Những điều cần biết về thuốc trị hen suyễn
Ngày cập nhật
BS.CKI TRƯƠNG VĨNH THÁI
Đã kiểm duyệt ngày 08/03/2024
Chuyên khoa: Đa khoa-Nội tổng quát-Thận tiết niệu
Thông tin tổng quan về bệnh hen suyễn
Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mạn tính của phổi. Bệnh lý gây ra bởi phản ứng quá mức của đường hô hấp với 1 tác nhân bất kỳ làm đường thở bị viêm và co thắt khiến người bệnh khó thở. Nếu không kiểm soát hen suyễn tốt, bệnh trở nặng có thể gây khó khăn khi nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị hen phế quản hoàn toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống cải thiện hơn.
Hen suyễn là bệnh mãn tính của phổi gây ra bởi phản ứng quá mức của ống hô hấp với các nhân gây dị ứng
Mọi dị nguyên (tác nhân lạ đối với cơ thể) đều có thể gây ra hen suyễn. Trong đó, các dị nguyên phổ biến nhất là: phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, mạt nhà, mùi nước hoa, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, dị ứng thời tiết, cảm xúc thay đổi bất ngờ hay các chất có trong thực phẩm như tôm, cua, bia, rượu và một số loại thuốc.
Bệnh hen suyễn gây ra cơn hen phế quản cấp tính với các biểu hiện như:
- Tiền triệu: Khi mới tiếp xúc với dị nguyên, đường thở người bệnh xảy ra những biểu hiện như: ho, hắt hơi, ngứa họng, sổ mũi.
- Xuất hiện cơn hen suyễn điểm hình như: khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, ho không ngừng, khó nói chuyện, lo lắng, đổ mồ hôi, tím tái, co kéo cơ hô hấp phụ,... Cơn hen suyễn có thể kết thúc bằng việc ho nhiều nhiều đờm hoặc diễn tiến nặng hơn gây suy hô hấp.
Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn:
- Di truyền: Người có cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh hen suyễn thường có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử nhiễm virus: Những người có tiền sử nhiễm virus nghiêm trọng lúc nhỏ tuổi như RSV thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trong tương lai.
- Giới tính: Trẻ nam có nguy mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ nữ và người lớn là nữ giới có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn nam giới.
Phân loại thuốc dành cho bệnh hen suyễn
Người mắc bệnh hen suyễn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý và điều trị bằng việc sử thuốc đúng cách. Người bệnh cần cắt các cơn hen cấp và sử dụng thuốc điều trị nhằm kiểm soát cơn hen xảy ra.
Thuốc điều trị cơn hen cấp
Khi người bệnh hay người chăm sóc phát hiện cơn hen cấp, cần nhanh chóng sử dụng thuốc ngay để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tối ưu. Các thuốc dùng trong cơn hen cấp gồm:
- Thuốc giãn phế quản: Thuốc được sử dụng nhằm làm giãn cơ co thắt xung quanh khí phế quản. Thuốc thường được dùng dưới dạng xịt định liều hoặc phun sương. Thuốc thương dùng để cắt cơn hen cấp là thuốc chủ vận beta tác dụng nhanh như: salbutamol, Fenoterol, Terbutaline hoặc dùng thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh. Loại thuốc xịt định liều cần theo chỉ định, theo dõi và xịt tiếp sau 20 phút nếu cơn hen chưa cải thiện. Nếu bệnh nhân diễn tiến nặng hãy xịt thuốc và đưa tới bệnh viện cấp cứu.
- Corticoid đường uống hoặc tiêm: Thường sử dụng nếu cơn hen diễn tiến nặng và không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
Thuốc Ventolin chứa thành phần salbutamol giúp cắt cơn hen phế quản cấp
Thuốc kiểm soát hen
Thuốc kiểm soát hen được sử dụng liên tục nhằm kiểm soát sự xuất hiện của cơn hen cấp tính. Các thuốc kiểm soát hen phổ biến là:
- Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: Thuốc thường dụng dưới dạng uống nhằm dự phòng cơn hen. Thuốc thường dùng là thuốc chủ vận beta 2 tác dụng kéo dài như Ciclesonide, salmeterol, formoterol,... hay thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như theophylin, tiotropium.
- Thuốc corticoid dạng hít: Thuốc được dùng nhằm điều trị tình trạng viêm đường thở giúp đường thở mở thông. Một số loại thuốc thường dùng là: beclomethasone, ciclesonide, budesonide, flunisolide, mometasone, fluticasone.
- Thuốc kháng leukotriene: Thuốc sử dụng để điều trị tình trạng hen suyễn dài hạn giúp ngăn chặn Leukotrienes, các yếu tố trong cơ thể có thể gây cơn hen suyễn hay co thắt phế quản. Bạn cần sử dụng thuốc mỗi ngày. Các Leukotriene phổ biến hiện nay là Montelukast, Zafirlukast...
- Thuốc sinh học: Thuốc hen suyễn sinh học là giải pháp điều trị cho những bệnh nhân hen suyễn nặng nhưng không đáp ứng với các thuốc kiểm soát cơn hen khác (mặc dù đã sử dụng đúng cách). Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc như Omalizumab. Bạn dùng thuốc này dưới dạng tiêm mỗi 2 – 4 tuần.
Giúp kiểm soát bệnh hen suyễn
Việc sử dụng các loại thuốc kiểm soát cơn hen dâu lài được sử dụng hàng ngày nhằm giảm tần suất và mức độ lên cơn hen cấp tính. Nếu gặp những cơn hen cấp tính, bạn cần sử dụng ngay thuốc cắt cơn hen. Chính vì vậy, mỗi người mắc bệnh hen đều cần sử dụng đồng thời 2 loại thuốc điều trị hen. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đúng các loại thuốc nhằm phát huy hiệu quả tối ưu.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc hen suyễn
Khi sử dụng thuốc suyễn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên sử dụng thuốc hen suyễn trước khi đi ngủ để tránh lên cơn hen cấp tính khi ngủ.
- Khi sử dụng thuốc trị hen dạng ống hít cần tìm hiểu cách dùng đúng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc nhân viên phân phối.
- Súc miệng bằng nước ấm sau khi xông để giảm tình trạng khô miệng và khô họng.
- Không lạm dụng thuốc cắt cơn hen quá nhiều. Nếu tình trạng hen cấp xuất hiện với tần suất lớn thì việc sử dụng thuốc kiểm soát hen chưa thực sự hiệu quả. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết, cụ thể.
Sử dụng thuốc điều trị hen đúng cách đảm bảo phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng
Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc hen suyễn
Hầu hết các loại thuốc trị hen suyễn đều có tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác nhau dù sử dụng chung loại thuốc điều trị. Chính vì vậy, mỗi bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc và khi gặp các tác dụng phụ. Tác dụng phụ của thuốc hen suyễn thường gặp nhất là:
- Đau đầu
- Ngạt hoặc chảy nước mũi
- Khàn tiếng
- Nhịp tim nhanh
- Viêm họng
- Buồn nôn
- Đau khớp
- Chóng mặt,..
Mua Online thuốc điều trị hen suyễn tại Medigo App
Medigo cung cấp rất đa dạng các loại thuốc trị hen với chất lượng đến từ hơn 1.000 nhà thuốc có chứng nhận GPP. Khi mua sản phẩm tại Medigo App bạn hoàn có thể lựa chọn các loại thuốc theo đúng nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, tại Medigo, các bác sĩ và dược sĩ luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc 24/24 giúp bạn lựa chọn những loại thuốc cho đáp ứng điều trị tốt nhất.
Medigo - Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tiện lợi tại nhà
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến về cách sử dụng thuốc điều trị hen suyễn cũng như chế độ sinh hoạt hợp lý đối với người bệnh:
Thuốc có tác dụng gì trong quá trình điều trị hen suyễn?
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được sử dụng nhằm điều trị hen suyễn như nhóm Corticosteroid, Bronchodilator, Anticholinergic, Leukotriene modifiers, kháng histamin,... giúp cắt cơn hen cấp và kiểm soát tình trạng lên cơn hen.
Thuốc có tác dụng phụ, dị ứng nào không?
Các loại thuốc điều trị hen suyễn có thể gây các tác dụng phụ và dị ứng như:
- Corticosteroid: Tăng cân, sụt giảm độ mật độ xương, tăng huyết áp, loét dạ dày, rối loạn giấc ngủ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bronchodilator: Cơ thể bồn chồn, tăng nhịp tim, rung cơ, loạn nhịp tim và đau đầu.
- Anticholinergic: Có thể gặp tình trạng khô miệng, buồn nôn, chóng mặt và mất trí nhớ.
- Leukotriene modifiers: Tác dụng phụ khá hiếm gặp, tuy nhiên có thể các vấn đề như đau đầu, buồn nôn và ảnh hưởng đến chức năng gan.
Thuốc cần phải dùng trong bao lâu thì có thể chữa khỏi hen suyễn?
Thực tế, hen suyễn là bệnh mãn tính của phổi và không có thuốc điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị đúng đắn, các triệu chứng của hen suyễn có thể được kiểm soát và giảm thiểu.
Thời gian điều trị hen suyễn phụ thuộc vào mức độ nặng bệnh và phản ứng của bệnh nhân với liệu pháp. Thông thường, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc kiểm soát hen suyễn thường xuyên nhằm giảm triệu chứng và phòng ngừa các cơn hen cấp tái phát. Việc sử dụng thuốc có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách, bệnh nhân cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và thực hiện các bài tập thở để giúp cải thiện chức năng phổi.
Thuốc có tương tác không khi dùng cùng với các loại thuốc khác?
Thuốc điều trị hen suyễn có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào đều cần thông tin ngay đến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn hợp lý nhất.
Có cần phải tuân thủ chế độ ăn uống, lối sống nào khi dùng thuốc điều trị hen suyễn?
Bạn cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh như:
- Bổ sung các chất xơ, trái cây, ngũ cốc để cái thiện đường tiêu hóa
- Không ăn những bữa quá no gây áp lực lớn đến phổi
- Không sử dụng các chất kích thích, tránh xa các tác nhân gây dị ứng
- Tập thể dục đều đặn, tập thở đúng cách
- Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có cần phải kê đơn mới được mua thuốc hen suyễn
Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn cần được kê đơn bởi bác sĩ. Bởi với từng tình trạng cần sử dụng thuốc khác nhau và mỗi cơ thể người bệnh đều cho những tác dụng phụ khác nhau.
Có cần phải tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc hay không?
Việc tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị hen là điều cần thiết. Mỗi người bệnh đều có tình trạng bệnh khác nhau và đáp ứng điều trị với từng thuốc khác nhau. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hen suyễn là bệnh lý cấp tính chưa thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý và sử dụng thuốc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Hy vọng, những chia sẻ của Medigo sẽ giúp bạn nắm được một số thông tin chung nhất về hen suyễn và các thuốc điều trị hen suyễn.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán y khoa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần được tư vấn, liên hệ đội ngũ Bác sĩ của chúng tôi thông qua HOTLINE hoặc ứng dụng MEDIGO.
Trải nghiệm ngay các tiện ích trên ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa MEDIGO. Tải App TẠI ĐÂY.
Đánh giá bài viết này
(8 lượt đánh giá).Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm