lcp

Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh sau 35 tuổi

4.8

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

doctor avatar

BS.CKI Phạm Thị Ngọc Dung

Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Bạn đã sẵn sàng để có con. Thật thú vị! Nhưng bạn cũng đang ở độ tuổi 30 trở lên, vậy thì bạn sẽ cần lưu ý những gì khi mang thai ở độ tuổi từ 35 trở đi?

Mang thai ở tuổi 35+ sẽ như thế nào?

Rất nhiều phụ nữ đang lập gia đình khá muộn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) , năm 2012, số trẻ sơ sinh được sinh bởi các bà mẹ từ 35 tuổi trở lên cao gấp 9 lần so với đầu những năm 1970. Nhiều người trong số những phụ nữ này phải đối mặt với những từ như “tuổi mẹ cao” và những cảnh báo về các rủi ro sẽ mắc phải cao hơn.

Những rủi ro của tuổi mẹ cao là gì?

Khi phụ nữ lớn tuổi, nguy cơ mắc một số biến chứng có thể tăng lên. Điều đó không có nghĩa là mọi người mẹ lớn tuổi đều sẽ gặp phải. Nhưng sẽ rất hữu ích nếu bạn nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra để bạn có thể thực hiện các bước để giảm thiểu chúng. Một số các vấn đề mà bạn có thể gặp phải như:

Các vấn đề về khả năng sinh sản

Lúc bạn đã sẵn sàng, việc mang thai có thể trở thành một nhiệm vụ phức tạp hơn nếu bạn từ 35 tuổi trở đi. Khi phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng sinh sản của họ càng giảm. Việc mang thai ở tuổi 40 không dễ dàng như ở tuổi 30. Đó là điều cần lưu ý nếu bạn đang có câu hỏi “Khi nào thì nên sinh con?”.

Bất thường nhiễm sắc thể

Em bé của những bà mẹ lớn tuổi có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể, có thể gây ra nhiều loại dị tật bẩm sinh. Một trong những hội chứng phổ biến nhất là hội chứng Down. Ở tuổi 25, khả năng sinh con mắc hội chứng Down của phụ nữ là 1 trên 1.250. Ở độ tuổi 40, nguy cơ là khoảng 1/100.

Các biến chứng liên quan đến thai nghén

Các bà mẹ trên 35 tuổi có thể có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề như:

  • Tiền sản giật - một tình trạng tăng huyết áp, protein niệu và phù ở sản phụ
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Sảy thai hoặc thai chết lưu.

Những biến chứng này có thể gây hại cho mẹ và con. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mẹ phải sinh mổ.

Trẻ nhẹ cân hơn

Các bà mẹ ở độ tuổi cuối 30 hoặc 40 có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng tại sao điều đó lại xảy ra, nhưng nó có thể liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng từ nhau thai trong thai kỳ, Tiến sĩ Zanotti nói.

7 bước để có một thai kỳ khỏe mạnh

Những con số không nói lên toàn bộ câu chuyện. Mặc dù các bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao gặp các biến chứng trong thai kì, nhưng tuổi tác chỉ là một yếu tố trong một thai kỳ khỏe mạnh. Tiến sĩ Zanotti nói: “Phụ nữ có thể thực hiện các hoạt động để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh

Lam-the-nao-de-co-mot-thai-ky-khoe-manh-sau-35-tuoi (1).jpg

Không hút thuốc

Hút thuốc khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ:

  • Trẻ khi sinh nhẹ cân.
  • Sinh non.
  • Một số dị tật bẩm sinh.
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Theo dõi cân nặng của bạn

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, bây giờ là thời điểm thích hợp để hướng tới cân nặng hợp lý. Trong thời kỳ mang thai, hãy cố gắng hết sức để hạn chế tăng cân theo khuyến cáo của bác sĩ.

Ăn uống đúng cách

Các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và quá trình phát triển của thai nhi.

Di chuyển

Cố gắng tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai. Việc đi bộ hàng ngày của bạn vẫn được coi là hoạt động lành mạnh và có tác dụng khá tốt cho sức khỏe của bạn.

Quản lý các vấn đề y tế

Các vấn đề như huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường có thể ảnh hưởng không tốt cho mẹ và con. Trao đổi với bác sĩ của bạn để xem xét các loại thuốc và chất bổ sung hiện tại bạn đang dùng và kiểm soát các tình trạng y tế hiện có - lý tưởng nhất là trước khi mang thai.

Tìm hiểu về các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán

Những xét nghiệm này có thể xác định dị tật bẩm sinh và các vấn đề tiềm ẩn khác trong thai kỳ. Nếu các xét nghiệm phát hiện bất kỳ điều gì liên quan, bạn có thể làm việc với bác sĩ về các bước chăm sóc tiếp theo.

Lam-the-nao-de-co-mot-thai-ky-khoe-manh-sau-35-tuoi (2).jpg

Thăm khám trước khi mang thai

Trước khi sử dụng biện pháp tránh thai, hãy đến gặp bác sĩ. Đảm bảo rằng mọi điều kiện y tế được quản lý tốt và học cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thực hiện những bước này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc mang thai và sinh con khỏe mạnh. Tiến sĩ Zanotti nói: “Sức khỏe của bạn sẽ quyết định kết quả của quá trình mang thai”.


Nguồn: health.clevelandclinic.org

Biên dịch: Ds. Lư Nguyễn Cẩm San

Đánh giá bài viết này

(12 lượt đánh giá).
4.8
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm