Giới thiệu chung về tinh dầu gừng
Ngày cập nhật
1. Giới thiệu chung về tinh dầu gừng
Gừng (tên khoa học: Zingiber officinale) là loài thực vật có họ hàng với nghệ. Gừng được tìm thấy khắp nơi trên thế giới nhất là Châu Á và Châu Phi.
Tinh dầu gừng được chiết xuất từ rễ gừng sau quá trình chưng cất. Dầu gừng có mùi thơm riêng biệt có thể mô tả là nồng, ấm hoặc cay. Vì vậy, tinh dầu gừng thường được sử dụng cho liệu pháp mùi hương. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn được sử dụng trên da và tóc.
Tác dụng của tinh dầu gừng hay gừng còn được biết đến là khả năng hỗ trợ các tình trạng như:
- Buồn nôn
- Viêm khớp
- Rối loạn tiêu hóa
- Cảm lạnh
- Chứng đau nửa đầu
Tinh dầu gừng đặc trưng bởi mùi thơm với vị cay, nồng và ấm
2. Tác dụng của tinh dầu gừng là gì?
Tác dụng của tinh dầu gừng đối với sức khỏe con người mang tính chất truyền miệng hoặc theo các bài thuốc dân gian. Điều này đã được chứng minh chỉ dựa trên các báo cáo cá nhân và không phải nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay đã liên tục nói về lợi ích của dầu gừng đối với sức khỏe. Cụ thể:
2.1 Chống viêm
Các nghiên cứu đã tiến hành khám phá tác dụng chống viêm của tinh dầu gừng. Mặc dù nhiều nghiên cứu được tiến hành trên động vật nhưng kết quả thu về có những giá trị nhất định.
Một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện ra tinh dầu gừng có tác dụng bảo vệ thận của chuột được điều trị bằng chất độc cadmium. Dầu gừng được phát hiện là có tính chống viêm, ngăn ngừa những thay đổi trong các dấu hiệu chức năng thận hoặc các phân tử liên quan đến viêm.
Một nghiên cứu năm 2016 được tiến hành trên chuột bị viêm khớp dạng thấp, Các nhà nghiên cứu đã phát hiện việc tiêm tinh dầu gừng không làm giảm sưng khớp cấp tính nhưng ức chế đáng kể tình trạng sưng khớp mãn tính.
Cuối cùng, 1 nghiên cứu năm 2019 đã xem xét về tác dụng của việc bổ sung chiết xuất gừng vào chế độ của chuột béo phì theo chế độ carbohydrate tinh chế cao. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chiết xuất gừng liều cao có thể ngăn ngừa việc tăng cân và giảm các dấu hiệu viêm.
2.2 Buồn nôn
Hít mùi thơm từ tinh dầu gừng được sử dụng như 1 cách để giảm buồn nôn.
Một nghiên cứu năm 2017 đã thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc hít dầu gừng để giảm buồn nôn sau phẫu thuật. Các nhà điều tra đã phát hiện ra rằng, những người tham gia hít tinh dầu gừng có mức độ đánh giá buồn nôn và nôn thấp hơn so với những người trong nhóm dùng giả dược.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác đã tìm thấy kết quả mâu thuẫn, các nhà nghiên cứu đã so sánh mức độ buồn nôn sau phẫu thuật ở trẻ em hít hỗn hợp tính dầu (bao gồm tinh dầu gừng) hoặc giả dược. Họ phát hiện ra rằng, không có sự khác biệt về tình trạng buồn nôn giữa trẻ em hít hỗn hợp tinh dầu và trẻ em hít giả dược.
Tinh dầu gừng được sử dụng như một phương pháp để giảm buồn nôn
2.3 Chăm sóc tóc
Dầu hoặc chiết xuất gừng được bổ sung vào dầu gội hoặc các sản phẩm dành cho tóc khác bởi chúng có tác dụng thúc đẩy sức khỏe và sự phát triển của tóc. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm chứng điều này.
Một nghiên cứu năm 2013 đã xem xét về thành phần hóa học của tinh dầu gừng 6-gingerol đối với sự phát triển của lông ở tế bào nuôi cấy trên chuột. Thay vì phát hiện 6-gingerol thúc đẩy sự phát triển của tóc, các nhà nghiên cứu đã thấy chúng ức chế sự phát triển của tóc và nang lông nuôi cấy trên chuột.
2.4 Chăm sóc da
Vẫn cần nhiều nghiên cứu để khám phá và xác định lợi ích của việc sử dụng dầu gừng tại chỗ và ảnh hưởng của nó đối với trường hợp viêm ngoài da.
Một nghiên cứu năm 2015 đã kiểm chứng sự phù hợp của 1 số loại tinh dầu bao gồm tinh dầu gừng để sử dụng trong kem chống nếp nhăn. Dầu gừng cùng 1 số loại tinh dầu khác được phát hiện là có chứa hoạt tính chống oxy hóa cao.
Khi những loại tinh dầu này được trộn với nhau trong 1 loại kem, tình trạng da khô ráp đã giảm đi ở 1 nhóm nhỏ đối tượng thử nghiệm.
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên chuột bị viêm khớp đã đánh giá tác động của việc sử dụng hỗn hợp các tinh dầu được bôi trên da hằng ngày. Trong đó, gừng là tinh dầu đi kèm.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, những con chuột được điều trị bằng hỗn hợp tinh dầu có mức độ viêm khớp thấp hơn.
3. Tác dụng phụ của tinh dầu gừng
Theo cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), dầu gừng được công nhận là an toàn và có rất ít tác dụng phục. Tương tự như các loại tinh dầu khác, dầu gừng rất đậm đặc và không nên thoa trực tiếp lên da khi chưa được pha loãng. Nếu bạn lo lắng về những phản ứng dị ứng có thể xảy ra, hãy thử 1 lượng nhỏ tinh dầu gừng pha loãng lên da trước khi sử dụng.
Việc sử dụng tinh dầu gừng chưa pha loãng có thể gây phản ứng dị ứng
4. Cách sử dụng tinh dầu gừng
Điều cần lưu ý đầu tiên là bạn không được uống tinh dầu gừng. Dưới đây là cách sử dụng tinh dầu gừng một cách an toàn, hiệu quả cho cả liệu pháp hương thơm và sử dụng tại chỗ. Có 1 số cách để bạn có thể hít dầu gừng để làm dầu thơm. Bạn có thể chọn các cách sau đây:
4.1 Xông hơi
Để sử dụng tinh dầu gừng xông hơi, hãy tuân theo các bước sau đây:
- Đun nóng nước đến sôi và cho vào tô
- Thêm 1-2 giọt tinh dầu gừng vào nước
- Trùm 1 chiếc chăn lên đầu
- Nhắm mắt lại, tựa đầu vào tô hấp và hít 1 hơi thật sâu
4.2 Máy khuếch tán
Máy khuếch tán là công cụ tuyệt vời để khiến hương thơm dễ chịu khắp phòng. Trong 1 số trường hợp, tính dầu sẽ cần được pha loãng cùng nước để mùi hương không bị nồng.
Sử dụng máy khuếch tán giúp lan tỏa mùi tinh dầu gừng tốt hơn
4.3 Thuốc xịt
Tinh dầu gừng ở dạng xịt có thể được sử dụng để làm sạch không khí trong phòng. Để làm bình xịt dầu gừng, bạn có thể làm như sau:
- Thêm dầu gừng vào nước, khoảng 10-15 giọt
- Thêm chất phân tán như solubol để làm tăng phân phối tinh dầu trong nước
- Lắc và phun đều
5. Một số thông tin về các dạng khác của gừng
Ngoài tinh dầu gừng, gừng còn có nhiều dạng khác và nhiều loại trong số này có thể ăn được, cụ thể: chúng được sử dụng trong nấu ăn hoặc làm hương liệu. Gừng có các dạng khác như: gừng tươi, gừng khô, bột gừng, gừng ngâm chua, kẹo gừng,..
Tuy nghiên cứu cụ thể về tinh dầu gừng vẫn còn khá hạn chế nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các dạng khác của gừng:
- Nghiên cứu năm 2015 cho thấy, việc uống viên nang gừng trước khi tập thể dục giúp giảm đau đáng kể so với uống sau khi tập thể dục. Đồng thời, uống viên nang gừng trước khi tập thể dục cũng làm giảm mức độ của viêm.
- Nghiên cứu năm 2018 đã đánh giá về hiệu quả của gừng trong việc giảm cảm giác buồn nôn do thai kỳ. 10 nghiên cứu được đánh giá và gừng được cho là 1 phương pháp hiệu quả để giảm buồn nôn khi mang thai.
- Nghiên cứu năm 2018 cho thấy gừng không có tác dụng tốt hơn giả dược trong việc giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)0. Trong khi đó, gừng làm tăng tiêu hóa ở dạ dày nhưng không làm giảm cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng.
Ngoài tinh dầu gừng, gừng còn được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau
6. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng là 1 loại dầu được chiết xuất từ củ gừng (rễ). Nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu gừng được chỉ ra là chúng có đặc tính chống viêm và giảm cảm giác buồn nôn. Dầu gừng có mùi hương cay, ấm được sử dụng phổ biến trong liệu pháp mùi hương và bôi ngoài da. Khi thoa dầu gừng lên da tay, cần pha loãng tinh dầu cùng nước trước đó.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(6 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm