lcp

Bàn chân bẹt ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

4.3

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Bàn chân bẹt ở trẻ là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới. Dị tật này nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ. Phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ có thể tránh được những hậu quả không đáng có với trẻ.

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. 

Thực tế, tất cả trẻ sơ sinh bàn chân đều không có vòm, không lõm. Theo thời gian bàn chân của trẻ dần phát triển, khi trẻ đến độ tuổi 2-3 vòm bàn chân sẽ được hình thành cũng với hệ thống dây chằng. Ở giai đoạn này nếu hõm bàn chân của trẻ chưa phát triển thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt rất cao.

Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ

  • Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt khi quan sát thấy lồng bàn chân của trẻ phẳng lì, khi đứng có khuynh hướng áp canh trong của bàn chân xuống đất. Ngoài ra khi cho trẻ đứng quay mặt vào tường, ba mẹ có thể thấy gốc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều, khớp gối có xu hướng chụm vào nhau.
  • Trẻ có khuynh hướng bước đi chân hình chữ V.

Trẻ bị bệnh bẹt chân thường bước đi chân hình chữ V

  • Khớp gối bị lệch, xoay chụm vào nhau giống như hình chữ X.
  • Trẻ bị đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc có những biểu hiện vụng về hay gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động mạnh, thể thao.

Nguyên nhân gây bẹt bàn chân ở trẻ

Dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể là do những nguyên nhân sau:

Do di truyền: dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền từ ba hoặc mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt.

Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là các cơ bao quanh các khớp xương, có nhiệm vụ cố định và bảo vệ đầu khớp, kết nối các xương với nhau. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt dẫn đến mất vòm cong bàn chân gây ra tình trạng bẹt chân ở trẻ.

Các mô kết nối ở chân trẻ: bị kéo giãn, chấn thương, viêm khớp mãn tính, hoạt động quá mức, béo phì, mang giày không phù hợp có thể làm gia tăng nguy cơ bị bàn chân bẹt ở trẻ.

Hai chân của trẻ có kích thước không bằng nhau: một trong hai chân có chiều dài hơn chân còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn tạo sự cân bằng. Mất cân bằng có thể gây ra cong vẹo cột sống, gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh ở trẻ: như bại não, loạn dưỡng cơ, nứt đốt sống,... 

Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em

Bàn chân bẹt ở trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ba mẹ tuyệt đối phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ có được kết quả điều trị tốt nhất, phòng tránh những rủi ro về khả năng vận động của trẻ trong tương lai.

Đế chỉnh hình bàn chân bẹt

Đế chỉnh hình bàn chân bẹt là một dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, thiết kế theo kích thước bàn chân của mỗi bé được đặt vào giày hoặc dép giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân, nó được áp dụng rất phổ biến trong quá trình điều trị bàn chân bẹt ở trẻ. Phương pháp này mang lại hiệu quả chữa chân bẹt rất cao và đảm bảo an toàn cho trẻ. Lưu ý, sử dụng đế chỉnh hình chỉ có tác dụng với trẻ nhỏ và cần nhiều thời gian để điều trị. Vì vậy, trẻ phải được phát hiện sớm khi chưa có triệu chứng nghiêm trọng.


Mang đế chỉnh hình là cách điều trị chân bẹt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Trẻ có độ tuổi từ 3-7, thường xuyên mang đến chỉnh hình giúp tái tạo vòm chân hiệu quả, giúp cấu trúc chân về lại trạng thái cân bằng. Trẻ sau 7 tuổi đến 12 tuổi, hiệu quả tạo vòm bàn chân sẽ thấp hơn nên nếu sau độ tuổi này thì phải mang đế chỉnh hình trong thời gian dài.

Vật lý trị liệu 

Cải thiện tình trạng bẹt chân ở trẻ bằng những bài tập co giãn gót chân, cho trẻ lăn chân cùng bóng hoặc nâng vòm bàn chân. Tốt nhất, bạn nên kết hợp giữa vật lý trị liệu và mang đế chỉnh hình để có thể có được kết quả tốt nhất.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chưa cần thiết đối với trẻ dưới 8 tuổi và tình trạng bệnh ít nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng nhằm giúp bé cải thiện hệ xương chân. Lưu ý, ba mẹ nên chọn những cơ sở y tế uy tín và hiện đại, đủ điều kiện trang bị y tế, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện cuộc phẫu thuật tốt nhất cho trẻ.

Kết luận

Điều trị bệnh bàn chân bẹt ở trẻ càng sớm, hiệu quả phục hồi càng cao. Vì vậy bố mẹ cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của trẻ, nhất là giai đoạn trẻ từ 3-7 tuổi, và chữa trị kịp thời giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu có thắc mắc hay nghi ngờ con có dấu hiệu của chứng bẹt chân, hãy liên hệ ngay với Medigo để được tư vấn online chuyên nghiệp cùng với đội ngũ Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn tất cả các thắc mắc mà bạn gặp phải.

Đặt câu hỏi ngay cho BS.CKI Nguyễn Minh Bảo với 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi Khoa

 Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Đánh giá bài viết này

(6 lượt đánh giá).
4.3
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm