lcp

5 tác dụng của tinh dầu trà đối với sức khỏe và sắc đẹp

4.2

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS Nguyễn Thành Hoàng Lộc

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Đa khoa, Ung bướu

Tinh dầu trà từ lâu đã được biết đến và sử dụng để dưỡng da, dưỡng móng cũng như nhiều công dụng làm đẹp khác. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng loại tinh dầu này còn có nhiều lợi ích hơn thế đối với sức khỏe. Bài viết sau đây MEDIGO sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin về công dụng của loại dầu này.

1. Tinh dầu cây trà là gì?

Cây trà có tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là một loại cây bụi thân thảo và hiện đã được trồng rộng rãi khắp mọi nơi, tuy nhiên nơi bắt nguồn được cho là ở vùng đông bắc nước Úc. 

Loài cây này đã được người dân bản địa sử dụng như một vị thuốc trong suốt mấy trăm năm, đa số là áp dụng trong các trường hợp liên quan đến đường hô hấp trên. Ngày nay, cây trà chủ yếu được trồng và sản xuất để lấy tinh dầu phục vụ cho nhu cầu sức khỏe cũng như làm đẹp.

2. Thành phần hóa học trong tinh dầu trà

Dầu cây trà trải qua quá trình ép và lọc thu được sẽ chứa 15 hợp chất chính như: Pinene, Terpinene, Terpinen-4-ol, F-Terpinene, Terpineol, Terpinolene, D-Limonene, Sabinene, C-Cadinene, Q-Cymene, 1,8-Cineol (eucalyptol), Viridifloro, Globulol, Aromadendrene, Ledene (viridoflorene).

Bên cạnh đó trong tinh dầu còn chứa hơn 100 hợp chất khác nhau nhưng chỉ 15 thành phần hợp chất cần thiết được giữ lại và sử dụng cho mục đích y tế. Ngoài ra, các họ cây trà khác cũng có thể sản xuất ra dầu tràm trà nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn chứa 15 thành phần quan trọng nói trên, không cần phải từ Melaleuca alternifolia.

3. Tác dụng dược lý

Để xác định xem tinh dầu trà có phù hợp với mục đích sử dụng hay không thì bạn có thể tham khảo qua tác dụng dược lý của nó:

3.1 Tính kháng khuẩn

Tinh dầu trà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn trên da như: vi khuẩn propionibacterium acnes gây mụn trứng cá, tụ cầu vàng, trực khuẩn P. aeruginosa mủ xanh, enterococcus faecalis, liên cầu...

tinh dầu trà

Tinh dầu trà có tính kháng khuẩn mạnh

Vì thế dầu cây trà còn được sử dụng như một loại thuốc trị mụn giúp diệt khuẩn, giảm tình trạng mụn lan rộng, giảm viêm sưng. Ngoài ra tinh dầu trà cũng được dùng để đắp lên vết thương, trị ho và cảm cúm từ lâu đời.

3.2 Chống viêm

Hoạt chất Terpinen-4-ol có trong tinh dầu trà sẽ làm giảm sản xuất những chất trung gian tác động gây viêm, nhờ đó làm giảm viêm nhanh chóng. Bên cạnh đó, tinh dầu trà cũng giúp giảm phù nề, ngăn chặn tình trạng giãn mạch hay thoát mạch khi dùng bôi tại chỗ.

3.3 Kháng nấm

Dầu cây trà đã được chứng minh là có khả năng kháng các loại nấm, đặc biệt là nấm candida albicans – một dạng nấm thường gặp ở nhiều trường hợp viêm nhiễm do nấm. Bằng cách làm thay đổi tính thấm khi nấm xâm nhập, sau đó sẽ ức chế nấm lan rộng và phát triển.

Các trường hợp viêm nấm thường dùng dầu cây trà với nồng độ từ 5% - 25% tùy theo mức độ nhiễm nấm nhẹ tới trung bình.

3.4 Kháng virus

Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu trà có thể ức chế hoạt động và sự nhân lên của virus HSV-1 và HSV-2 trong trường hợp khảm thuốc lá của virus

3.5 Chống ký sinh trùng

Tinh dầu trà cũng có tác động tiêu diệt cũng như giảm sự sinh trưởng của nhiều loại ký sinh trùng như Trypanosoma brucei và Leishmania major.

tinh dầu trà

Các tác dụng dược lý của tinh dầu cây trà

4. Tác dụng phụ có thể gặp phải

Bên cạnh những công dụng cho sức khỏe và làn da, thì khi dùng tinh dầu trà ở ngoài da cần phải cẩn trọng. Lưu ý đây sẽ là chất độc khi nuốt vào hoặc ăn phải. 

Một số tác dụng phụ có thể gặp nếu lỡ nuốt phải tinh dầu trà là tiêu chảy, nôn mửa, ảo giác và hôn mê. Vì thế cần đặc biệt lưu ý, nhất là khi sử dụng cho trẻ em, người già và những người có cơ địa mẫn cảm với thành phần tinh dầu trà.

Bên cạnh đó, tinh dầu có thể gây dị ứng trên da nếu như đã để tinh dầu ở bên ngoài dẫn đến bị oxy hóa. Các triệu chứng khác có thể gặp phải như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn nước, mảng xuất huyết dưới da...

Ngoài ra, một vài báo cáo cho rằng tinh dầu trà có liên quan ở một mức độ nào đó với việc nữ hóa tuyến vú ở trẻ em trước tuổi dậy thì. Vì thế cần cân nhắc lứa tuổi trước khi sử dụng.

Một số trường hợp bệnh thận hoặc các tính trạng tương tự có thể cần cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu trà.

5. Cách sử dụng tinh dầu cây trà

Mặc dù là một thành phần quen thuộc trong các sản phẩm mỹ phẩm cũng như nhiều loại thuốc bôi ngoài da, tuy nhiên ở một mức độ thì dầu cây trà vẫn có khả năng gây kích ứng cho cơ địa nhạy cảm.

tinh dầu trà

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trà trên da

Vì vậy, tỷ lệ tinh dầu trà được khuyến cáo sử dụng là 5% trong các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da, tóc, móng. Bạn có thể pha trộn tinh dầu trà với dầu nền theo tỷ lệ 5% để dùng với mục đích làm đẹp như trị mụn, chăm sóc da đầu...

Nhưng tốt nhất là tìm những sản phẩm tinh dầu trà được sản xuất chuyên nghiệp, có liều lượng phù hợp được tính toán cẩn thận để sử dụng. Hiện nay trên thị trường không thiếu gì các sản phẩm từ tinh dầu trà được đảm bảo an toàn và uy tín, dễ dàng mua được tại ứng dụng MEDIGO.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO

Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.

+ Nguồn tài liệu tham khảo:

  • Barker, S.C., Altman, P.M. (2010). A randomised, assessor blind, parallel group comparative efficacy trial of three products for the treatment of head lice in children--melaleuca oil and lavender oil, pyrethrins and piperonyl butoxide, and a "suffocation" product. BMC Dermatology, 10, 6 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20727129
  • Bassett, I.B., Pannowitz, D.L., Barnetson, R.S. (1990). A comparative study of tea-tree oil versus benzoylperoxide in the treatment of acne. Medical Journal of Australia, 153, 8, 455-8 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2145499
  • Carson, C.F., Hammer, K.A., Riley, T.V. (2006). A Melaleuca alternifolia (tea tree) oil: A review of antimicrobial and other medicinal properties. Clinical Microbiology Reviews, 19, 1, 50-62 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1360273/
  • Cox, S.D., Mann, C.M., Markham, J.L., Bell, H.C., Gustafson, J.E., Warmington, J.R., Wyllie, S.G. (2000). The mode of antimicrobial action of the essential oil of Melaleuca alternifolia (tea tree oil). Journal of Applied Microbiology, 88, 1, 170-175 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10735256
  • da Silva Pereira, S. L., Machado Praxedes, Y. C., Catunda Bastos, T., Nogueira Barbosa Alencar, P., Nogueira da Costa, F. (2013, January). Clinical effect of a gel containing Lippia sidoides on plaque and gingivitis control. European Journal of Dentistry 71, 28-34 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3571506/
  • De Groot, A.C., Schmidt, E. (2016). Tea tree oil: contact allergy and chemical composition. Contact Dermatitis, 75, 3, 129-143 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27173437
  • Di Campli, E., Di Bartolomeo, S., Delli Pizzi, P., Di Giulio, M., Grande, R., Nostro, A., Cellini, L. (2012). Activity of tea tree oil and nerolidol alone or in combination against Pediculus capitis (head lice) and its eggs. Parasitology Research, 111, 5, 1985-1992 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22847279
  • Enshaieh, S., Jooya, A., Siadat, A.H., Iraji, F. (2007). The efficacy of 5% topical tea tree oil gel in mild to moderate acne vulgaris: a randomized, double-blind placebo-controlled study. Indian Journal of Dermatology, Venerology and Leprology, 73, 1, 22-25 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17314442
  • Flores, F.C., de Lima, J.A., Ribeiro, R.F., Alves, S.H., Rolim, C.M.B., Beck, R.C.R., & Bona da Silva, C. (2013). Mycopathologia 175, 281 http://link.springer.com/article/10.1007/s11046-013-9622-7
  • Forrer, M., Kulik, E.M., Filippi, A., Waltimo, T. (2013). The antimicrobial activity of alpha-bisabolol and tea tree oil against Solobacterium moorei, a Gram-positive bacterium associated with halitosis. Archives of Oral Biology, 58, 1, 10-16 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22939370
  • Henley, D.V., Lipson, N., Korach, K.S., Bloch, C.A. (2007). Prepubertal gynecomastia linked to lavender and tea tree oils. Journal of New England Medicine, 356, 479-485 http://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa064725
  • Koh, K.J., Pearce, A.L., Marshman, G., Finlay-Jones, J.J., Hart, P.H. (2002). Tea tree oil reduces histamine-induced skin inflammation. British Journal of Dermatology, 147, 6, 1212-1217 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12452873
  • McMahon, M.A., Blair, I.S., Moore, J.E., McDowell, D.A. (2007). Habituation to sub-lethal concentrations of tea tree oil (Melaleuca alternifolia) is associated with reduced susceptibility to antibiotics in human pathogens. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 59, 1, 125-7 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17071952
  • Mertas, A., Garbusińska, A., Szliszka, E., Jureczko, A., Kowalska, M., Król, W. (2015). The influence of tea tree oil (melaleuca alternifolia) on fluconazole activity against fluconazole-resistant Candida albicans strains. BioMed Research International, Retrieved from https://www.hindawi.com/journals/bmri/2015/590470/cta/
  • Ninomiya, K., Hayama, K., Ishijima, S.A., Maruyama, N., Irie, H., Kurihara, J., Abe, S. (2013). Suppression of inflammatory reactions by terpinen-4-ol, a main constituent of tea tree oil, in a murine model of oral candidiasis and its suppressive activity to cytokine production of macrophages in vitro. Biological and Pharmaceutical Bulletin, 36, 5, 838-844 https://www.jstage.jst.go.jp/article/bpb/36/5/36_b13-00033/_article
  • Pazyar, N., Yaghoobi, R., Bagherani, N., Kazerouni, A. (2013). A review of applications of tea tree oil in dermatology. International Journal of Dermatology, 52, 7, 784-90 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22998411
  • Satchell, A.C., Saurajen, A., Bell, C., Barnetson, R.S. (2002). Treatment of dandruff with 5% tea tree oil shampoo. Journal of the American Academy of Dermatology, 47, 6, 852-855 http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0190962202003134
  • Satchell, A.C., Saurajen, A., Bell, C., Barnetson, R.S. (2002). Treatment of interdigital tinea pedis with 25% and 50% tea tree oil solution: a randomized, placebo-controlled, blinded study. Australasian Journal of Dermatology, 43, 3, 175-178 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12121393
  • Soukoulis, S., Hirsch, R. (2004). The effects of a tea tree oil-containing gel on plaque and chronic gingivitis. Australian Dental Journal, 49, 2, 78-83 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15293818
  • Syed, T.A., Qureshi, Z.A., Ali, S.M., Ahmad, S., Ahmad, S.A. (1999). Treatment of toenail onychomycosis with 2% butenafine and 5% Melaleuca alternifolia (tea tree) oil in cream. Tropical Medicine and International Health, 4, 4, 284-7 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10357864?dopt=Abstract
  • Tea tree oil. (2016, September) https://nccih.nih.gov/health/tea/treeoil.htm
  • Tong, M.M., Altman, P.M., Barnetson, R.S. (1992). Tea tree oil in the treatment of tinea pedis. Australasian Journal of Dermatology, 33, 3, 145-149 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1303075?dopt=Abstract
  • Wallengren, J. (2011). Tea tree oil attenuates experimental contact dermatitis. Archives of Dermatological Research, 303, 5, 333-338 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20865268

Đánh giá bài viết này

(5 lượt đánh giá).
4.2
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm