Có nên cho trẻ uống thuốc khi bị ho đêm không?
Ngày cập nhật
1. Làm gì khi trẻ bị ho đêm?
Ho không phải là bệnh, đó chỉ là triệu chứng của một số bệnh như viêm mũi, viêm phổi, bão hòa, dạ dày hoặc triệu chứng kích thích bên ngoài. Khi trẻ ho nhiều, đặc biệt là ho về đêm sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ. Thông thường, các bác sĩ tập trung vào điều trị nguyên nhân và khi nguyên nhân được giải quyết, cơn ho sẽ tự động tắt.
Ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống ngủ nghỉ của trẻ
Trong nhiều trường hợp, ho còn là phản ứng có lợi để làm thông đường hô hấp, làm sạch đờm, dị vật… Nếu tình trạng ho kéo dài và ho ra máu cản trở hoạt động của trẻ thì cần có sự can thiệp của bác sĩ. Vì vậy, khi trẻ ho, cha mẹ không nên lo lắng thái quá như nhanh chóng cho trẻ uống thuốc để cầm cơn ho. Để giảm ho cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giảm ho không dùng thuốc như sau:
1.1 Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% rửa mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Điều này giúp loại bỏ các dịch nhầy, các hạt bụi bẩn, cân bằng sinh lý niêm mạc mũi của trẻ. Thường xuyên vệ sinh mũi còn giúp trẻ giảm nghẹt mũi và có thể giảm thiểu ho, giúp loại bỏ nước mũi chảy xuống làm chặn đường thở.
Rửa mũi cho trẻ trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý
1.2 Cho trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước là rất quan trọng không chỉ khi bị bệnh. Việc uống đủ nước giúp đường hô hấp của trẻ luôn đủ độ ẩm cần thiết, có thể làm giảm ho cho trẻ.
Lưu ý, nếu trẻ không sử dụng các thực phẩm nhiều nước, ví dụ như sữa, thì các bậc cha mẹ nên cho bé uống nước nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho các bé uống nước ép để bổ sung thêm chất và vitamin. Tránh các đồ uống có ga và các trái cây gây kích ứng cổ họng.
1.3 Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm giữ cho không khí trong phòng đủ độ ẩm, không bị khô, giúp giảm tiết dịch nhầy, do đó làm cải thiện tình trạng ho nhiều, giúp bé ngủ ngon hơn.
1.4 Giữ ấm cho trẻ
Một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng ho của trẻ chính là bị lạnh. Vì vậy cần phải giữ ấm cho trẻ khi ngủ, đặc biệt là các vùng đầu, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng.
1.5 Điều chỉnh tư thế khi ngủ
Cách gối đầu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ho nhiều ở trẻ, đặc biệt là ho có đờm. Nếu gối đầu quá thấp trong tư thế nằm ngửa thì chất nhầy và dịch mũi sau sẽ chảy về phía cổ họng gây kích thích khiến trẻ bị ho. Ngoài ra, tư thế nằm ngửa cũng gây khó khăn cho quá trình thở và gây ho. Vì vậy, cha mẹ kê cao đầu vừa đủ và cho bé nằm nghiêng khi ngủ có thể sẽ giúp bé giảm ho.
1.6 Sử dụng mật ong
Mật ong là sản phẩm được sử dụng giảm ho hiệu quả đã có từ xa xưa. Trong mật ong không chỉ chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa mà còn an toàn, không lo tác dụng phụ.
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, không được dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi do hệ tiêu hóa trên trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, dễ có nguy cơ bị ngộ độc, gây nguy hiểm tính mạng của trẻ.
2. Có nên cho trẻ uống thuốc khi bị ho đêm không?
Theo các chuyên gia, hầu hết các loại thuốc ho không kê đơn thường không có tác dụng như mong muốn và không an toàn với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây hậu quả xấu và nguy hiểm cho sức khỏe trẻ, nhất là một số thuốc ho có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ và nguy cơ quá liều khi sử dụng với các loại thuốc điều trị khác.
Vậy khi trẻ ho nhiều về đêm và kèm theo một số triệu chứng khác thì các bậc cha mẹ nên ghi lại các triệu chứng cùng tần suất ho của trẻ. Sau đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý mua thuốc ho cho trẻ sử dụng tại nhà.
Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp
Khi trẻ nhỏ đã được 6 tuổi, các bậc cha mẹ có thể đến nhà thuốc mua thuốc ho cho trẻ. Tuy nhiên, cần phải mô tả rõ ràng triệu chứng cho dược sĩ đứng quầy và cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của dược sĩ.
Lưu ý:
- Liều lượng của thuốc phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Không dùng 2 loại thuốc trở lên trong cùng một thời điểm do có thể gây quá liều lượng, tăng tác dụng không mong muốn
3. Một số loại thuốc trị ho đêm cho trẻ
3.1 Nhóm giảm ho trung ương
Codein
Codein thuộc nhóm thuốc giảm ho trung ương gây ức chế trực tiếp trung tâm ho. Dùng codein trong các trường hợp ho khan, ho gây mất ngủ.
Lưu ý, không dùng Codein cho trẻ em dưới 12 tuổi, người mắc bệnh gan, suy hô hấp, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thuốc có thể gây nghiện, nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị ho Terpin Codein
Dextromethorphan
Dextromethorphan có tác dụng tương tự Codein, cũng ức chế trung tâm ho nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. dextromethorphan được sử dụng để điều trị ho khan, ho gây mất ngủ.
Lưu ý, không dùng Dextromethorphan cho trẻ em dưới 2 tuổi, người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp. Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị ho Dextromethorphan
3.2 Nhóm thuốc long đờm, làm loãng đờm
Nhóm thuốc long đờm có tác dụng làm loãng dịch đờm, giúp trẻ em sẽ dễ dàng ho khạc hơn. Nên sử dụng nhóm thuốc long đờm cho trẻ có triệu chứng ho có đờm, ho chỉ ở mức độ nhẹ, vài lần trên giờ, trẻ vẫn ngủ ngon và không bị ảnh hưởng nhiều nhưng khó khạc đờm ra. Một số thuốc thuộc nhóm này là acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazino,...
Lưu ý, không được lạm dụng nhóm thuốc long đờm do có thể làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày. Thuốc long đờm không có tác dụng điều trị và dứt điểm cơn ho. Nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.3 Nhóm thuốc kháng Histamin
Nhóm thuốc kháng Histamin có tác dụng chống dị ứng, làm dịu cơn ho cho trẻ, đặc biệt là ho dị ứng. Một số thuốc thuộc nhóm kháng Histamin là alimemazin, diphenhydramin, clopheniramin,...
Lưu ý, nên dùng vào ban đêm do nhóm thuốc này gây buồn ngủ. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc
4.1 Lưu ý khi lựa chọn thuốc điều trị ho sử dụng cho trẻ
- Đối với trẻ có triệu chứng ho khan, ho dữ dội, ngứa họng nhưng không chảy nước mũi thì chỉ nên dùng một loại thuốc ho. Cha mẹ có thể cho trẻ vệ sinh mũi họng và sử dụng thêm siro trị ho.
- Đối với trẻ có triệu chứng ho có đờm, nếu chỉ ở mức độ nhẹ, vài lần trên giờ, trẻ vẫn ngủ ngon và không bị ảnh hưởng nhiều nhưng khó khạc đờm ra thì có thể sử dụng nhóm thuốc long đờm.
- Đối với trẻ có triệu chứng ho kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi thì sử dụng nhóm thuốc chống ngạt mũi và nhóm thuốc kháng Histamin. Nhóm thuốc chống ngạt mũi giúp giảm tiết dịch nhầy, hạn chế tình trạng sưng viêm của mạch máu, niêm mạc vùng xoang và cổ họng. Từ đó làm giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ.
- Không dùng thuốc ho có bất kì thành phần hoạt tính nào cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ định của bác sĩ vì các trường hợp này cần cân nhắc giữa lợi ích của thuốc và tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Chỉ sử dụng kết hợp thuốc ho cùng với các nhóm thuốc khác khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
4.2 Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc ho
- Cần quan sát kĩ lưỡng, chặt chẽ các biểu hiện của trẻ nhỏ khi dùng thuốc. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường thì phải liên hệ với bác sĩ ngay để xử trí kịp thời.
- Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng như chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tùy ý sử dụng dẫn đến quá liều và các tác dụng không mong muốn.
- Ưu tiên áp dụng các biện pháp giảm ho không sử dụng thuốc trước.
Medigo app vừa chia sẻ một số thuốc điều trị ho đêm cho bé. Hy vọng với nội dung bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích khi trẻ em nhà bạn bị ho, đặc biệt là ho về đêm.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm