới 100mg/kg được xem là ít xảy ra độc tính. Với liều từ 100 - 400 mg/kg, cần theo dõi trẻ tại cơ sở y tế trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc. Với liều trên 400mg/kg, cần can thiệp bằng thuốc ngay lập tức, theo dõi chặt chẽ, điều trị hỗ trợ, không khuyến cáo sử dụng các thuốc gây nôn do nguy cơ co giật và hít vào dạ dày. - Biện pháp chung là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều ibuprofen thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng thì thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu. Cần phải theo dõi, kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.

12. Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(9 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

9
0
0
0
0