Tổng hợp những cây thuốc nam trị viêm gan B hiệu quả
Ngày cập nhật
Ths.BS Võ Trần Minh Trí
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát, Tim mạch, Tiêu hóa, Hô hấp
1. Nhân sâm
Nhân sâm là rễ củ được phơi hay sấy khô của cây nhân sâm
- Tính vị: ngọt, đắng, hơi ấm
- Qui kinh: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Tâm bào
- Tác dụng: đai bổ nguyên khí, bổ phế tăng khí lực, mạnh tiêu hóa, sinh tân chỉ khát, bổ tâm an thần.
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày. Người hay bị mất thì có thể dùng 2 – 3g/ngày. Ban đầu nên sử dụng nhân sâm với liệu lượng thấp và tăng dần theo thời gian.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Tùy theo vấn đề đang gặp phải mà bạn có thể linh hoạt dùng nhân sâm cho phù hợp.
Những cách dùng nhân sâm phổ biến
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để sử dụng sâm, để sâm phát huy hết tác dụng như:
- Uống trà nhân sâm:
Thái củ nhân sâm thành những lát mỏng. Khi dùng chỉ cần lấy 1 – 2g cho vào ấm pha trà, chế thêm nước sôi vào. Để khoảng 5 phút rót ra uống dần thay trà hàng ngày.
Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa thì ngưng. Phần bã lấy nhai kỹ nuốt nước.
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày. Người hay bị mất thì có thể dùng 2 – 3g/ngày. Ban đầu nên sử dụng nhân sâm với liệu lượng thấp và tăng dần theo thời gian.
Tuy nhiên, không có quy định cụ thể nào về liều lượng sử dụng nhân sâm cho tất cả mọi đối tượng. Tùy theo vấn đề đang gặp phải mà bạn có thể linh hoạt dùng nhân sâm cho phù hợp.
Những cách dùng nhân sâm phổ biến
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để sử dụng sâm, để sâm phát huy hết tác dụng như:
Uống trà nhân sâm
Thái củ nhân sâm thành những lát mỏng. Khi dùng chỉ cần lấy 1 – 2g cho vào ấm pha trà, chế thêm nước sôi vào. Để khoảng 5 phút rót ra uống dần thay trà hàng ngày.
Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa thì ngưng. Phần bã lấy nhai kỹ nuốt nước.
Ngậm sâm
Nhân sâm khô hoặc tươi mua về thái lát mỏng, bỏ vào hũ để dùng dần. Mỗi lần lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lát.
Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh lâu ngày, ăn uống kém, hơi thở yếu và gấp gáp, ho do suyễn.
Sắc uống
Cách 1: Dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút. Cuối cùng thêm 20g đường vào quậy tan, để nguội, chia uống nhiều lần. Nhai nuốt cả cái để có tác dụng tốt hơn.
Cách 2: Dùng nhân sâm sắc với liều cao trong các trường hợp cấp cứu lúc lâm nguy, mất máu nhiều sau phẫu thuật, cơ thể quá yếu. Bạn lấy 30 – 60g nhân sâm sắc kỹ cho bệnh nhân uống hết 1 lần.
Nghiền bột
Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.
Nhân sâm ngâm mật ong
Bạn lấy nhân sâm tươi thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống.
Dùng nhân sâm theo cách này có tác dụng cải thiện sức đề kháng, chống lão hóa, làm đẹp da, kích thích sản sinh nội tiết tố nam, điều hòa kinh nguyệt…
Tắm hơi nhân sâm
Thêm vài lát nhân sâm vào trong bồn nước ấm rồi ngâm cơ thể vào 10 – 15 phút. Các dưỡng chất trong sâm sẽ thẩm thấu vào sâu trong da giúp cấp ẩm, chống lão hóa, thải độc, kích thích lưu thông máu dưới da.
2. Nhục quế
Nhuc quế là vỏ của thân cây quế.
Tính vị: cay, ngọt , nóng - Qui kinh: Tâm, Thận, Tỳ
- Tác dụng: bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết.
- Chủ trị các chứng: Mệnh môn hỏa suy, bụng lạnh đau, thổ tả, phụ nữ đau kinh do hàn ngưng huyết ứ, sau sanh bụng đau do huyết trệ...
Những cách dùng nhục quế
- Quế linh hoàn: nhục quế 3g, mộc hương 3g, can khương 5g, nhục đậu khấu, chế phụ tử đều 9g, đinh hương 3g, phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
- Tế sinh Thận khí hoàn: can địa hoàng 15g, sơn dược 12g, sơn thù 6g, phục linh, đơn bì, trạch tả đều 12g, nhục quế 4g, phụ tử 10g, xuyên ngưu tất 12g, xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần. Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù.
- Thất vị bổ tinh: thục địa 320g, hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g, nhục quế 40g.
3. Phụ tử
Phụ tử là rễ củ con cây Ô đầu, thuộc họ Mao lương. - Tính vị: cay, ngọt, nóng, có độc
Qui kinh:Tâm, Thận, Tỳ
Tác dụng: hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, ôn kinh, tán hàn, trừ thấp chỉ thống, thông kinh lạc.
Chủ trị các chứng: vong dương, dương hư.
Những cách dùng phụ tử
Liều dùng trung bình: 3 – 15g/ ngày. Khi dùng phụ tử, nên sắc 30 – 60 phút trước khi cho các dược liệu khác vào.
Một số người có đáp ứng tốt có thể dùng liều cao hơn. Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm, sử dụng phụ tử ở liều thấp cũng đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc. Vì vậy khuyến cáo nên dùng ở liều thấp nhất để xem xét biểu hiện trước khi quyết định tăng liều dùng.
4. Hoàng kỳ
Huỳnh kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ, thuộc họ Cánh bướm.
Tính vị: ngọt, ấm
Qui kinh: Phế, Tỳ
Tác dụng: bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, trừ mủ, cố biểu, sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng.
Những cách dùng hoàng kỳ
Nguyên liệu: 5 - 10g hoàng kỳ dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả như: ngũ vị tử, cam thảo, táo tàu khô, quế chi, kỷ tử, hồng hoa,…
Cách sắc: Cho hoàng kỳ cùng các nguyên liệu vào nước đun sôi trong khoảng 10 - 20 phút, sử dụng nước thuốc uống như trà. Có thể đun lại nhiều lần để lấy hết tinh chất từ hoàng kỳ, thay thế một phần cho nước uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể dùng hoàng kỳ khô để nấu thịt, nấu cháo hoặc chế biến các món ăn bổ dưỡng, hầm cùng thuốc bắc. Liều dùng hoàng kỳ với mỗi bệnh nhân là khác nhau, tuy nhiên không nên dùng lượng quá nhiều mỗi ngày (tối đa 40g hoàng kỳ khô).
5. Can khương (Gừng)
Can khương là thân rễ được phơi khô của cây gừng.
Tính vị: Cay ấm
Qui kinh: Tâm, phế, tỳ, vị
Tác dụng: Hồi dương, khu nội hàn, ôn trung tán hàn, ônphế hóa đàm, ôn kinh chỉ huyết
Những cách dùng gừng
Ngày 2-10g gừng tươi cắt lát, sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Tiêm ngừa virus viêm gan B vẫn là phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh truyền nhiễm này. Điều trị dùng thuốc và tầm soát định kỳ với bác sĩ chuyên khoa nhiễm sẽ giúp hạn chế tối đa triệu chứng và bảo tồn chức năng gan theo thời gian. Các vị thuốc trên đây sẽ mang tính tham khảo và hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh, không thay thế thuốc điều trị viêm gan B.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(5 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm