lcp

Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc hiệu quả

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Nguyễn Minh Bảo

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Nhi Khoa

Cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng khi đứa con mình bị ho, đặc biệt khi thời tiết giao mùa trái gió trở trời. Tâm lý của ba mẹ lại “xót con” khi nghe tiếng con ho dai dẳng, lại càng để bệnh kéo dài hơn nếu không chăm sóc con đúng cách hoặc sử dụng thuốc trị ho không phù hợp. Không sao, để giúp cha mẹ an tâm phần nào và biết cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà, Medigo sẽ giải đáp ngay trong bài viết bên dưới. Cha mẹ hãy xem ngay nhé!

1. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho tại nhà

Cha mẹ cần hiểu một điều rằng, ho không phải là một phản ứng xấu, ngược lại ho là phản xạ bảo vệ của cơ thể. Khi phản ứng với nhiễm khuẩn, chất nhầy sẽ được tiết vào đường thở và ho sẽ giúp loại bỏ, tống xuất những chất tiết này ra khỏi cơ thể trẻ, làm cho đường thở được thông thoáng và hít thở dễ dàng hơn.

cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Khi trẻ có những triệu chứng ho nhẹ, nhưng trẻ vẫn tỉnh táo, ăn uống được, không quấy khóc thì cha mẹ đừng nên lo lắng quá, vẫn có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Sau đây, Medigo chia sẻ một số cách chăm sóc trẻ bị ho khan, ho có đờm và sổ mũi tại nhà:

  • Cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn hoặc cho bú nhiều lần hơn vì trẻ cần năng lượng để phát triển, tăng cường miễn dịch. 
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ khi trẻ bị ho kèm theo sổ mũi. Nhỏ nước muối sinh lý giúp cho chất nhầy trong mũi loãng hơn, dễ loại bỏ và giúp đường thở thông thoáng, giảm sưng phù. Cha mẹ có thể nhỏ 2-3 lần/ngày vào mũi trẻ, mỗi lần 1 giọt và lần lượt từng bên mũi.
  • Cho trẻ uống đủ nước nếu trẻ ho kèm sốt, vì khi sốt trẻ rất dễ bị mất nước qua da và đường thở. Bên cạnh đó, nước cũng giúp làm loãng chất trong mũi, khí phế quản, giúp trẻ dễ dàng ho ra và loại bỏ những chất này.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để giúp trẻ dễ chịu, độ ẩm cũng làm cho giúp đường thở thông thoáng, trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Tương tự như người lớn, khi nâng đầu của trẻ cao hơn cũng giúp trẻ giảm ho. Nếu đặt một chiếc gối nâng cao lên một chút thì đờm sẽ hạn chế trào ngược lên gây tắc đường thở. Điều này hiệu quả trong điều trị ho có đờm ở trẻ.

Trẻ em dưới 6 tuổi vẫn hạn chế sử dụng thuốc để điều trị ho. Trong trường hợp nếu sử dụng, phải được chẩn đoán và điều trị kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, dân gian có những bài thuốc rất hiệu quả để giúp cha mẹ phần nào giảm được lo lắng khi điều trị ho cho trẻ. Hãy tiếp tục đến phần 2.

2. Một số bài thuốc dân gian trị ho cho bé

Dân gian ta có nhiều bài thuốc chữa ho tại nhà hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo để cho trẻ sử dụng một số bài thuốc trị ho dân gian với nguyên liệu dễ tìm sau:

2.1 Tắc (quất) chưng đường phèn

cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Đây là bài thuốc dân gian quá phổ biến, dễ thực hiện và cực kì hiệu quả trong điều trị ho. Tinh dầu trong quả tắc (quất), lại thêm nhiều vitamin và khoáng chất, khi kết hợp với đường phèn có vị ngọt dịu tự nhiên giúp giảm cơn ho, tiêu đờm, thông phổi.

Dùng tắc chưng cách thủy với đường phèn trong nồi 15-20p, để hơi nguội, cha mẹ sử dụng cho trẻ đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, triệu chứng ho của bé sẽ giảm dần.

2.2 gừng pha mật ong

Gừng có công dụng giảm viêm, giảm triệu chứng đau, ngứa, rát cổ họng và giảm cơn ho hiệu quả. Do đó, cha mẹ rửa sạch gừng, bỏ vỏ và giã nhỏ, sau đó cho thêm nước sôi, thêm một ít mật ong để tạo vị ngọt cho trẻ dễ uống. 

2.3 Nước tỏi hấp đường phèn

Trong thành phần tỏi chứa các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn tốt, do đó dùng tỏi để điều trị ho luôn được các ông bố bà mẹ yên tâm mà sử dụng cho trẻ. 

Chỉ cần 2-3 tép tỏi tươi, lột vỏ, đập dập, cho vào bát, thêm ½ chén nước và đường phèn tùy độ ngọt mà trẻ mong muốn. Sau đó chưng cách thuỷ khoảng 15-20 phút. Để hơi nguội, lấy phần nước cho bé uống 2-3 lần/ngày sẽ giảm ho hiệu quả.

2.4 Lá húng chanh 

cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Húng chanh (hay còn gọi là rau tần) chứa một loại tinh dầu có công dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Do vậy, húng chanh luôn được sử dụng trong bài thuốc điều trị ho an toàn cho trẻ.

Cách làm rất đơn giản, dùng 8-10 lá húng chanh, đem đi rửa sạch, giã nát, sau đó thêm khoảng 10 ml nước sôi. Đợi trong khoảng thời gian 10 phút rồi vắt lấy nước. Có thể thêm mật ong hoặc đường phèn tạo vị ngọt cho trẻ dễ uống hơn.

2.5 Trà cam thảo

cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc

Một loại trà có mùi thơm, vị ngọt lại có công dụng điều trị ho vô cùng hiệu quả mà cha mẹ luôn dùng khi vào mùa. Đó là trà cam thảo. Thành phần kháng khuẩn của cam thảo có công dụng làm ấm cơ thể, dịu cổ họng, từ đó giúp giảm ho, long đờm hiệu quả.

Trên thị trường hiện nay, đa dạng các loại trà cam thảo túi lọc, trà cam thảo khô/tươi, các bậc phụ huynh có thể sử dụng tiện lợi phù hợp với trẻ và điều kiện gia đình. 

3. Lưu ý khi trị ho cho bé tại nhà

Khi trẻ bị ho tại nhà, cha mẹ cần biết chăm sóc đúng cách, không tự ý sử dụng thuốc điều trị cho trẻ mà không có sự chẩn đoán và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không gian sinh hoạt của trẻ cần thường xuyên lau dọn sạch sẽ và giữ không gian thông thoáng, độ ẩm vừa phải. Vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng cần được đảm bảo, tránh suy nghĩ “lạc hậu” của cha mẹ, khi con bị bệnh thì kiêng tắm, điều này dễ làm cho trẻ cảm thấy ngáy khó chịu, dẫn đến dễ bị nổi mẩn, hăm, làm hệ miễn dịch trẻ kém đi, càng làm cho trẻ lâu khỏi bệnh hơn.

Điều quan trọng khi trẻ bị ho, cha mẹ nên chú ý đến vệ sinh tai mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Tai mũi họng có liên quan mật thiết với nhau, để giữ thông thoáng đường thở, giảm các triệu chứng ho, khó thở, nghẹt mũi, các biến chứng tai giữa thì việc tai mũi họng được vệ sinh sạch là vô cùng quan trọng.

Khi trẻ có các dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời:

  • Trẻ ho đột ngột dữ dội, ho kèm sốt cao không dứt, ho ra máu, ho điều trị 7 ngày không khỏi
  • Trẻ cảm thấy khó thở hơn hoặc thở gấp, thở nhanh hơn
  • Trẻ không ăn uống được, trẻ bỏ bú hoặc bú kém
  • Trẻ cảm thấy mệt hơn, nằm ngủ li bì, khó đánh thức
  • Trẻ thở có tiếng rít, ho dữ dội, tím tái
  • Trẻ có các dấu hiệu co giật

Trên đây là các thông tin giúp cha mẹ phần nào giảm bớt nỗi lo lắng và biết đúng cách khi điều trị ho cho trẻ tại nhà. Lưu ý khi điều trị tại nhà, cha mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên, theo dõi các triệu chứng để có phương pháp điều trị thích hợp với mức độ bệnh. Đặc biệt, khi cần sự can thiệp của bác sĩ thì mau chóng đưa trẻ đến bệnh viện để có hướng xử trí kịp thời.

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm