lcp

Rối loạn lo âu là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

5.0

Ngày cập nhật

Chia sẻ:

Hiện nay tình trạng rối loạn lo âu xuất hiện phổ biến ở rất nhiều bạn trẻ, trở thành nỗi ám ảnh đối với hầu hết mọi người. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu phần lớn là do căng thẳng, áp lực quá mức trong công việc, học tập và cuộc sống. Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh.

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có những cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống, sự việc, thậm chí là lo lắng vô lý. Nếu tình trạng trên cứ kéo dài và lặp lại nhiều lần thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bệnh nhân. 

Người bị rối loạn lo âu thường có những cảm giác lo lắng quá mức, thái quá.

Cách để phân biệt lo âu trong đời sống bình thường và chứng rối loạn lo âu:

  • Lo âu trong đời sống bình thường: Xảy ra khi có một sự việc nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Cảm xúc này sẽ biến mất khi sự việc được giải quyết.
  • Lo âu bệnh lý: Không xuất hiện từ một nguyên nhân rõ ràng, người bệnh có những biểu hiện cảm xúc quá mức. Triệu chứng này sẽ kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tinh thần của bệnh nhân. 

Bệnh rối loạn lo âu có những loại nào?

Rối loạn lo âu được chia thành nhiều dạng. Một người có thể mắc một hoặc nhiều loại rối loạn lo âu trong cùng một lúc.

Dưới đây là một số dạng rối loạn lo âu thường gặp:

Rối loạn lo âu lan tỏa

Chứng rối loạn lo âu lan tỏa sẽ làm cho người bệnh trở nên lo lắng với hầu hết tất cả các vấn đề, khía cạnh trong cuộc sống. Bất kì tác động nào xuất hiện cũng có thể làm gia tăng sự căng thẳng, sợ hãi,…kèm theo đó là các triệu chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ, không tập trung,...

Rối loạn lo âu hoảng loạn

Chứng rối loạn lo âu hoảng loạn sẽ khiến người bị bệnh luôn sống trong tình trạng sợ hãi, hoảng loạn kinh hoàng. Những cảm xúc này có lúc thì âm ỉ những đôi lúc lại kéo đến một cách dữ dội, bất chợt mà không cần đến một tác động nào. 
Người mắc hội chứng rối loạn lo âu hoảng loạn thường sẽ tự cô lập bản thân, không muốn tiếp xúc với mọi thứ xung quanh nhằm mục đích tự vệ, bảo vệ bản thân.

Tự cô lập bản thân là hội chứng rối loạn âu lo hoảng loạn

Rối loạn stress sau khi bị chấn thương

Rối loạn stress sau khi bị chấn thương là tình trạng dễ gặp phải với những người nào vừa trải qua một sự kiện kinh hoàng hay gặp phải một khoảng thời gian khó khăn nhưng không thể giải tỏa được cảm xúc tiêu cực và giải phóng cơ thể khỏi những ám ảnh đã qua.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Là những người thường có hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần và bị ám ảnh tới mức không thể kiểm soát được chính mình, ví dụ: rửa tay nhiều lần vì sợ vi khuẩn, vi trùng; dọn dẹp nhà cửa thường xuyên; sắp xếp lau dọn liên tục; sắp xếp mọi thứ theo một quy chuẩn nào đó;...Sự ám ảnh này gây mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động xã hội và cả cuộc sống cá nhân của người bệnh. Điều này đôi khi cũng làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, gây cho họ cảm giác khó chịu.

 

OCD còn gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn lo âu phân ly

Hội chứng rối loạn lo âu phân ly thường gặp hầu hết ở trẻ em. Khi chúng đang nằm trong các giai đoạn phát triển quan trọng nhưng phải trải qua sự phân ly, chia cách từ gia đình, bố mẹ,...

Các triệu chứng rối loạn lo âu

Những người mắc bệnh rối loạn lo âu thường rất cần nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của những người xung quanh. Để phát hiện và điều trị sớm nhất các trường hợp bị chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo những biểu hiện đặc trưng dưới đây:

Stress, lo lắng quá mức: đây là một trong những biểu hiện rõ nhất mà người mắc bệnh rối loạn âu lo đều mắc phải, nó gây ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh và những người xung quanh.

Đứng ngồi không yên: đây là dấu hiệu khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Lúc này người bệnh sẽ không kiểm soát được chính mình, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không suy nghĩ thông suốt,..

Người bệnh mất khả năng tập trùng và đưa ra quyết định: căng thẳng kéo dài mang tới rất nhiều hệ lụy, nó có thể làm chúng ta suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, ghi nhớ.

Rơi vào tình trạng sợ hãi vô cớ: Cảm giác sợ hãi những không biết nguyên nhân từ đâu, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Người bệnh thường không có khả năng khắc phục được những nỗi sợ hãi.

 

Sợ hãi vô cớ là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu

 

Thay đổi về sức khỏe: Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi chân tay, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt chân tay, tim đập nhanh, hít thở không sâu, thở gấp,...

Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến người bệnh có cảm giác buồn ngủ hoặc thiếu ngủ, nếu tình trạng này lâu dài sẽ tác động đến sức khỏe về mặt thể chất tinh thần khiến cho tâm lý người bệnh không ổn định.

Cảm giác nghi ngờ bản thân: đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu, người bệnh thường đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và những tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân.

Các triệu chứng trên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận diện và điều trị kịp thời chứng bệnh rối loạn lo âu. Nếu để lâu nó có thể dẫn đến bệnh trầm cảm hoặc làm giảm chất lượng cuộc sống, đống thời gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với người bệnh và xã hội.

 

Cách điều trị chứng rối loạn lo lâu

Để chữa trị bệnh rối loạn lo âu hiệu quả nhất, người bệnh cần tham gia điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và điều trị thuốc. Việc điều trị cần nhiều thời gian, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng cho một liệu trình dài.

Tâm lý trị liệu: bệnh nhân sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ những nhà tâm lý học để hiểu được tình trạng mà mình đang mắc phải. Từ đó người bệnh sẽ tháo gỡ được các vấn đề khó khăn trong suy nghĩ và tìm kiếm những giải pháp điều trị hợp lí.

Sử dụng thuốc: Thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài từ 6 tháng nên 1 năm. Trong thời gian đó bạn cần được tư vấn, thăm khám để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng và xác định loại thuốc phù hợp.

Kết hợp giữa điều trị tâm lý và điều trị thuốc

 

Dành thời gian cho bản thân: dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tham gia hoạt động nào đó khiến cho mình cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu như tập thể dục (bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông,...), tùy vào tình trạng sức khỏe mà bạn nên chọn một môn thể thao phù hợp. Hoạt động này rất cần thiết và ích lợi cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu.

Ngoài ra, còn có giải pháp khác như chăm sóc giấc ngủ; tránh các đồ ăn, thức uống chứa caffein hoặc chất kích thích,… có khả năng gây mất ngủ; tập luyện các bài tập hít thở sâu,...

Những giải pháp trên sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, không có biện pháp chung nào cho tất cả trường hợp người bệnh, có người phù hợp với cách này, có người phù hợp với cách khác. Vì vậy bạn nên nghiên cứu và tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp với mình hoặc có thể tìm đến các bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. 

Kết luận

Người bị bệnh rối loạn âu lo nên có những biện pháp điều trị sớm để mang lại hiệu quả cao. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, những tác động của rối loạn âu lo sẽ ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ xung quanh, cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các tình trạng bệnh lý khớp với mô tả, bạn nên tìm đến các Bác sĩ để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc và đưa ra những biện pháp, liệu trình phù hợp nhất. MEDIGO cung cấp dịch vụ tư vấn online với đội ngũ Bác sĩ chuyên nghiệp đa dạng các chuyên khoa cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được ưu đãi bất ngờ.


 

Đánh giá bài viết này

(3 lượt đánh giá).
5.0
1 star2 star3 star4 star5 star

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm


Nguồn tham khảo

  • Nguồn tổng hợp -

    Ngày truy cập: 16/04/2024